Công dụng tuyệt vời của cây lá lốt trong việc điều trị bệnh 

Đi kèm cùng nhiều món ăn nổi tiếng chính là lá lốt. Lá lốt không chỉ là một loại rau giàu dinh dưỡng mà còn góp phần mang đến hương vị riêng biệt cho thức ăn. Tuy nhiên điều đó cũng chưa nói lên hết tất cả công dụng của loại lá này. Bởi vì theo nghiên cứu thì nó chứa nhiều hoạt chất trị bệnh tuyệt vời. Đáng nói ở đây là ngăn chặn ung thư, trị phong thấp, đau nhức xương khớp, viêm xoang và hàng loạt công hiệu khác. 

Tổng quan về cây lá lốt 

Tổng quan về lá lốt 
Cây lá lốt 

Lá lốt là loại cây không cần chăm sóc quá đặc biệt, chúng có thể tự lớn nên xuất hiện trong vườn của nhiều nhà. Tuy nhiên số lượng loại rau này dần càng ít đi. 

Lá lốt là cây gì?

Lá lốt là cây dây leo, thuộc họ hồ tiêu, giới khoa học gọi là Piper sarmentosum. Môi trường sống chủ yếu là những khu vực ẩm ướt, râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Mỗi cây cao trung bình từ 30 đến 40 cm, phân thành nhiều đốt nhỏ. Lá hình tim, bóng loáng và khá to, chúng ta có thể nhìn thấy gân xanh nổi lên trên bề mặt trên của lá. Hoa lá lốt màu trắng, rất khó tàn, quả khá mọng chứa nhiều hạt. 

Đặc trưng của lá lốt mà ai cũng biết đó là nồng thơm và có vị cay nhẹ. Được dùng ăn sống hoặc chế biến thành món ăn như nấu canh, xào, nướng với thịt,…

Những tác dụng đặc biệt đối với sức khỏe

Những tác dụng của lá lốt
Piper sarmentosum trị bệnh

Trước khi con người chuyển sang xu hướng chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại thì lá lốt đã trở thành vị cứu tinh của rất nhiều người. Đây là nguyên liệu xuất hiện xuyên suốt trong nhiều bài thuốc Đông y. 

Được dùng chủ yếu để chữa bệnh đau nhức khớp xương, nôn mửa, đầy hơi, điều trị nổi mụn, cụ thể: 

  • Thuốc trị đau bụng: Nấu nước lá lốt chia làm 2 lần uống trong 1 ngày
  • Chữa bệnh tổ đỉa: Giã nát lá lốt đã được rửa sạch, lấy phần nước uống, còn phần bã thì đắp lên vết thương
  • Thuốc trị đau xương khớp: Sắc nước lá lốt đến khi còn một nửa thì sử dụng 
  • Thuốc chữa sưng đầu gối: Chuẩn bị Piper sarmentosum và ngải cứu đã được rửa sạch. Giã nát và đem trộn với giấm để chưng trên bếp. Lấy đắp lên vùng bị thương liên tục trong vòng 10 ngày
  • Thuốc trị ra mồ hôi: Cắt Piper sarmentosum thành khúc nhỏ rồi đem đi sao vàng. Sắc lấy nước chia ra làm 2 lần uống
  • Thuốc trị mụn nhọt: Giã các nguyên liệu gồm Piper sarmentosum, lá tía tô, lá ráy, thân và lá chanh. Đắp lên chỗ bị mụn nhọt mỗi ngày 1 lần
  • Thuốc chữa viêm nhiễm âm đạo: Nấu nước Piper sarmentosum, phèn chua và nghệ. Đợi nước nguội thì mang đi rửa âm đạo
  • Thuốc trị viêm tinh hoàn: Nấu nước lá lốt, trần bì, phòng sâm, sinh khương, hoàn kỳ, sơn thù, lệ chi, bạch truật, bạch linh và cam thảo
  • Thuốc chữa suy thận: Đun lấy nước lá lốt, mã đề, cà gai leo, rễ tầm gai, lá đa long và rễ mỏ quạ
  • Thuốc trị viêm xoang: Vò nát lá Piper sarmentosum và nhét vào lỗ mũi
  • Thuốc giải cảm: Nấu cháo Piper sarmentosum, gừng, hành tây, gạo nếp, tép tỏi và hành hương

Các cách sử dụng lá lốt phổ biến 

Các cách sử dụng lá lốt
Các dùng Piper sarmentosum

Ngâm chân nước lá lốt 

  • Rửa sạch Piper sarmentosum rồi để ráo nước
  • Cho vào nồi và đun sôi 
  • Thêm ít muối vào hỗn hợp, đợi nước bớt nóng thì ngâm chân vào 
  • Áp dụng vào buổi tối trước khi ngủ mỗi ngày, thực hiện liên tiếp 2 tuần để thấy kết quả

Sắc làm thuốc 

Đây là cách sử dụng chính của cây lá lốt, tuy nhiên tính hiệu quả còn phù thuộc vào liều lượng và liều lượng dùng của mỗi người. Thông thường để làm thuốc thì người ta chọn lá đã được phơi khô. Sau đó bỏ vào nước và đun đến khi nước trong bình còn lại 1 nửa, tiếp theo là chia ra làm 2 – 3 lần để uống mỗi ngày. Thời điểm để cơ thể hấp thụ hết tác dụng là buổi tối sau khi ăn xong. 

>> Xem thêm các bệnh lý điều trị bằng lá lốt 

Ngâm rượu

Rượu lá lốt được nhiều người tin tưởng sử dụng với mục đích giải cảm và trị đau nhức xương khớp. Để tăng tính thẩm mỹ thì nên dùng cả phần thân, lá và rễ. Trước hết mang cây lá lốt đi rửa sạch, sau khi ráo nước thì cắt thành khúc nhỏ. Bỏ vào bình và đổ đầy rượu trắng, ngâm trong vòng 1 tháng. Sau đó lấy rượu để xoa bóp hoặc có thể dùng để trang trí trong nhà. 

Hướng dẫn các cách trị bệnh bằng việc xông lá lốt 

Hướng dẫn các cách xông lá lốt 
Cách trị bệnh bằng việc xông lá lốt 

Dù có nhiều cách dùng khác nhau nhưng người ta lại nhận định lá lốt chỉ phát huy hết năng lực khi làm nguyên liệu xông hơi. Với cách làm này, chúng ta có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng viêm xoang, nhiễm khuẩn và làm đẹp da. 

Xông lá lốt chữa viêm xoang

  • Bước 1: Rửa sạch lá lâm và ngâm trong nước muối tầm 10 phút. Bỏ vào nồi nước và đun sôi khoảng 10 phút, nên đậy kín nắp. Sau đó đợi cho đến khi nước nguội hẳn
  • Bước 2: Phủ kín người bằng một cái khăm mềm to để nước không thoát hơi ra ngoài 
  • Bước 3: Cúi gập người giữ một khoảng cách nhất định để không bị bỏng. Hít thật sâu để hơi nước đi vào hốc xoang và đẩy các chất dịch ra bên ngoài để mũi thông thoáng  

Xông hơi vùng kín

Nguyên liệu: 

  • Piper sarmentosum
  • Nghệ tươi 
  • Phèn chua

Cách thực hiện:

  • Bước 1:Rửa sạch nghệ và Piper sarmentosum. Sau đó bỏ vào nồi nước, không quên cho thêm đường phèn 
  • Bước 2: Bật lửa nhỏ và đun đến khi sôi
  • Bước 3: Gạn lấy phần nước, chia làm 2 phần, 1 phần để xông và 1 phần để rửa vùng kín

Xông lá lốt làm đẹp da

  • Bước 1: Rửa sạch một nắm Piper sarmentosum
  • Bước 2: Bỏ vào nồi và đun đến khi nước sôi 
  • Bước 3: Rửa mặt thật sạch trước khi xông 

Những lưu ý cần nắm khi dùng lá lốt tại nhà  

Lá lốt trị bệnh gì?
Một số chú ý cần biết
  • Piper sarmentosum có thể chữa viêm xoang nhưng không hiệu quả với trường hợp bị viêm xoang nặng 
  • Nếu dùng cách xông hơi thì không nên bỏ giữa chừng, đều đặn 2-3 lần/tuần
  • Hoạt chất của lá lốt tương tác với thuốc tây điều trị nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ
  • Chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng của lá lốt, vì vậy chúng ta không nên quá phụ thuộc vào nó
  • Đối tượng không nên dùng cây lá lốt là phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị nhiệt miệng, táo bón
  • Nhanh chóng thăm khám và điều trị nếu phát hiện thấy tình trạng lạ của cơ thể trong quá trình sử dụng
  • Tác dụng phụ khi ăn Piper sarmentosum quá nhiều là ợ chua, đầy bụng, táo bón, đau dạ dày, nóng gan

Có thể thấy các bài thuốc dân gian bằng lá lốt mang lại hiệu quả rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nên đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán. Kết hợp lá lốt với phác đồ điều trị theo tư vấn của bác sĩ sẽ mang lại kết quả tốt hơn. 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart