Cây đinh lăng và những câu hỏi cần giải đáp

Đinh lăng là loại cây được trồng rất nhiều tại vùng nông thôn. Nó được ví như “thần dược của người nghèo” vừa dễ tìm, vừa giá rẻ lại vừa giúp nâng cao sức khoẻ. Tuy khá quen thuộc nhưng đến hiện tại thì chưa ai có thể phủ nhận được tác dụng và khả năng của cây đinh lăng. Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu lý do nổi tiếng của loài cây này nhé!

Tổng quan về cây đinh lăng  

cây đinh lăng  
Đinh lăng

Cây đinh lăng là gì? 

Đinh lăng là loại cây thân nhẵn, không gai, được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh và làm thuốc trong y học cổ truyền. Lá cây màu xenh thuộc dạng lá kép, có răng cưa và mùi thơm đặc trưng. Hoa nhỏ hình chuỳ, quả lại hình dẹt và có vòi tồn tại. 

Giá trị dinh dưỡng 

Bộ phận sử dụng chủ yếu là lá và rễ đinh lăng, và trong chúng có chứa nhiều hoạt chất khiến con người phải bất ngờ. Đáng kể là Alcoloid, glucosid, saponin, flavonoid, tanin, vitamin nhóm B, cùng với các acid amin được xem như có vai trò thiết yếu đối với cơ thể như: Lysin, systein, methionin…

Ngày xưa chưa có nghiên cứu nào về đinh lăng, nhưng kể từ khi được giới đông y công nhận thì mới bắt đầu được săn lùng. 

Những người không nên uống lá đinh lăng

Mặc dù là một loại dược liệu nhưng vẫn tồn tại một ít độc, điều này gây ngộ độc khi lạm dụng quá nhiều. Sức ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là làm tổn thương ruột, phổi, dạ dày, gan và tim. Vì vậy đối với những người có cơ địa đặc biệt sau đây thì không nên sử dụng. 

  • Phụ nữ mang thai
  • Bệnh nhân đang bị bệnh gan 
  • Đối tượng đang dùng thuốc điều trị 
  • Người có cơ địa nhạy cảm hay bị dị ứng 

Cây đinh lăng trị bệnh gì? 

đinh lăng
Cây đinh lăng trị bệnh

Dựa trên những cuộc nghiên cứu, phải công nhận rễ đinh lăng chứa rất nhiều chất chống viêm, kháng khuẩn. Vì vậy không thể dùng nó chỉ để nấu ăn, làm cảnh mà phải làm nguyên liệu trị bệnh. Đó là những bệnh sau đây: 

  • Trị chứng ngộ đọc thức ăn
  • Thanh lọc, thải độc hạn chế nổi mụn nhọt
  • An thần, trị đau đầu
  • Ngăn cản viêm nhiễm, hỗ trợ điều trị các vết thương bị sưng
  • Làm thuốc trị bệnh đau mỏi xương khớp
  • Chống rối loạn tiêu hoá, xoa dịu tình trạng tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi
  • Là phương thuốc chữa tình trạng rối loạn kinh nguyên như rong kinh, chậm kinh
  • Chứa các hoạt chất giúp đường huyết ổn định
  • Hồi phục thể lực cho sản phụ sau sinh
  • Làm thuốc chữa triệu chứng bị tắc sữa
  • Thuốc trị hen phế quản, giải đờm hiệu quả
  • Trị bệnh trĩ, chứng bí tiểu, tiểu buốt, tiểu ra máu

Dù vậy với bản chất là một loại cây dược liệu thì không thể tránh khỏi những tác dụng phụ. Khi dùng cây đinh lăng ở liều lượng quá cao, cơ thể sẽ xuất hiện trạng thái hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi và tiêu chảy. Vì vậy nên cân bằng lại liều lượng sử dụng, không dùng quá 20g lá khô mỗi ngày. Đồng thời mỗi cơ địa có khả năng hấp thụ khác nhau, nên khi dùng tới 1 tháng mà không thấy hiệu quả thì nên ngưng sử dụng, và thời gian dùng không quá 6 tháng. 

>> Xem thêm tác dụng của cây đinh lăng 

Hướng dẫn dùng đinh lăng hợp lý và hiệu quả

Hướng dẫn dùng đinh lăng
Rượu đinh lăng

 Cách dùng lá cây đinh lăng 

Khi cây trưởng thành, thường xuyên tỉa lá cây để cây nhanh chóng phát triển mạnh mẽ và tránh được sâu bệnh. Lá càng già thì hoạt chất càng cao, do đó khi thấy lá đã già thì lấy lá để dùng. Rửa sạch lá, để ráo và mang đi phơi khô. Sau đó giã nhỏ hoặc bỏ trực tiếp vào nước nóng để dùng làm trà. 

Dùng cành đinh lăng trị bệnh

So với lá thì cành cây đinh lăng ít được sử dụng hơn. Đa số nó chỉ được dùng để nhân giống. Kể từ khi biết được lợi ích từ loại thảo dược này, nhà nhà người người đua nhau trồng đinh lăng. Họ ngắt những cành cây khoẻ mạnh và bắt đầu giâm cành xuống đất. Tuy nhiên vẫn có thể nấu nước cành đinh lăng để uống hàng ngày.                                                          

Chế biến thân đinh lăng 

Thân màu xanh đậm, là bộ phận to nhất của cả cây. Đây được cho là bộ phận thứ hai có thành phần dược tính cao nhất dùng để làm thuốc. Vì vậy cách dùng tốt nhất là chọn thân cây cứng cáp đã già, cắt thành lát mỏng và đem đi phơi khô. Sau đó nấu lấy nước, có thể kết hợp với các cây thảo dược khác hoặc bán cho các quầy thuốc đông y. 

Dùng rễ đinh lăng đúng cách

Bộ phận được dùng cuối cùng cũng là phần bổ nhất của cây đinh lăng chính là phần rễ. Theo nghiên cứu thì hàm lượng Saponin tập trung ở đây rất nhiều. Rễ cây có màu vàng, sau khi mang đi phơi ko thì được bán với giá khá cao. Con người có thể rửa sạch rễ đinh lăng, rồi ngâm vào rượu hoặc đun sôi để lấy nước uống. 

>> Hướng dẫn làm rượu đinh lăng 

Giải đáp thắc mắc về cây đinh lăng chữa bệnh

 thắc mắc về cây đinh lăng
Giải đáp thắc mắc về cây đinh lăng

Nấu nước bằng thân đinh lăng được không?

Câu trả lời là có. Dù thân có lượng dược chất ít hơn các bộ phận khác nhưng vẫn tồn tại một số chất quan trọng có tác dụng chữa được bệnh. Vì vậy để nấu nước thân đinh lăng thì nên bổ sung thêm các loại dược liệu như cam thảo, cây xạ đen, ngải cứu,..để giúp tăng hiệu quả. 

Cây đinh lăng chữa mất ngủ được không?

Lá đinh lăng trị mất ngủ là một phương thuốc bí truyền được nhiều người lựa chọn. Đinh lăng dưới mắt nhìn của các chuyên gia đông y thì nó có tính bình, vị đắng nhạt giúp an thần, dễ ngủ. Bên trong lá còn chứa nhiều vitamin và axit amin mang lại nguồn năng lượng tích cực cho sức khỏe của cơ thể. 

Một số điều cần chú ý khi sử dụng đinh lăng 

chú ý khi sử dụng đinh lăng 
Trồng cây đinh lăng
  • Lạm dụng quá nhiều lá đinh lăng có thể gây ra tác dụng phụ
  • Không dùng đinh lăng cho trẻ em có cơ quan chưa phát triển hoàn thiện
  • Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu cần tránh dùng đinh lăng thường xuyên 
  • Kết hợp chế độ ăn uống và luyện tập khoa học để tăng cường sức khỏe

Hiện nay chưa có thông tin về trường hợp nào dị ứng bởi cây đinh lăng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn hơn cho cơ thể. Bên cạnh đó đừng quên trồng một cây đinh lăng tại vườn nhà của mình để phờng ngừa và xử lí kịp thời các trường hợp bệnh bất ngờ xảy ra. 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart