Hà thủ ô – 1 vị thuốc chữa bệnh truyền thống 

Góp mặt trong nhiều bài thuốc trị bệnh, hà thủ ô được đông đảo người dân biết đến. Có nhiều lời đồn đoán về loại cây này như thủ ô trị bệnh ung thư, cây hà thủ ô dùng làm thuốc trị xương khớp,…Dù chưa có bằng chứng xác thực nhưng hiệu quả mà loại thảo dược này mang lại là không thể bác bỏ. Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu ngay về hà thủ ô qua bài viết dưới đây nhé!

Đặc điểm của cây hà thủ ô 

Hà thủ ô
Cây hà thủ ô

Hà thủ ô là gì? 

Cây hà thủ ô rừng là loại cây thân mềm, được dân gian gọi bằng nhiều tên khác nhau như tiên thảo, đằng sâm. Thân cây được bao bọc bởi một lớp vỏ xanh tím, mọc cuốn vào nhau. Rễ dạng củ màu nâu đỏ trông khá giống củ khoai lang. Lá hình mũi tên, dài 5 – 8cm, rộng 3 – 4cm, hoa thủ ô có màu trắng mọc ở đầu cành hoặc nách lá. Quả của loài cây này trông khá nhẵn bóng và nằm trong bao hoa.

Với sự phân bổ cây thủ ô ở nhiều nước như hiện nay ta có thể được môi trường ưa thích của chúng là các nước cận nhiệt đới và nhiệt đới. Trong đó phổ biến nhất là  Trung Quốc, Bắc Lào, Việt Nam, Nhật Bản và Ấn Độ. Dù ở nước ta lượng thủ ô có khá nhiều nhưng mấy năm trở lại đây ngày càng thưa thớt vì mức độ khai thác quá mức của người dùng.  

Nguồn gốc của cây hà thủ ô rừng

Nguồn gốc của hà thủ ô rừng
Cây hà thủ ô rừng

Thủ ô có xuất xứ từ Trung Quốc, và đây là vị thuốc dùng thường xuyên trong y học truyền thống của nước này. Theo nhiều ghi chép thì hà thủ ô được coi là một trong những thảo dược quan trọng nhất. Các hoạt chất của nó trị được nhiều chứng bệnh như đau đầu, tăng huyết áp, đau tim, đái tháo đường và viêm khớp. 

Một số loại thủ ô phổ biến hiện nay

Tỉ lệ trồng cây thủ ô ngày càng tăng cao, đặc biệt trồng nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang,…Cho đến hiện tại thì dược liệu này có 2 loại điển hình chính là hà thủ ô trắng và đỏ. Không chỉ khác nhau ở màu sắc mà tác dụng dược tính của nó cũng không giống nhau. Vì vậy chúng ta cần phân biệt rõ để sử dụng đúng cách và hạn chế nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Trong đó: 

  • Thủ ô đỏ: Là loại có nồng độ dược tính cao nhất với đặc điểm đặc trưng là tính ôn, vị chát, ngọt và đắng. Dù vỏ ngoài của củ hà thủ ô là màu đen nhưng khi bổ đôi thì bên trong lại có màu đỏ
  • Thủ ô trắng: Hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn loại thủ ô đỏ. Số lượng cây này ngày càng ít vì không được con người nuôi trồng mà chủ yếu là mọc hoang. Khác với loại trên, cả lớp vỏ bên ngoài và bên trong của nó đều mang một màu trắng ngà bắt mắt

Tại sao nên dùng thủ ô để trị bệnh

 thủ ô để trị bệnh
Tại sao nên dùng thủ ô?

Dù là một loại cây thiên nhiên nhưng thủ ô có tác dụng chữa bệnh khá tốt. Rất nhiều bệnh nghiêm trọng đã có chuyển biến tốt sau khi dùng thủ ô. Tuy nhiên đây không phải là một vị thuốc thần kỳ có công năng trị bách bệnh. Vì vậy  bạn nên tham khảo ý kiến từ các lang y hoặc bác sĩ để nhận được lời khuyên và tư vấn tốt nhất. 

Giá trị dinh dưỡng trong củ hà thủ ô

Cứ một củ thủ ô nguyên chất mới được đào lên sẽ mang trong mình hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Và con số này sẽ được tăng lên khi trải qua quá trình điều chế. 

Lượng dinh dưỡng vốn có:

  • 7,68% tannin
  • 0,25% anthraquinon 
  • 0,8058% dẫn chất anthraquinon toàn phần

Hàm lượng dưỡng chất sau khi chế biến: 

  • 1,7% anthraglycosid
  • 1,1% proti
  • 45,2% tinh bột
  • 3,1% lipid
  • 4,5% chất vô cơ,
  • 6,45g các chất tan trong nước, lecithin, rhaponticin 

Tác dụng đối với sức khoẻ của thủ ô đỏ

Tác dụng của thủ ô đỏ
Thủ ô đỏ có tác dụng gì?

Ít có loại thảo dược nào đa công năng như hà thủ ô. Mỗi một bộ phận lại có một tác dụng khác nhau. Thân và lá thủ ô có khả năng giúp an thần, dễ ngủ, giải tỏa stress, căng thẳng và hỗ trợ chống suy nhược thần kinh cùng đau nhức toàn thân. Còn rễ củ thì đắng chát hơn, nhờ tính ôn loại củ này trị được nhiều căn bệnh. Cụ thể là chống táo bón, xuất huyết, xơ vữa động mạch, tình trạng di tinh ở nam giới và còn giúp bổ huyết. 

Ngoài ra còn rất nhiều lợi ích khác mà con người có thể nhận lại sau quá trình kiên trì sử dụng thủ ô trị bệnh: 

  • Hoạt chất thủ ô giúp giảm cholesterol xấu, cải thiện lưu thông máu, điều hòa huyết áp giúp bảo vệ tim mạch khỏi các bệnh như đột quỵ, suy tim
  • Thanh lọc và loại bỏ các chất độc hại gây ảnh hưởng đến gan. Giúp bệnh nhân ngăn chặn bệnh viêm gan, ung thư gan và xơ gan
  • Hỗ trợ giảm đau và chống viêm, đặc biệt là tình trạng viêm khớp, viêm phế quản, viêm xoang và viêm da
  • Giúp chức năng não bộ được hoạt động tốt hơn, nhờ vậy mới cải thiện được trí nhớ và nâng cao sự tập trung 

Mặc dù những thành phần trong hà thủ đều có công dụng đối với con người nhưng không phải ai cũng dùng được. Nếu không may gặp phải một số thành phần kiêng kỵ còn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ như tiêu chảy, đau bụng. 

>> Tìm hiểu thêm tác dụng của hà thủ ô

Một số bài thuốc dùng hà thủ ô

  • Trị nôn mửa: Sắc thuốc thủ ô đỏ, đan sâm và trân châu
  • Trị mất ngủ, suy nhược thần kinh: Đun lấy nước thủ ô, sa sâm, quy bản và bạch thược dược
  • Trị đau nhức xương khớp: Sắc lấy nước uống gồm các nguyên liệu hà thủ ô, bạch linh, ngưu tất, đương quy, thỏ ty tử, phá cố chỉ
  • Trị đau đầu, chóng mặt: Sử dụng hà thủ ô, sinh địa, huyền sâm, bạch thược, liên thảo, sa uyển, hy thiêm thảo, tang ký sinh và ngưu tất
  • Trị sốt rét: Hà thủ ô sống, sài hồ, đậu đen
  • Trị chứng sinh lý yếu: Chỉ cần uống nước hà thủ ô nguyên chất

Hướng dẫn dùng hà thủ ô đúng cách, đúng bệnh

Hướng dẫn dùng hà thủ ô
Hướng dẫn dùng hà thủ ô đúng cách

Công thức chế biến

Đa số mọi người thường dùng thủ ô đã chế biến sẵn, vì quy trình khó khăn cùng đặc tính dễ dẫn đến tác dụng phụ nên không khuyến khích mọi người tự làm tại nhà. Tuy nhiên điều này không mang tính tuyệt đối, chỉ cần bạn thực hiện đúng quy trình sau đây là đã có thể tự tay chế biến thủ ô thành nhiều sản phẩm dùng trong đời sống hằng ngày. 

  • Mang củ thủ ô đi rửa sạch và cạo hết lớp vỏ bên ngoài
  • Chuẩn bị 1 thau nước vo gạo và ngâm thủ ô trong vòng 1 ngày
  • Sau đó lấy thủ ô ra thái thành miếng, bỏ hết lõi bên trong rồi đem chưng cách thuỷ với đậu đen
  • Thực hiện chưng liên tục trong vòng 9 lần để loại bỏ hết độc tố tiềm ẩn bên trong

Ngoài cách làm trên thì chúng ta cũng có thể tự ngâm thủ ô với rượu. Và một bình rượu chất lượng cần có đủ nguyên liệu gồm rượu, thủ ô khô, đậu đen xanh lòng và nước vo gạo. Hãy rang xơ đậu đen và bỏ vào bình đã đựng sẵn hà thủ ô. Đổ rượu ngập nguyên liệu rồi ngâm trong vòng 6 tháng thì mang ra sử dụng. 

Liều dùng

Thủ ô là một vị thảo dược vừa tốt lại vừa nguy hiểm. Nếu dùng thủ ô tươi, cơ thể rất dễ bị nhiễm độc tố và nhận phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó để hạn chế tình trạng táo bón, tiêu chảy thì nên dùng loại đã được sấy khô và canh chỉnh đúng liều lượng. Liều lượng sử dụng cho mỗi cơ thể là khác nhau, phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh và khả năng chịu đựng của cơ thể. 

  • Dùng cho đối tượng có tóc bạc sớm: Uống liên tục trong vòng 3 tháng, mỗi ngày không vượt quá 4 gram thủ ô
  • Dùng cho người thiếu máu: Dùng liên tục trong vòng 1 tuần, 2 – 4 gram mỗi ngày
  • Dùng cho nam giới bị yếu sinh lý: Sử dụng tối đa 20 ngày trở lại

Một số vấn đề liên quan đến cây thủ ô

Một số vấn đề về cây thủ ô
Các vấn đề liên quan đến hà thủ ô

Hà thủ ô có tác dụng phụ gì? 

Tiêu chảy

Tình trạng này thường xảy ra khi dùng trực tiếp thủ ô tươi chưa qua chế biến sạch sẽ. Làm cơ thể hấp thụ thêm một số hoạt chất gây co bóp đường ruột và tăng tiết chất nhầy ở dạ dày. Khi dùng quá nhiều vô tình làm cho đường tiêu hóa bị rối loạn. 

Làm tay chân mất cảm giác 

Đi đôi với khả năng giúp nhuận tràng là nguy cơ ngăn cản cơ thể hấp thụ kali của hà thủ ô. Hàm lượng điện giải bên trong sẽ bị rối loạn và phát sinh cảm giác mệt mỏi, vô lực, thiếu sức sống. 

Gây nên bệnh ung thư gan

Dưới tác động của hàm lượng hoạt chất thủ ô mỗi ngày trong suốt thời gian dài, gan sẽ bị nhiễm độc tố và biểu hiện bằng nhiều biến chứng nghiêm trọng. Điều đáng nói ở đây là nguy cơ phát sinh ra bệnh ung thư gan và làm tăng tỉ lệ tử vong ở người dùng. 

Hà thủ ô kiêng kỵ với gì? 

Theo nghiên cứu từ phía đông y thì những thực phẩm có tính nóng thì không nên dùng chung với hà thủ ô. Đặc biệt là hành, tỏi, củ cải, gừng, hạt tiêu, ớt. Nhóm thực phẩm này sẽ làm dưỡng chất trong dược liệu bị biến mất và không mang đến giá trị nào cho cơ thể. 

Dùng thủ ô có nóng không? 

Thủ ô
Thủ ô có tính nóng

Câu trả lời là có. Bởi lẻ bản chất đặc trưng của loại thảo dược này là tính ôn, dùng càng nhiều sẽ gây ra cảm giác nóng bức. Đây cũng là lý do mà chúng ta nên tránh những thực phẩm cay nóng. Khi cảm thấy cơ thể bị nóng quá mức chịu đựng thì nên ngưng sử dụng và chờ đến khi cơ thể trở lại bình thường. Không quên điều chỉnh lại liều lượng sử dụng. 

Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tránh được tình trạng dị ứng, bị tác dụng phụ khi dùng hà thủ ô. Đây là một loại thảo dược đáng để ta sử dụng, tuy nhiên cần biết kiểm soát tốt liều lượng và không được dùng quá đà. Để biết thêm nhiều bí kíp nâng cao sức khoẻ khác thì có thể truy cập vào địa chỉ dưới đây.

Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International

Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 090 626 9190
Website: https://befresh.vn/
Gmail: info@thucphamviet.vn
Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ Việt

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart