Trái nhàu- Vị thuốc quý chữa nhiều loại bệnh

Một trong những loại quả tự nhiên được dân gian sử dụng làm thuốc chữa bệnh chính là trái nhàu. Tuy nhiên loại quả này đang dần bị lãng quên và dần khan hiếm vì số lượng cây nhàu hiện nay rất là ít. Dù vậy Việt Fresh vẫn khuyên bạn nên dùng trái nhàu thường xuyên hơn. Để hiểu lý do tại sao thì cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

Giới thiệu về quả nhàu

quả nhàu
Trái nhàu sống

Nguồn gốc hình thành

Hiện tại thì chưa có thông tin chính xác nào về nguồn gốc của cây nhàu. Tuy nhiên một số tài liệu khoa học về cây nhàu đã công bố và được mọi người đồng tình lần đầu tiên vào năm 1753. 

Cây nhàu có tên tên khoa học là Morinda Citrifolia, thuộc nhóm thực vật cà phê. Môi trường sống ưa thích là ở các vùng khí hậu nhiệt đới và ôn đới. Vì Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chúng thường phát triển ở bờ sông suối, ao hồ tại khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Trung Bộ.

Đặc điểm thực vật 

Cây nhàu sở hữu đặc điểm thực vật đặc trưng, riêng biệt và dễ dàng nhận biết:

  • Thân cây cao 4m – 8m, vỏ màu xanh lục phân thành các tán nhỏ
  • Lá cây hình bầu dục uốn lượn, gồm nhiều gân lông chim rõ nét trên bề mặt trên của lá, phía dưới lại có gân nổi
  • Hoa cây nhàu nở theo từng cụm thuộc loại lưỡng tính và có màu trắng
  • Quả nhàu thuộc dạng quả hạch kép, vỏ bên ngoài có vẻ nhiều mắt và đây cũng là nơi mà hoa sẽ bắt đầu mọc ra. Khi còn non trái nhàu có màu xanh, càng già thì màu vỏ càng đổi thành màu vàng. Bên trong chứa phần thịt ăn được nhưng có mùi hơi khai nên ít người thích loại quả này
  • Ngoài quả thì phần rễ cũng được sử dụng, đây là loại rễ cọc, được thu hoạch vào mùa đông để đảm bảo phần dưỡng chất. Sau đó phơi khô hoặc thái mỏng để sử dụng

Thành phần dinh dưỡng của trái nhàu b 

Không phải ngẫu nhiên mà quả nhàu được các chuyên gia khuyên dùng. Bởi lẽ hàm lượng dinh dưỡng bên trong của nó khá dồi dào. Ấn tượng nhất là các chất chống oxy hóa, bên cạnh đó còn có: 

  • Calo
  • Carbs
  • Protein
  • Chất béo
  • Đường
  • Vitamin C
  • Biotin
  • Folate (vitamin B9)
  • Magiê
  • Kali
  • Canxi
  • Vitamin E

Tác dụng đối với sức khỏe

Trái nhàu có nhiều tác dụng
Bên trong quả nhàu nhiều thành phần dinh dưỡng

Trái nhàu có tác dụng gì? Đây cũng là thắc mắc của khá nhiều người. Trong đông y, quả nhàu có vị chát giúp lợi tiểu, điều kinh, hoạt huyết. Vì vậy phù hợp để chữa bệnh táo bón, rối loạn kinh nguyệt, bí tiểu, hen suyễn, tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, thịt quả cũng có rất nhiều công dụng tuyệt vời. 

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Theo nghiên cứu, nước ép nhàu có khả năng duy trì sức khỏe tim mạch. Dựa trên cơ chế hỗ trợ lưu lượng máu, điều hòa huyết áp giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Bên cạnh đó, một thông tin khác đến từ Đại học Y khoa Illinois, Rockford, Hoa Kỳ cho rằng trái nhàu sẽ giúp giảm mức cholesterol LDL, tổng hàm lượng cholesterol, homocysteine có lợi cho cơ thể. 

Hỗ trợ trị đau nhức xương khớp

Có lẽ đây là tác dụng quan trọng nhất giải thích được lý do vì sao loại quả này lại xuất hiện nhiều trong bài thuốc đông y. Các loại nước chiết xuất từ quả nhàu giảm nhanh tình trạng sưng viêm, đau nhức của xương khớp. Tác dụng này ngang hàng với một số vị thuốc giảm đau được bày bán trên thị trường. 

Trái nhàu trị bệnh đái tháo đường

Trái nhàu chín có ác dụng trị bệnh
Quả nhàu trị tiểu đường

Quả nhàu có trị bệnh tiểu đường hay không? Đáp án sẽ là có nhưng chỉ ở mức hỗ trợ. Do đó đối với bệnh nhân bị tiểu đường thì có thể cân nhắc đến việc uống nước ép trái nhàu để kiểm soát bệnh. Vì theo nhiều bằng chứng khoa học thì quả của cây nhàu giảm mức độ glycosylated hemoglobin, triglyceride huyết thanh, cholesterol lipoprotein nhưng lại tăng insulin. 

Bổ sung năng lượng, xua tan mệt mỏi

Nếu cơ thể bình thường không mắc bất kỳ vấn đề gì thì chúng ta cũng có thể dùng quả nhàu để bổ sung năng lượng. Qua việc ép thành nước uống, các chất dinh dưỡng sẽ chống lại sự suy nhược cơ thể, tăng cường khả năng thích nghi và chịu đựng. Hỗ trợ tốt trong công việc và đời sống hàng ngày. 

Đồng thời, kích thích lưu lượng máu đến não và giúp cải thiện trí nhớ, tăng độ minh mẫn.

Uống nước nhàu đẹp da

Khả năng kích thích sự sản sinh collagen giúp quả nhàu trở thành nguyên liệu làm đẹp hàng đầu của chị em phụ nữ. Đây là biện pháp thay da, giúp da ngăn ngừa sự hình thành nếp nhăn. Bổ sung chất kháng khuẩn, chống viêm chống lại tình trạng nổi mụn, dị ứng và nổi mề đay. 

Một số tác dụng khác

  • Hạ sốt
  • Tăng sức đề kháng
  • Bảo vệ, thanh lọc và thải độc gan
  • Giải tỏa stress
  • Giảm triệu chứng chuột rút
  • Chống ung thư
  • Bảo vệ da đầu không bị kích ứng 
  • Cải thiện chứng khó tiêu, táo bón

>> Xem thêm những căn bệnh được điều trị bằng trái nhàu

Hướng dẫn cách sử dụng trái nhàu trị bệnh, làm đẹp da

Quả nhàu khô giúp lam đẹp da
Quả nhàu khô

Dù mùi vị khá khó chịu nhưng muốn tốt cho sức khoẻ thì Befresh.vn khuyên bạn nên dùng trái nhàu, đặc biệt là trái còn tươi. Về cách dùng thì có khá nhiều và Việt Fresh cũng xin chia sẻ những cách dùng quả nhàu sau đây. 

Ăn trực tiếp

Cách ăn này đa số phổ biến ở miền Nam và người ta thường lấy trái nhàu tươi chấm muối để ăn. Sự kết hợp giữa vị chát và vị mặn sẽ giúp bạn quên đi mùi khó chịu đặc trưng của quả. Để đậm vị hơn thì nên rửa sạch và để ráo nước trước khi sử dụng. 

Cách làm nước ép trái nhàu

So với những công thức còn lại thì chắc chắn nước ép sẽ giúp bạn cảm thấy ngon miệng hơn. Bạn có thể biến tấu thành nhiều công thức, thêm nhiều nguyên liệu kết hợp. Tuy nhiên cần tìm hiểu kỹ để tránh việc kích ứng với quả nhàu khi dùng chung với nhau. 

Nguyên liệu:

  • Quả nhàu tươi
  • Mật ong 

Cách làm:

  • Đem quả nhàu đi rửa sạch và xay nhuyễn
  • Cho nước cốt vào một miếng vải sạch và tiến hành vắt mạnh tay để lấy nước cốt
  • Đổ nước ra ly, thêm mật ong vào và thưởng thức

Ngâm nhàu tươi với đường

Nhàu tươi ngâm với đường
Ngâm đường với nhàu

Độ ngọt của đường sẽ lấn át đi vị chát, mang lại những trái nhàu thơm ngon, ngọt lịm. Có thể ăn trực tiếp hoặc pha nước uống. Về công thức thực hiện thì không quá khó khăn, bên cạnh đó đây cũng là phương pháp bảo vệ quả nhàu lâu hơn mà mọi người nên dùng khi có quá nhiều. 

Nguyên liệu:

  • Trái nhàu tươi
  • Bình thủy tinh
  • Đường

Công thức thực hiện:

  • Đầu tiên là chuẩn bị những quả nhàu tươi ngon, mọng nước rồi mang đi rửa sạch
  • Bổ trái nhàu thành nhiều miếng, nêu muốn ngâm nhàu nhanh thì bổ mỏng còn lâu thì nên để y trái
  • Đặt nhàu vào bình, cứ 1 lớp quả nhàu sẽ đến 1 lớp đường. Thực hiện cho đến khi hết nguyên liệu
  • Đậy kín nắp, đặt nơi khô ráo, sử dụng sau 1 tháng 

Ngâm nhàu cùng mật ong

Tương tự như cách trên thay vì dùng đường thì ta có thể dùng mật ong. Tuy nhiên Việt Fresh khuyến cáo bạn nên dùng mật ong nguyên chất hơn là các chất ngọt khác. Vì độ ngọt của mật ong không gây hại, nó có nhiều chất chống oxy hóa giúp kháng khuẩn, chống viêm, bổ sung năng lượng và tăng cường sức khỏe. 

Ngâm trái nhàu với rượu

Rượu nhàu tăng cường sức khoẻ
Rượu nhàu

Rượu là một trong các nguyên liệu giữ vẹn nguyên tinh chất của trái nhàu. Rượu nhàu đậm vị có thể dùng trong các dịp lễ, giỗ chạp. Đây cũng là một vị thuốc ngăn chặn 1 số triệu chứng khó chịu của bệnh tại nhà. 

Chọn quả nhàu để ngâm rượu: 

  • Chọn quả vừa chín tới
  • Tránh dùng trái còn xanh sẽ cho ra mùi khá khó chịu và khiến rượu bị đục
  • Rửa sạch quả nhàu, để ráo rồi sau đó bổ ra làm đôi

Chọn bình ngâm: 

Dùng bình thuỷ tinh đã được rửa sạch và trụng sơ qua 1 lần với rượu. 

Chọn rượu:

Để thành quả đạt chất lượng thì rượu ngâm phải đạt 40 độ. 

Các bước thực hiện:

  • Chọn quả nhàu mới chín rồi mang đi sấy khô, không làm khô trực tiếp dưới ánh nắng hoặc sấy ở nhiệt độ quá cao
  • Bỏ nhàu lên chảo, vặn lửa nhỏ và sao vàng trước khi ngâm
  • Sau đó bỏ nguyên liệu vào bình, không quên cho them chuối hột, mật ong vào để mùi vị thơm ngon hơn
  • Ủ đủ 3 tháng thì mang ra sử dụng
  • Sử dụng mỗi ngày 1-2 chén, mỗi chén không vượt quá 30ml
  • Cách nhận biết một bình rượu chất lượng là phải có màu nâu đậm, mùi thơm và có vị hơi ngọt

Tác hại của trái nhàu

Trái nhàu chấm muối
Trái nhàu cũng có tác dụng phụ

Bất kì một loại quả thiên nhiên nào cũng điều có tác dụng phụ riêng của nó. Nhiều nguồn tin cho hay trái nhàu có tác dụng phụ nhưng mức độ ảnh hưởng không quá nghiêm trọng. Và thường xảy ra ở cơ địa nhạy cảm, đã có bệnh trong người, ví dụ như người bị bệnh về gan và bệnh mãn tính. Khi gặp một số loại thuốc kháng sinh như huyết áp, thuốc chống đông máu cũng sẽ làm nước ép nhàu gây ra một số nhược điểm. 

Trái nhàu giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Có thể ăn trực tiếp, ngâm rượu, ngâm mật ong nhưng chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh nó hoàn toàn vô hại. Do đó bạn nên sử dụng với liều lượng thích hợp. 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart