Củ sâm cau có thực sự đem lại công dụng hiệu quả?

Sâm cau là loại dược liệu quý hiếm trong Đông y với nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe. Củ sâm cau có chức năng giúp bổ thận tráng dương, mạnh gân cốt…

Ngoài việc dùng để ngâm rượu sâm cau người ta còn dùng củ sâm cau để sắc nước uống hàng ngày vừa tiện lợi mà lại bổ dưỡng.

Củ sâm cau có nhiều công dụng rất tốt
Củ sâm cau chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Vậy củ sâm cau có công dụng như thế nào? Sâm cau nâu nấu nước uống có tác dụng gì? Cách nấu nước củ sâm cau như thế nào? thì chúng ta cùng Việt Fresh tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Giới thiệu chung về Sâm cau

Sâm cau có tên là gì ?

Cây Sâm cau được gọi với nhiều cái tên khác nhau như Tiên mao, ngải cau, Cồ nốc lan,… Trong đó, tên gọi thông dụng nhất được sử dụng là Sâm cau.

Tên khoa học của cây này là Curculigo orchioides Gaertn. Ngải cau thuộc họ Hypoxidaceae hay còn được gọi là họ Tỏi voi lùn.

Sâm cau thường mọc ở đâu?

Sâm cau thường mọc ở đâu?
Sâm cau thường mọc ở khu vực vùng núi cao

Sâm cau hiện nay phân bố hầu hết khu vực vùng núi cao ở Đông Dương, Malai, Thái Lan… Sâm cau có đặc tính ưa sáng và ưa ẩm, thường mọc tập trung ở ven chân núi đá, vùng nương rẫy.

Ở Việt Nam, sâm cau được tìm thấy nhiều ở các tỉnh như Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng và một số tỉnh như Lâm Đồng.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng sâm cau ngày càng nhiều nên cây đang được trồng tại nhiều địa phương để đáp ứng nhu cầu trong nước và cả xuất khẩu. 

Tác dụng không ngờ của củ sâm cau

Nhắc đến củ sâm cau rừng, trước tiên chúng ta phải kể đến những công dụng của củ sâm cau với sinh lý nam giới. Do vậy, củ sâm cau rừng được nhiều người mua về sử dụng để cải thiện đời sống tình dục.

Bổ thận tráng dương

Theo y học cổ truyền, sâm cau quy kinh vào hai kinh là can, thận. Vì vậy, sử dụng củ sâm cau rừng có tác dụng bồi bổ cho thận, là một cơ quan quan trọng đối với cơ thể.

Khi thận yếu, chúng ta thường gặp những vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng do thận gây ra, trong đó, vấn đề mà nhiều người quan tâm là yếu sinh lý, giảm khả năng tình dục.

Người thận yếu sử dụng sâm cau có thể cải thiện chức năng, giúp cho thận khỏe mạnh. Tác dụng bổ thận tráng dương của củ sâm cau rất mạnh, không chỉ những người bị bệnh mới cần sử dụng củ sâm cau để hỗ trợ mà người khỏe mạnh dùng củ sâm cau cũng cực kỳ tốt.

Củ sâm cau rừng sẽ giúp người sử dụng tăng ham muốn, nâng cao chất lượng cuộc yêu, kéo dài thời gian quan hệ,….Tất nhiên tác dụng bổ thận tráng dương của củ sâm cau rừng tốt hơn sâm cau trồng đấy nhé.

Tác dụng của củ sâm cau
Củ sâm cau giúp bổ thận tráng dương

Chữa bệnh liệt dương

Bệnh liệt dương khiến cho các quý ông, những người vốn được gọi là phái mạnh, lại không được “khỏe” cho lắm trong vấn đề quan hệ nam nữ.

Củ sâm cau rừng có khả năng cải thiện bệnh liệt dương cực kì tốt, là lựa chọn sáng suốt giúp nam giới lấy lại “mạnh mẽ” của mình. Trước mỗi bữa ăn nên sử dụng một ly nhỏ rượu sâm cau sẽ giúp bạn tự tin trong quan hệ.

Hỗ trợ điều trị bệnh lãnh cảm ở phụ nữ

Theo y học cổ truyền, bệnh này có quan hệ mật thiết với các vấn đề về gan, thận. Khi thận dương hư, không thể ôn dưỡng hạ tiêu, xung nhâm không đầy đủ thì sinh ra lãnh cảm trong tình dục.

Khi gan mạch mất khả năng điều hòa, dương khí không thể đến âm hộ, dẫn tới những ham muốn tình dục suy giảm. Như đã nói ở trên, sâm cau quy vào hai kinh can, thận, nên có tác dụng trong chữa bệnh lãnh cảm ở phụ nữ.

Chữa các bệnh khác

Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ đời sống tình dục thì củ sâm cau còn được các bác sỹ Đông Y sử dụng rất nhiều để chữa các bệnh khác. Dưới đây là một số công dụng khác của củ sâm cau rừng mà không phải ai cũng biết.

  • Với người già, dùng sâm cau để chữa đái són, lạnh dạ, kén ăn, tê thấp, lưng gối đau mỏi, vận động đi lại khó khăn.
  • Tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích hệ miễn dịch, chống viêm, chống co giật, giúp an thần.
  • Dùng làm thuốc bổ, điều trị các vấn đề về suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận mạn tính.
  • Sâm cau còn được dùng để chữa hen, dùng làm thuốc lợi tiểu, trị tiêu chảy.
  • Hỗ trợ điều trị các tình trạng hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh.
  • Chữa bệnh ngoài da, chữa lở loét rát hiệu quả.

Chữa bệnh hen suyễn, tiêu chảy

Khi bị hen suyễn, sử dụng củ sâm cau rừng một thời gian sẽ giúp cải thiện được vấn đề này. Đối với bệnh nhân bị hen suyễn mãn tính, củ sâm cau rừng có công dụng làm giảm tối đa tình trạng hen, tiêu chảy, giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại nhiều loại bệnh khác liên quan rất hiệu quả.

Chữa tê thấp, đau nhức toàn thân

Đau nhức toàn thân, tê thấp là bệnh phổ biến thường gặp ở người già, thậm chí người trẻ cũng có thể bị. Tình trạng này có thể tốt lên, bệnh nhẹ đi hay khỏi hẳn nếu sử dụng củ sâm cau rừng. 

Vì vậy, trong gia đình có người già hay ai đó hay bị chứng tê thấp, đau nhức toàn thân do căng thẳng gây ra thì không nên bỏ qua tác dụng của củ sâm cau này.

Điều hòa huyết áp cao

Sâm cau có tác dụng giúp điều hòa huyết áp cao, nhất là với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, bệnh nhân bị liệt dương.

Sâm cau nấu nước uống có tác dụng gì?

Cuộc sống ngày càng bận rộn, cơ thể con người không sinh hoạt điều độ. Điều này khiến cơ thể ngày càng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Vì vậy người ta tìm đến củ sâm cau để hỗ trợ điều trị các vấn đề về sức khỏe.

Sâm cau đảm nhận nhiều công dụng trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, mỗi bệnh lại có cách sử dụng và liều lượng khác nhau. Nước sâm cau có thể chữa các bệnh sau

  • Tương tự như với nam giới, sâm cau cũng có khả năng tương tự trong việc điều trị các vấn đề sinh lý của nữ giới.
  • Sâm cau có tính ấm nên làm dịu cổ họng, bồi bổ can thận, tỳ phế nên hỗ trợ điều trị bệnh lý này rất hiệu quả.
  • Đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh huyết áp thì uống nước sâm mỗi ngày giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định, tránh tai biến

Một vài lưu ý

Một vài lưu ý
Một vài lưu ý khi dùng sâm cau

Khi sử dụng sâm cau cho sức khỏe

Sâm cau tuy là loại dược liệu thiên nhiên và có chứa độc tố. Trước khi sử dụng sâm cau trong các vị thuốc cần khử hết độc tố có trong củ. Có thể dùng nước vo gạo ngâm củ qua đêm sau đó mới tiến hành phơi hay sấy khô. Cách này này sẽ giúp làm giảm độc tố có trong sâm cau.

Người bệnh không nên quá lạm dụng vị thuốc này trong chữa bệnh bởi dùng sâm cau liều quá cao kéo dài sẽ gây cương dương, làm tinh hao kiệt sức. Người hư yếu, bị âm hư hỏa vượng thì không nên dùng.

Khi lựa chọn sâm cau

Khâu lựa chọn đúng sẽ quyết định đến hiệu quả chữa trị cũng như bồi bổ sức khỏe. 

Cây sâm cau được bày bán trên thị trường hiện giờ thường hay bị trà trộn với loại cây bồng bông. Thực tế, hai loại cây này có hình dáng cũng như tác dụng dược tính khá giống nhau nên hay bị nhầm lẫn. 

Cây bồng bông cũng có phần rễ củ màu đỏ giống như sâm cau. Với tác dụng chính là hỗ trợ điều trị bệnh kiết lỵ.

Tuy nhiên, cây bồng bông lại không hề có tác dụng hỗ trợ cải thiện đời sống sinh lý giống như sâm cau. Nguy hiểm hơn là trong cây bồng bông còn tồn tại độc tính, nếu dùng không đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể.

Khi lựa chọn sâm cau
Lựa chọn sâm cau tránh nhầm với cây khác

Vậy nên trong quá trình mua bán, bạn cần chú ý phân biệt kĩ. Bạn hãy ưu tiên mua tại hiệu thuốc uy tín hoặc mua trực tiếp tại những vùng chuyên khai thác, trồng sâm cau. 

Trên đây là những giới thiệu chi tiết về vị thuốc quý Sâm cau. Đây là cây dược liệu thiên nhiên quý giá có thể giúp điều trị bách bệnh.

Người bị mắc các bệnh về sức khỏe nam giới, người già hay phụ nữ có thể để lại thông tin để được hỗ trợ tư vấn điều trị các bệnh liên quan với vị thuốc từ dược liệu quý này.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart