Dứa là một loại trái cây quen thuộc được dùng để làm nước ép. Nước ép dứa không chỉ có hương vị chua ngọt cuốn hút mà giá trị dinh dưỡng cũng vô cùng nổi bật. Có nhiều lời đồn đoán về khả năng chữa bệnh xoay quanh loại quả này. Cùng kiểm chứng xem có đúng hay không nhé!
Nước ép dứa là gì?
Đặc điểm của quả dứa
Dứa là một loại quả nhiệt đới với nhiều tên gọi khác nhau như khóm, thơm. Đặc trưng của loại này là nhiều mắt, dày thịt màu vàng, vị chua ngọt lẫn lộn. Giới khoa học đã công nhận bên trong mỗi quả dứa rất giàu vitamin và khoáng chất. Trong đo thành phần quyết định giá trị của thơm chính là enzyme bromelain.
Dưỡng chất của nước ép dứa
- Năng lượng
- Protein
- Chất béo
- Carbs
- Chất xơ
- Đường
- Mangan
- Đồng
- Vitamin: vitamin C, vitamin B6, vitamin B1, vitamin A
- Bromelain
Đối tượng không nên ăn dứa
- Người bị tổn thương dạ dày: Bromelain và vitamin C trong dứa dễ gây chứng buồn nôn, tiêu chảy, điều này làm triệu chứng viêm loét dạ dày thêm trầm trọng
- Người béo phì: Dứa rất nhiều đường sẽ khiến cơ thể bị tăng cân
- Bệnh nhân bị đái tháo đường: Bệnh đái tháo đường sẽ không thể chữa khỏi nếu dùng trái cây chứa nhiều đường
- Người rối loạn huyết áp: Ăn dứa khiến người bệnh nóng trong người, huyết áp tăng và đau đầu
- Người viêm mũi: Dứa làm rát miệng, lưỡi và ngứa cổ họng nên khiến bệnh viêm mũi họng có nguy cơ tái phát và nặng hơn
- Phụ nữ đang mang thai: Tăng nguy cơ sảy thai
- Ngoài ra những đối tượng đang dùng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu, và thuốc chống co giật cũng không nên ăn nhiều dứa
Nước ép dứa có tác dụng gì?
Nạp thêm năng lượng
Nước ép dứa có tác dụng gì? Đây là câu hỏi mà ai cũng muốn biết. Điều đầu tiên mà con người sẽ nhận được là cảm thấy đầy sức sống sau khi ăn dứa. Nhờ vitamin B6 và chất thiamine sẽ chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng. Vì vậy cơ thể sẽ không cảm thấy mệt mỏi khi uống nước ép.
Uống nước ép dứa giúp xương khỏe mạnh
Ngoài canxi thì mangan cũng là hoạt chất cực tốt cho xương. Việc bổ sung nước ép dứa sẽ giúp cơ thể hấp thu đồng thời cả canxi, sắt và mangan. Điều này giúp ngăn ngừa chứng loãng xương khớp và hỗ trợ sự bền dẻo của các cơ.
Tốt cho thị lực
Hầu hết tất cả các nước ép đều có tác dụng cải thiện thị lực, trong đó nổi bật nhất là nước ép cà chua, dứa và cà rốt. Thường xuyên uống nước dứa tránh tình trạng thoái hóa điểm vàng và hiện tượng đục thủy tinh thể nguy hiểm ở người cao tuổi. Hỗ trợ chức năng quan sát và nhìn đồ vật của đôi mắt thêm tốt hơn.
Uống nước ép dứa để bảo vệ tim mạch
Nhờ chất chống oxy hóa và vitamin C sẽ ngăn chặn được tình trạng xơ vữa động mạch, đông máu, đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Vì vậy người lớn tuổi cần dùng dứa thường xuyên để bảo vệ tim mạch và sức khỏe ngày một tốt hơn.
Nước ép dứa có tác dụng gì? Giúp giảm cân
Giảm cân bằng dứa vô cùng hiệu quả và có thể giải tỏa được cơn thèm ngọt của bạn. Đồng thòi, ép dứa mang lại cảm giác no lâu, tăng cường quá trình trao đổi chất đốt cháy được nhiều mỡ thừa. Để giảm cân thành công với món này thì tốt nhất là uống trước mỗi bữa ăn khoảng 1 tiếng.
Kích thích tái tạo collagen
Đặc tính kháng viêm của thơm làm giảm thiểu các cơn đau, viêm khớp. Khi dùng vào buổi sáng, sẽ tái tạo được collagen để tạo độ căng bóng cho làn da. Đồng thời giúp vết thương được chữa lành một cách nhanh chóng.
7 công thức làm nước ép dứa thơm ngon
Để thức uống thêm đậm vị, giúp người dùng cảm nhận được độ chua ngọt hòa quyện thì trước tiên cần chọn dứa đã chín. Dứa càng vàng thì càng ngọt và chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn.
>> Tìm hiểu thêm về công thức làm trà lá dứa
Cách làm nước ép dứa nguyên chất
Nguyên liệu:
- Quả dứa
- Nước đường
- Siro chanh
- Muối
- Dụng cụ ép
Cách làm:
- Bước 1: Gọt sạch vỏ dứa và lấy hết mắt. Cắt dứa thành 4 phần và nhúng qua nước đường để giữ được màu vàng của dứa
- Bước 2: Bỏ lần lượt dứa vào máy ép để ép lấy nước. Sau đó cho thêm một sit nước cốt chanh vào để tạo độ chua
- Bước 3: Bỏ thêm đá vào khuấy đều tay và hưởng thức
Công thức nước ép dứa mật ong
Nguyên liệu:
- Dứa chín
- Mật ong
- Nước lọc
- Muối
- Đá viên
Cách làm:
Đầu tiên là gọt hết vỏ dứa, đảm bảo dứa không còn mắt nào. Bỏ dứa và một ít nước lọc vào máy xay và xay nhuyễn. Sau đó chắt lấy nước, bỏ hết bã. Không quên thêm một ít mật ong, muối và đá viên vào để tạo ngọt thanh, mát lạnh.
Kết hợp táo và dứa để làm nước ép
Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu chính gồm gừng, táo và dứa. Vị ngọt của táo và dứa kết hợp cùng độ thơm của gừng sẽ tạo ra hương vị vô cùng lý tưởng. Thực hiện bước sơ chế thơm như các cách rên. Riêng táo và gừng hì chỉ cần gọt sạch vỏ rồi cắt thành lát mỏng. Bỏ vào máy ép xay cùng một lượt là có thể siow hữu món nước ép thần thành.
Hướng dẫn cách dùng nước ép thơm và cam
Cam là loại trái đứng đầu về hàm lượng vitamin C giúp cơ thể và da trở nên săn chắc. Đặc biệt là có thể đốt cháy chất chất béo tại những vùng cứng đầu như bụng, đùi một cách hiệu quả. Nguyên liệu cần chuẩn bị là cam, dứa, nước lọc, muối và đường.
Cách làm:
- Bước 1: Cam mang đi lột vỏ, bổ thành nhiều miếng và lấy hết phần hạt
- Bước 2: Dứa sau khi được gọt vỏ, lấy mắt thì nên bỏ phần lõi bên trong
- Bước 3: Lần lượt cho nguyên liệu vào mấy ép
- Bước 3: Bỏ đường và muối vào phần nước thu được rồi sử dụng
Nước ép dứa hạt chia tăng cường sức đề kháng
Hạt chia là nguyên liệu đi kèm trong nhiều công thức làm nước ép như nước nha đam hạt chia, sương sáo hạt chia,…
Nguyên liệu:
- Dứa
- Siro đường
- Hạt chia
- Nước cốt chanh
- Vỏ chanh
- Nước
Công thức:
Bước 1: Sơ chế dứa và tiến hành ép
Bước 2: Bỏ hạt chia vào nước ngâm cho đến khi nở hết, khuấy đều để tránh vón cục
Bước 3: Thêm hết hạt chia, nước cốt chanh, vỏ chanh, siro đường vào nước dứa và khuấy đều. Cuối cùng chỉ cần thưởng thức
Nước ép chanh leo và dứa
Nguyên liệu:
- Dứa
- Chanh leo
- Nước lọc
- Đường phèn
- Đá viên
Công thức:
Bước 1: Gọt hết vỏ dứa, bỏ lõi và cắt thành miếng nhỏ
Bước 2: Bỏ dứa vào xay, đợi lắng bã thì chắt lấy nước cốt
Bước 3: Cạo lấy phần rượu bên trong quả chanh leo và khuấy đều vào nước dứa đã ép
Thực hiện làm nước ép dứa cà rốt
Nguyên liệu:
- Cà rốt
- Dứa
- Chanh
- Mật ong
Cách làm:
- Bước 1: Sơ chế 3 nguyên liệu chính, cà rốt thì gọt sạch vỏ rồi cắt thành từng miếng, dứa đem lấy hết mắt và rửa sơ với nước. Riêng chanh thì vắt lấy nước cốt
- Bước 2: Cho cà rốt và dứa vào máy ép để ép lấy nước
- Bước 3: Rót ra ly, thêm nước cốt chanh tươi và mật ong vào khuấy đều
Giải đáp những vấn đề liên quan đến nước dứa ép tại nhà
Tác hại khi uống nhiều nước ép dứa là gì?
Những tác hại mà quả dứa gây ra cũng không hề ít, vì vậy nếu bạn có cơ địa nhạy cảm thì nên chú ý cẩn thận hơn:
- Ép dứa gây dị ứng, nổi mề đay
- Ảnh hưởng đến dạ dày, làm xuất hiện triệu chứng nôn, tiêu chảy
- Vô tình hấp thụ mô số độc tố nếu dùng sai cách
- Dùng nước ép dứa quá nhiều sẽ làm thận bị tổn thương
- Độ ngọt của dứa sẽ làm hỏng men răng, gây ra sâu răng
- Làm tăng đường huyết trong máu
- Phản ứng bromelain làm loãng máu
- Tương tác với một số loại thuốc gây nên tác dụng phụ cho sức khỏe
- Khô rát, ngứa ngáy vùng miệng
- Rối loạn chức năng ở đường tiêu hoá
- Tăng nguy cơ sẩy thai
- Ngộ độc thực phẩm
Nên để nước dứa bao lâu thì không nên sử dụng?
Dùng nguyên liệu từ trái cây tươi để ép lấy nước nên vấn đề bảo quản cũng cần được nâng cao. Để tốt cho sức khỏe thì nên uống nước ép dứa trong 24 giờ hoặc bảo quản trong tủ lạnh từ 1 – 3 ngày. Nhiệt độ thích hợp để duy trì là từ 2 – 4 độ C.
Ăn dứa có nóng không?
Câu trả lời là không. Vì theo như nghiên cứu thì nó có tính bình giúp giải nhiệt, giàu chất xơ, vitamin nên có thể hạ nhiệt hiệu quả. Vì người ta chỉ dùng nước ép dứa vào mùa hè, lúc cơ thể dễ bị nóng và nổi mụn nên nhầm tưởng ăn dứa gây nóng người. Thực chất thì hoàn toàn không và chúng ta có thể ăn dứa bằng nhiều cách như ăn trực tiếp, say làm sinh tố hoặc ép lấy nước, nấu canh.
Nước ép dứa rất cần thiết trong những ngày hè nắng nóng khiến cơ thể bạn bị mất năng lượng. Thế nhưng nó thuộc nhóm trái cây có chứa chất dị ứng nên hãy thật cẩn thận trong suốt quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, nếu dùng cho phụ nữ mang thai thì không nên trong giai đoạn đầu sẽ dễ sảy thai. hay vào đó mẹ bầu nên uống vào mấy tháng cuối để hỗ trợ cho việc sinh con diễn ra thuận lợi hơn.