Củ sâm đất là cái tên gây sốt mấy ngày qua, không chỉ vì độ tươi ngon mà nó còn là bộ phận của loài cây thảo dược quý hiếm. Tuy nhiên để biết cách ăn sao cho hưởng trọn cái mùi vị thơm mát của sâm thì không phải ai cũng làm được. Dưới đây là những thông tin chia sẻ của Việt Fresh về tác dụng của củ sâm đất và cách chế biến sâm đất đúng chuẩn.
Giá trị dinh dưỡng của củ sâm đất
Củ sâm đất là gì?
Củ sâm đất là bộ phận của một loại cây cùng tên, chúng nằm sâu dưới đất thành từng chùm lớn. Mỗi củ dạng hình trụ, kích thước không đồng đều, bao bọc bởi một lớp vỏ màu nâu, ruột bên trong lại là màu vàng.
Loại củ này có một tên gọi khác lạ tai là Hoàng Sin Cô, khoai sâm, địa tàng thiên, Yacon. Gồm 2 loại là củ màu đỏ mọc ở gần mặt đất chọn làm giống và củ lớn năm bên dưới để con người sử dụng. Đồng thời nó cũng trở thành loại đặc sản nổi tiếng trứ danh của vùng Lào Cai.
Đặc tính của sâm đất
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên độ hot của sâm đất chính là mùi vị tương tự như nhân sâm. Củ sâm có vị ngọt do một chất xơ không hòa tan – carbohydrate tạo nên. Nhờ vậy cơ thể không phải sợ là sẽ tăng cân mà còn được hấp thu được một nguồn lợi khuẩn có lợi.
Sau khi được con người sử dụng, họ đã khẳng định rằng, ăn củ sâm rất ngọt giòn và thanh mát, không cần phải nấu canh, ngâm rượu mà vẫn ăn sống được. Một số dưỡng chất quan trọng có trong củ sâm đất:
- Sắt, canxi
- Saponin, polysaccharides, fructooligosaccharides
- Vitamin A, C
- Một số khoáng chất cần thiết
Lượng calo trong 1 củ sâm đất rừng
Dù củ sâm tươi ngon và thanh mát, thích hợp ăn vào những mùa nắng nóng nhưng chị em lo sợ tăng cân và không biết có thể ăn nhiều sâm được không. Thực tế thì cứ 100g sâm sẽ chứa khoảng 15 calo. Sau khi để một thời gian, đường sẽ biến chuyển thành fructose và vô tình làm calo tăng lên nhưng không đáng kể khoảng 22 calo/100g.
Với lượng calo ít như thế này thì chị em hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không phải lo về vóc dáng hay cân nặng. Dù vậy ăn quá nhiều sẽ khiến củ sâm đất bị phản tác dụng, tốt nhất là chỉ ăn trong khoảng 400g – 500g.
Củ sâm đất có tác dụng gì?
Không ai có thể phủ nhận được tác dụng của củ sâm đất rừng, bởi nó nhận được công nhận từ các chuyên gia về sức khoẻ và kiểm chứng từ rất nhiều người sử dụng. Hiểu hơn về các công dụng này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của bản thân.
>> Tham khảo thêm tác dụng của củ sâm cau
Tác dụng của củ sâm đất là hỗ trợ giảm cân
Như đã nói ở trên, lượng tinh bột và calo trong củ rất thấp nhưng lượng chất xơ thì lại dồi dào nên đây là thực phẩm vàng của các đối tượng ăn kiêng. Chất xơ này tạo cảm giác no lâu, kích thích quá trình tiêu hoá thức ăn nhanh hơn, nhờ vậy người có xu hướng tăng cân có thể kiểm soát được cân nặng của mình. Tuy nhiên không nên thần thánh hoá công dụng giảm cân của nó và lạm dụng quá nhiều. Cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dưỡng chất.
Và một điều mà chị em cần biết để không lo ngại khi ăn sâm củ nữa là nó rất dễ tiêu hoá, giúp ruột hoạt động tốt hơn, chống táo bón, khó tiêu.
Củ sâm đất có tác dụng gì? Giảm đường huyết
Hạ đường huyết là biến chứng nguy hiểm hay xuất hiện ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Để kiểm soát được huyết áp thì cần đảm bảo số lượng và chất lượng của insulin. Một trong những phương pháp để giữ lượng insulin ổn định là bổ sung fructooligosaccharides qua củ của sâm đất. Đây cũng là lý do mà các bác sĩ lại khuyên bệnh nhân nên sử dụng những loại nước uống như sâm đất.
Tăng cường bảo vệ tim mạch khỏe mạnh
Song song với khả năng giảm đường huyết chính là bảo vệ tim mạch của fructooligosaccharides. Khi được cơ thể hấp thụ, nó chuyển hóa thành carbohydrate dự trữ và polyphenol. Từ đó tham gia vào việc kiểm soát lượng natri trong máu và duy trì lượng máu ổn định đến tim.
Phòng chống ung thư
Pectin trong củ sâm được cho là một chất chống oxy hóa cao có khả năng ức chế sự di chuyển của tế bào ung thư. Sự kết hợp của vitamin còn tham gia vào quá trình chống viêm, kháng khuẩn giúp sự tổn thương của các tế bào nhanh phục hồi hơn. Và theo như nghiên cứu thì củ sâm hoạt động tốt hơn ở cơ thể đang bị bệnh ung thư ruột kết.
Giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi
Một trong những vai trò của sâm đất mà ai cũng công nhận là chức năng chống mệt mỏi, giúp cơ thể bổ sung được nguồn năng lượng tích cực. Vì vậy phù hợp với những người thường xuyên bị bệnh, mới dậy sau trận ốm nặng. Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào sẽ hỗ trợ tăng cường sức khoẻ phát triển tốt.
Hướng dẫn cách sử dụng củ của sâm đất hiệu quả
Chúng ta thường hay biết đến sâm đất qua các bài thuốc bắc, chúng được xử lý và đem sấy khô để trở thành bài thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên những cách dưới đây sẽ giúp bạn tận dụng được dưỡng chất trong củ sâm một cách ngon miệng, đơn giản mà không có mùi đắng nồng khó uống như thuốc.
Ăn sống củ sâm đất
Đây cũng là trào lưu đang hot những ngày qua, dù là cách dùng mới nhưng đa số mọi người đều yêu thích cách ăn trực tiếp sâm đất này. Với vẻ ngoài căng bóng, vàng tươi và mọng nước, sâm gây kích thích vị giác của con người.
Bạn có thể ăn sâm như một loại trái cây bình thường. Vị thanh ngọt sẽ giải tỏa cơn khát, hạ nhiệt cơ thể, thanh lọc, thải độc giúp làn da đẹp hơn, căng mịn và hạn chế mụn.
Cách nấu sâm đất hầm xương
Đầu tiên chọn nguyên liệu tươi ngon gồm củ sâm, xương heo, cà rốt, gia vị, hành tím và tỏi. Vì xương heo chứa nhiều chất bẩn nên rửa sạch và trụng qua 1 lần bằng nước sôi. Cho thêm gia vị vào ướp tầm 30 phút, cho tỏi hành vào phi rồi tiếp tục đổ xương vào xào cho săn lại. Cho nước lọc vừa đủ và nấu đến khi xương mềm. Để tất cả nguyên liệu chín vừa phải thì cho cà rốt và củ sâm cắt từng khúc trước đó vào hầm khoảng 15 phút. Cuối cùng nêm nếm gia vị vừa miệng và sử dụng.
Món xào thịt bò với củ sâm
Thay vì chuẩn bị xương heo như cách trên, món ăn ta sẽ dùng thịt bò mềm để chế biến món ăn.
Công thức thực hiện vô cùng đơn giản:
- Thịt bò mang đi rửa sạch, sơ chế, cắt thành lát mỏng vừa ăn và ướp gia vị khoảng 15 phút
- Bắt chảo lên bếp, cho hành tím vào phi để dậy mùi thơm rồi cho thịt bò vào đảo đều
- Sâm đất mang đi ngâm với nước, cắt nhỏ, đổ vào một chảo riêng và xào cho gần chín. Tiếp theo đổ vào thịt bò đảo vài lần và nêm nếm gia vị
Cách sử dụng củ sâm đất làm mứt
So với những món cầu kỳ khác thì mứt sâm cực kì đơn giản và dễ làm, khi chỉ cần sâm và đường là bạn đã có ngay một món ăn hấp dẫn.
- Cạo vỏ, cắt thành từng khúc mỏng và ngâm trong nước muối. Khi rá hết nhựa mủ, vớt ra rổ và để ráo
- Bước tiếp theo là tiến hành trộn với đường cát, điều chỉnh lượng đường sao cho phù hợp với khẩu vị của mỗi người
- Sau khi trộn đều thì để ở nơi khô ráo cho đường tan ra và ngấm vào sâm
- Cho nguyên liệu vào chảo, vặn lửa nhỏ, đảo đều cho đến khi đường khô lại
- Cuối cùng là cho một vài giọt vani để mứt có mùi thơm và bắt đầu thưởng thức
Nộm củ sâm đất thơm ngon
Chuẩn bị
- Củ sâm bào sợi
- Cà rốt sợi
- Ớt, tỏi
- Gia vị
- Ngò thơm, đậu phộng, chanh
- Thịt gà, tôm
Cách làm
- Sâm đất và cà rốt mang đi rửa sạch, bào thành sợi nhỏ cho vào nước đá ngâm trong vòng 15 phút
- Mang đậu phộng đi rang chín
- Làm nước mắm trộn gỏi theo công thức đường, nước mắm, nước cốt chanh, tỏi và ớt
- Gà đem đi luộc và xé nhỏ
- Trộn tất cả nguyên liệu lại với nhau và thưởng thức
Sử dụng sâm đất ngâm rượu
Một trong những cách chế biến củ sâm đất không thể bỏ qua chính là mang đi ngâm rượu. Món rượu sâm được nhiều người ưa chuộng, không gây hại cho sức khỏe mà còn làm cơ thể tăng cường thể lực và tràn đầy sức sống hơn. Thậm chí rượu sâm còn trở thành đặc sản của một số vùng.
Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm, để có một bình rượu thơm ngon cần chọn củ sâm to, không dập, không trầy xước. Chỉ dùng rượu trắng nguyên chất có độ cồn 40 độ, bên cạnh đó đồ đựng rượu phải là bình thuỷ tinh hoặc sứ.
Công đoạn thực hiện:
- Đem sâm đất đi rửa sạch và để ráo
- Cho hết sâm vào bình theo hướng rễ ở bên dưới
- Đổ rượu ngập hết sâm
- Mang đi ủ, chú ý để nơi thoáng mát, khô ráo, tránh ánh nắng mặt trời
- Cuối cùng là chờ khoảng 3 tháng thì mang ra sử dụng
Một số lưu ý khi dùng củ sâm đất tại nhà
Nhiều người phản ánh răng khi bị dùng sâm thì xuất hiện một số tác dụng phụ như nôn mửa, chóng mặt. Điều này là do nhiều nguyên nhân khác nhau, bởi trong sâm có một lượng chất độc rất nhỏ chỉ được loại bỏ khi biết cách điều chế, nên khi vào cơ thể nhạy cảm rất dễ phát sinh phản ứng không mong muốn. Do đó khi sử dụng thì cần chú ý một số điều sau đây.
- Sâm đất là người bị bệnh viêm gan mất cảm giác thèm ăn
- Nó tương khắc với các loại thuốc điều trị bệnh thận hư, tiểu nhiều
- Hạn chế dùng với phụ nữ mang thai và trẻ em
- Gừng có thể làm giảm phản ứng mạnh mẽ của sâm, nên nếu bạn có cơ địa đặc biệt, hệ tiêu hoá yếu bẩm sinh thì nên ăn gừng trước khi dùng
- Sử dụng quá lâu, quá nhiều lần sẽ bị ngộ độc bởi lượng độc tố trong sâm
Ngoài củ thì lá sâm có thể dùng được không?
Có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh việc có nên sử dụng lá sâm hay không. Bởi lẻ một nhóm cho rằng dùng lá sâm pha trà rất tốt, nhưng một số người lại khẳng định lá sâm chứa độc. Và hiện nay điều này vẫn chưa được giới chuyên gia khẳng định. Vì vậy để an toàn thì chúng ta cần cân nhắc thận trọng trước khi dùng.
Củ sâm và khoai mỡ có phải là một không?
Câu trả lời là không. Nó là một loại củ với dưỡng chất riêng biệt. Tuy nhiên hình dáng bên ngoài lại tương tự như khoai lang, mùi vị giống củ sắn. Một điều quan trọng là củ sâm đất có thể ăn sống nhưng khoai mỡ thì lại không.
Tổng quát lại thì củ sâm đất không xấu chỉ khi ta biết cách sử dụng và điều chỉnh được liều lượng hợp lý. Bạn nên hiểu nó chỉ là một loại thảo dược hỗ trợ bệnh chứ không phải là thuốc chữa bệnh tận gốc. Do đó đối với bệnh nhân bị các chứng bệnh như ung thư, viêm gan mãn tính, tim mạch,.. thì nên kết hợp với phác đồ điều trị từ bác sĩ với sâm một cách hợp lý. Tham khảo ý kiến từ những người có chuyên môn để an toàn khi sử dụng.