Bạn có biết công dụng của lá tía tô đối với con người? 

Lá tía tô đã không còn xa lạ đối với chúng ta, nó thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn gia đình. Bên cạnh công dụng chính là một món ăn thì lá tía tô còn là nguyên liệu đặc biệt trong việc làm đẹp và chữa bệnh. Để hiểu rõ hơn về công dụng tuyệt vời của loài cây này thì hãy cùng nhau khám phá bài viết dưới đây. 

Tổng quan về đặc điểm của lá tía tô

Tổng quan về đặc điểm tía tô
Đặc điểm của lá tía tô

Địa điểm phân bố của tía tô khá rộng, chúng mọc hoang ở các khu vực đồng bằng và hiện nay đã được mọi người trồng khá nhiều. 

Lá tía tô là gì? 

Tía tô là loại cây thân thảo, phát triển kéo dài từ Ấn độ đến các nước Châu Á. Nó có tên khoa học là Perilla frutescens, ngoài ra còn rất nhiều biệt danh khác như tô diệp, é tía, tử tô, tô ngạnh,…Đặc điểm mọc thành cụm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thu hoạch. Hầu như tất cả các bộ phận của tía tô đều có nhiều công dụng tuyệt vời ngoại trừ rễ. 

Hiện nay lá tía tô được con người sử dụng với mục đích chính là nấu ăn. Cách dùng này phổ biến ở các nước như Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong Y học cổ truyền của Trung Quốc loài cây này là một vị thuốc giúp giải cảm, chống mệt mỏi hiệu quả. 

Thành phần của cây tía tô

Theo giới đông y tía tô có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế – tâm – tỳ. Ngoài ra nhiều nghiên cứu còn tìm thấy những hoạt chất như:

  • Tinh dầu
  • Axit chưa bão hoà
  • Hydrocarbon, aldehyde, ceton, furan,… 
  • Chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm 
  • Protein, chất xơ, vitamin A, C 
  • Khoáng chất

Đặc điểm thực vật

Thân thảo thẳng đứng cao từ 0.5-1m có lông. Lá mọc đối xứng với nhau, mép có răng cưa có màu tím hoặc xanh. Hoa tía tô khá nhỏ màu trắng hoặc tím nhạt, vào tháng 9, tháng 10 hàng năm sẽ bắt đầu ra hoa. Trong đó quả ở dạng hình cầu màu nâu nhạt.

Những loại cây tía tô hiện nay? 

tía tô
Một số loại cây tía tô

Hiện nay có 3 loại tía tô, mỗi loại có một màu sắc đặc trưng khác nhau nhưng về bản chất thì chúng khá tương tự. Trong đó lá tía tô tím được mọi người ưa chuộng hơn. 

Tía tô tím 

Đây là loại cây có lá hoàn toàn màu tím hoặc một mặt tím và 1 mặt xanh. Chúng bắt nguồn từ Nhật Bản sau đó đã du nhập vào Việt Nam, bấy giờ chính nước ta lại xuất khẩu lại qua Nhật với mức giá tương đối rẻ. 

Tía tô xanh

Cũng là một loại cây xuất phát từ Nhật Bản, tuy nhiên lá loại này không phải màu tím mà là màu xanh đặc trưng. So với tía tô tím thì cây này được ưa chuộng hơn. Chúng là nguyên liệu ăn kèm không thể thiếu trong Sushi,…Với những tác dụng nổi bật đáng kể như tiêu độc, sát khuẩn, làm đẹp. 

Tía tô cảnh

Quê hương của tía tô cảnh là Indonesia với đặc điểm khá độc đáo. Dễ nhận biết nhất là qua màu của lá, với màu đỏ hoặc tím, phần mép ngoài có màu vàng mang đến vẻ đẹp riêng. Được sử dụng để trang trí trong nhà hoặc ngoài trời.

Hướng dẫn nuôi trồng và chăm sóc lá tía tô

cây tía tô
Nuôi trồng tía tô đúng cách

Kỹ thuật trồng 

Để cây phát triển tốt thì kỹ thuật trồng cực kì quan trọng. Nên ưu tiên trồng trong tháng 2 tháng 3 đầu xuân với những loại cây con đã đủ 4 – 8 lá. Đối với cách gieo hạt thì cần chuẩn bị hạt giống khỏe mạnh, ngâm vào nước và trộn với một số thành phần khác để sức sống của hạt mạnh mẽ hơn. 

Phương pháp trồng bằng cành

  • Chọn 1 cành chắc khỏe, không mắc sâu bệnh 
  • Chuẩn bị môi trường tốt để nuôi trồng, có thể là thùng hoặc dưới đất
  • Cắm cành vào đất, đặt ở nơi có nhiệt độ thích hợp và thường xuyên tưới nước
  • Trong mấy ngày đầu khi cành cây còn yếu thì không nên cho tiếp xúc nhiều với ánh nắng
  • Cuối cùng là đợi 30 ngày là có thể bắt đầu nhân giống

Gieo hạt lá tía tô

  • Chọn 1 gói hạt giống và 1 mảnh đất tơi xốp
  • Cho hạt vào nước ngâm khoảng 30 – 100 phút sau đó để ráo nước. 
  • Mang hạt đi trộn với đất bột sau đó mang đi gieo
  • Phủ thêm một lớp đất bộ mỏng lên trên và tưới nước thường xuyên 
  • Hãy luôn giữ độ ẩm cần thiết sẽ giúp cây phát triển nhanh hơn. Khi hại bắt đầu lớn và ra lá tầm 30 ngày thì cố gắng chăm sóc cẩn thận để chuẩn bị thu hoạch

Biện pháp chăm sóc cây hiệu quả

Cách trồng cây đúng kỹ thuật chỉ đóng góp 1 phần, phần còn lại là do cách chăm sóc của từng người thì lá tía tô mới phát triển được. Một số cách chăm sóc và bảo vệ cây con:

  • Thường xuyên tưới nước, duy trì độ ẩm
  • Nhổ cỏ và để ý sâu hại để loại bỏ
  • Sau nửa tháng bắt đầu tưới phân loãng cho cây

Tía tô sinh trưởng khá nhanh và chỉ trong một thời gian ngắn nên chỉ cần 8 tuần là ta đã có thể thu hoạch lá tía tô. Đối với người có tay trồng, biết cách chăm sóc thì có thể tận dụng để thu hoạch trong cả năm. 

Uống lá tía tô có tác dụng gì? 

 lá tía tô làm nước uống
Những tác dụng của lá tía tô

Trong các mẹo chữa bệnh dân gian của cha ông không thiếu những bài thuốc dùng lá tía tô để chữa bệnh, điều này càng khẳng định giá trị của việc uống lá tía tô. Vậy uống lá tía tô có tác dụng gì? 

  • Uống lá tía tô có thể ức chế virus SARS-CoV-2 – virus gây ra các bệnh hô hấp bằng nhiều cách. Do đó phù hợp với những người bị hen suyễn, ho lâu ngày
  • Hoạt chất Priseril tham gia vào việc loại bỏ sắc tố và tế bào chết trên da. Kết hợp với một số thành phần vitamin E giúp da trở nên mịn màng, trắng sáng
  • Omega-3 trong lá tía tô có khả năng chống viêm, chống oxy hóa cao, nhờ vậy có thể ngăn chặn tình trạng dị ứng, bảo vệ chức năng của não bộ. Đối với người già có trí nhớ kém, hay mắc bệnh về tim mạch thì nên sử dụng đều đặn
  • Uống lá tía tô có tác dụng điều trị bệnh gút nhờ giảm enzym xanthin oxidase. Đồng thời còn cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày, táo bón,…
  • Luteolin, axit rosmarinic và triterpene ức chế các tế bào ung thư tiềm ẩn bên trong cơ thể
  • Chữa các bệnh ngoài da như mẫn ngứa, nổi mề đay khi uống lá tía tô thường xuyên
  • Trong tía tô giàu chất xơ, vitamin và protein nên là thực phẩm giảm cân hiệu quả
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Hướng dẫn sử dụng lá tía tô đúng cách 

Hướng dẫn sử dụng lá tía tô
Sử dụng lá tía tô đúng cách 

Tía tô đa công dụng và có rất nhiều cách để chế biến. Tùy vào từng sở thích và mục đích của người sử dụng để chọn cách dùng phù hợp. Tuy nhiên để chế biến tía tô thì ta cần chọn những là loại lá được trồng tự nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, không thuốc hóa học. 

Nấu nước tía tô

Sau khi phát hiện những công dụng tuyệt vời mà lá tía tô mang lại, nhiều người đã tận dụng và nấu nước tía tô. Đây là cách làm đơn giản, nhanh gọn và phổ biến nhất hiện nay. Chỉ cần lấy một nắm lá vừa đủ mang đi rửa sạch rồi ngâm với nước muối. Bỏ lá vào nồi đun với nước và đậy kín nắp. Khi nước sôi bắt xuống bếp và chắt lấy nước, để nước nguội rồi sử dụng. 

Nước lá tía tô có tác dụng giải cảm, hạ nhiệt và ngăn đổ mồ hôi khá tốt. Để hiệu quả thì chỉ cần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, uống trước khi ăn 30 phút. 

Lấy tía tô làm thuốc

  • Thuốc giải cảm: cho tia tô, gừng, hành đã được thái nhỏ bỏ vào cháo nóng. Bỏ thêm một ít trứng gà
  • Vị thuốc trị đau bụng: Chắt lấy nước cốt tía tô cho thêm muối vào để uống
  • Trị chứng ho, khó thở: Sắc lấy nước lá tía tô và rễ cây dâu đã được bóc trắng để sử dụng 

Cách pha trà tía tô

Trà tía tô là thức uống quen thuộc của hội chị em phụ nữ để làm đẹp da. Hiệu quả mà loại cây này mang lại đôi khi vượt trội hơn hẳn các loại kem dưỡng da khác. Nó khá lành tính, an toàn và tiết kiệm được nhiều chi phí nên mọi người rất ưa chuộng. 

Ngoài ra trà tía tô còn hỗ trợ giải cảm, chữa sốt cao, là thức uống hằng ngày của người dân Nhật Bản. Cách làm vô cùng đơn giản chỉ cần rửa sạch, đem phơi khô và hãm trong nước sôi là có thể dùng như bình thường. 

Tắm lá tía tô làm trắng da

Tắm lá tía tô
Lá tía tô làm trắng da

Ít ai biết rằng tắm lá tía tô thường xuyên sẽ giúp bạn sở hữu làn da trắng sáng, mịn màng. Không giống như những loại kem dưỡng da thông thường có thể khiến da bị cháy nắng, tắm lá tía tô bảo vệ da khỏi tác động từ bên ngoài, giúp đều màu da mà không bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ nào. 

  • Lấy một nắm lá tía tô cả cành lẫn lá bỏ vào nồi và đun sôi với nước
  • Sau đó chắt lấy nước, loại bỏ hết bã để tránh gây ra mùi khó chịu
  • Lấy nước lá trộn với nước lạnh sao cho độ ấm phù hợp không làm bỏng da

Bên cạnh dùng tía tô tự nhiên, bạn cũng có thể sử dụng bột tía tô có sẵn trên thị trường.

>> Tham khảo cách làm đẹp bằng mặt nạ lá tía tô

Uống lá tía tô hàng ngày có tốt không? Những chú ý cần biết

 Nước lá tía tô
Uống lá tía tô hàng ngày
  • Phụ nữ mang thai và đối tượng đang bị cảm cúm không nên uống lá tía tô
  • Tía tô có chứa một số thành phần gây dị ứng, vì vậy nên dùng thử một lượng nhỏ và quan sát biểu hiện của cơ thể trong vòng 24h
  • Nếu uống lá tía tô quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến tim mạch và tăng huyết áp
  • Thời điểm vàng để sử dụng lá tía tô là trước 3 bữa ăn chính tầm nửa tiếng. Điều này sẽ giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn
  • Khi nấu nước lá tía tô không đun quá 15 phút sẽ làm dưỡng chất bị bốc hơi
  • Sử dụng lượng nước tía tô vừa phải

Lá tía tô quả thực là nguyên liệu đáng để chúng ta sử dụng. Không chỉ cho ra nhiều món ăn ngon miệng mà còn có tác dụng chữa bệnh và tăng tính thẩm mỹ cho cơ thể. Hy vối với bài chia sẻ trên sẽ hỗ trợ mọi người có đầy đủ kiến thức để tự trồng tại nhà. Đừng quên ghé Viết Fresh để biết thêm những loại nước tốt cho sức khoẻ như nước Sâm thuần Việt, nước Ti – Tô – Tắc, Sâm Bổ Lượng, Chè dưỡng nhan,…

Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International

Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 090 626 9190

Website: https://befresh.vn/

Gmail: info@thucphamviet.vn 

Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khỏe Việt

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart