Bật mí 6 lợi ích của lá dứa đến sức khỏe mà bạn không ngờ tới

Nhắc đến lá dứa chắc hẳn những chị em phụ nữ sẽ không quá xa lạ khi đây là nguyên liệu dùng để làm cho món ăn có hương thơm nồng nàn, tăng vị ngon hơn. Tuy nhiên, loại lá này còn có rất nhiều dưỡng chất giúp bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe. Hãy cùng Việt Fresh khám phá những lợi ích của loại lá đặc biệt này đến sức khỏe con người nhé.

Những thông tin chung về lá dứa

lá dứa
Lá dứa còn được gọi là nếp, lá dứa thơm

Lá dứa là gì?

Lá dứa vô cùng nổi tiếng và còn được biết đến nhiều tên gọi khác nhau như lá nếp, lá dứa thơm, lá thơm. Cây lá dứa là thực vật thân thảo, hay được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới, những nơi nóng nóng ẩm. Loài cây này mọc hoang khắp nơi và được trồng rộng rãi. Mặt trên của lá có màu xanh lục thẫm và hơi nhẵn bóng, mặt dưới thì nhạt hơn và có gân lá, có mùi thơm dịu nhẹ như mùi cơm nếp rất dễ chịu.

Cách thu hoạch lá dứa

Cây lá dứa phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Philippines.Với điều kiện thời tiết và khí hậu nhiệt đới như Việt Nam thì cây phân bổ ở cả 3 miền đất nước.Giống cây này được trồng ở những vùng nhiệt đới, nơi đất ẩm, râm mát. Cây được thu hoạch quanh năm, nông dân sẽ chọn những lá già, dày và có màu xanh sẫm. Lá sẽ được rửa sạch dùng làm gia vị trong các món ăn hay dùng để pha trà uống.

Thành phần hóa học của lá dứa

Loại lá này rất đặc biệt vì chứa hương xạ đặc trưng mà những loại cây thuộc họ Dứa dại khác không có được. Mùi hương này được tạo ra bởi một loại emzym không bền vững và dễ bị oxy hóa. Ngoài ra, lá này còn có những thành phần khác như sau.

  • Nước
  • Chất xơ
  • Glycosides
  • Alkaloid
  • 2-Axetyl – 1 – Pyrrolin
  • 3-Metyl-2 (5H) – Furanon

Lá dứa có tác dụng gì?

Lá dứa tươi
Những lợi ích tuyệt vời của loại thảo dược này

Giảm lượng đường huyết

Trong lá dứa thì không có đường nhưng lại chứa nhiều glycoside. Điều này nhằm có công dụng giúp glucose chuyển hóa thành năng lượng một cách dễ dàng và hạn chế được tình trạng tích tụ đường ở trong máu. Bên cạnh đó, với hàm lượng chất xơ ldồi dào, loại lá này cũng làm chậm quá trình hấp thu carbohydrate, vậy nên lượng đường trong máu mới được trung hòa và ổn định đường huyết tốt hơn.

Tốt cho tim mạch

Trong lá dứa có một lượng lớn là kali, đây là chất có tác dụng nhằm cân bằng điện giải ở trong cơ thể giúp đưa huyết áp về lại mức bình thường. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa là polyphenol cũng có khả năng hạ huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Do vậy mà, áp lực lên những mạch máu và điều hòa đường huyết khiến ngăn ngừa được tình trạng tăng huyết áp, hay đột quỵ, xơ vữa động mạch.

Giảm căng thẳng và bảo vệ răng miệng

Nếu như mỗi lúc mệt mỏi, căng thẳng quá độ thì nhiều người sẽ dùng tinh dầu để điều chỉnh lại tinh thần, giúp họ thoải mái hơn. Lá dứa cũng có tác dụng tương tự như vậy, ngoài hương vị thơm mát nhẹ nhàng, loại lá này còn chứa chất tannin giúp xua tan đi những mệt mỏi, chán nản. Bên cạnh đó, lá nếp còn giúp cầm máu nướu răng vô cùng tốt. Khi nhai lá nếp thì sẽ mang lại hơi thở thơm tho, khử mùi hôi miệng hiệu quả.

Làm đẹp da

lá dứa thơm
Lá nếp làm làn dịu da khi cháy nắng

Sử dụng lá dứa là một trong những cách vô cùng hiệu quả để chữa da cháy bỏng nắng vào mùa hè. Bạn có thể dùng lá dứa làm để tắm bằng cách ngâm mình trong bồn tắm có pha thêm chút trà lá nếp để làm dịu đi các vết bỏng nắng, tránh bị đen sạm đi. Ngoài ra, bạn cũng có thể đắp mặt nạ từ loại lá này để làm làm da trắng sáng và rạng rỡ hơn.

>> Nước ép đẹp da đơn giản, hữu hiệu tại nhà 

Giảm cân hiệu quả

Uống nước lá dứa được xem là một bài thuốc từ thiên nhiên vô cùng an toàn để giảm cân, đánh tan đi lượng mõ thừa. Vì trong loại lá này chứa nhiều enzym giúp cho quá trình tiêu hóa nhanh và phân hủy được lượng mỡ trong thức ăn nhanh chóng. Ngoài ra, loại lá này còn có tác dụng làm nhuận tràng nhằm loại bỏ đi hết những chất cặn bã ra ngoài cơ thể.

>> 10 thực phẩm giảm cân đánh tan mỡ bụng nhanh chóng, hiệu quả

Giảm đau xương khớp

Lá dứa cũng vô cùng hiệu quả trong chữa trị đau nhức cơ cơ thể, khiến bạn không còn cảm thấy mệt mỏi, uẩ oải. Bởi vì bên trong loại lá đặc biệt này có các  phần chính là nước, chất xơ, alkaloid, glycosides hay 2-axetyl-1-pyrrolin và 3-metyl-2(5H)-furanon nên có khả năng chữa tay chân tê mỏi, sưng khớp, viêm thấp khớp.

Những bài thuốc chữa bệnh hiệu quả với lá dứa

chữa bệnh với lá dứa
Những bài thuốc hữu hiệu với lá nếp

Trị bệnh thấp khớp

Nếu như bạn bị viêm khớp hay viêm khớp thuộc dạng thấp, sưng khớp thì bạn có thể dùng bài thuốc đơn giản từ lá nếp và dầu dừa theo những bước như sau.

  • Dùng 3 lá nếp và rửa sạch bụi bẩn, cắt khúc nhỏ
  • Đun 1 bát con dầu dừa trên bếp với lửa nhỏ liu riu
  • Cho lá nếp vào bát dầu dừa, khuấy thật đều tay để lá nếp thấm đều dầu dừa, rồi để cho nguội bớt đi
  • Đắp lá nếp tẩm dầu dừa vào những vùng khớp bị đau hay sưng, rồi chà xát thật nhẹ nhàng và để trên da trong vòng 15 phút.

Hạ đường huyết

Lá nếp là nguồn nguyên liệu thiên nhiên nên rất an toàn, những người bị tiểu đường tuýp 2 vẫn sử dụng được trong thời gian dài mà không lo đến những tác dụng phụ khác.

  • Lá nếp khi hái hoặc mua về thì rửa sạch và để cho ráo nước rồi hãy đem phơi khô, hãy đảm bảo rằng lá vẫn còn màu xanh.
  • Mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 10 lá khô đun cùng với 2.5 lít nước, để trên bếp cho đến khi chỉ còn lại 2 lít thì bắc xuống.
  • 2 lít nước này bạn hãy chia thành 3 phần, uống trước mỗi bữa ăn 30 phút, dùng trong 1 tuần. Để có kết quả tốt nhất thì hãy kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp.

Trị gàu hiệu quả

lá nếp trị gàu hiệu quả
Lá nếp giúp trị gàu và làm tóc bóng mượt

Khi sử dụng các loại dầu gội đầu công nghiệp vừa gây hại cho tóc mà còn không làm sạch hết được các mảng bám và gàu ở trên da đầu. Bạn hãy dùng lá dứa để trị gàu như sau.

  • Lấy khoảng 6-7 chiếc lá nếp, sau khi rửa sạch thì giã nát, thêm vào đó 100ml nước rồi khuấy đều và dùng vải để lọc lấy nước cốt màu xanh.
  • Thoa đều hỗn hợp nước cốt lên da đầu trong vòng 30 phút, rồi xả lại bằng nước sạch.
  • Dùng cách này sẽ giúp hết gàu nhanh chóng, đồng thời còn khiến mái tóc trở nên chắc khỏe, bóng mượt, và bớt gãy rụng

>> Mái tóc bồng bềnh, mượt mà với ủ tóc bằng nha đam 

Chữa đau nhức răng

Ngoài việc mang lại hương thơm cho răng miệng thì loại lá này còn có khả năng trị đau nhức răng, viêm lợi vô cùng hiệu quả. Bạn hãy làm theo các bước sau đây.

  • Ngâm khoảng 1-2  lá nếp trong nước muối pha loãng để cho sạch hết bụi đất, hóa chất
  • Rồi cắt lá thành những khúc nhỏ
  • Mỗi khi đau răng, bạn có thể nhai trực tiếp, ngậm một chút để nước từ lá chiết ra làm giảm đau hiệu quả. Cách này cũng nhằm giúp loại bỏ đi mùi hôi miệng khi bị viêm lợi.

Làm dịu da khi bị cháy nắng

Mùa hè nắng gắt nên da rất dễ bị bắt nắng khi tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời. Điều này sẽ khiến da bị sạm đen, nặng hơn là gây ung thư da. Lá dứa có thể có thể làm dịu đi những vết bỏng nắng một cách hữu hiệu.

  • Lấy vài lá nếp rửa sạch rồi cắt thành những khúc nhỏ, bỏ nồi chứa 2 lít nước đun sôi thì tắt bếp và để nguội.
  • Hãy pha nước tắm vào nước lá này, chú ý điều chỉnh nước ở nhiệt độ thường.
  • Ngâm mình trong nước lá và tắm như bình thường.

Những lưu ý khi dùng lá dứa

lá dứa và những điều cần lưu ý
Những điều cần chú ý khi dùng lá nếp làm thuốc

Cách dùng lá dứa đúng cách

  • Vì lá nếp là loại thảo dược thiên nhiên nên sẽ phát huy công hiệu chậm, bạn phải kiên trì dùng để điều trị
  • Trước khi dùng lá nếp làm thuốc, bạn nên trao đổi và hỏi ý kiến của các y bác sĩ trước.
  • Những bài thuốc từ cây dứa thơm có thể sẽ không phù hợp, không hiệu nghiệm hoặc gây dị ứng với một số người . Do đó, mọi người cần cân nhắc trước khi dùng và tùy thuộc vào cơ địa mà hiệu quả sẽ khác nhau.
  • Những bài thuốc này chỉ có công dụng nhằm hỗ trợ điều trị bệnh, không thể thay thế các loại thuốc đặc trị được. Người dùng không được bỏ thuốc nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Mỗi ngày nếu uống hoặc ăn thì chỉ nên dùng từ 1 – 2 lá dứa tươi. Dùng nhiều trong thời gian dài có thể gây hạ đường huyết.
  • Trước khi dùng, bạn nên rửa sạch lá để trôi hết đi các bui bẩn, thuốc trừ sâu hay hóa chất còn bám trên lá

Những ai không nên dùng lá dứa?

  • Người bị bệnh thận: Trong lá nếp có hàm lượng kali khá cao nên sẽ gây buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sức khỏe của những bệnh nhân mắc bệnh thận.
  • Người bị tiêu chảy: Lá nếp có đến 90% là nước nên loại thảo dược này có khả năng nhuận tràng nhẹ. Do vậy, khi sử dụng quá nhiều sẽ khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Qua bài viết trên thì chắc hẳn rằng bạn đã có những thông tin cực kì hữu ích về lá dứa đúng không nào. Loại lá này không chỉ là một gia vị quen thuộc thường xuất hiện trong các món ăn của người Việt mà còn là một thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trước khi dùng lá này để trị bệnh, người dùng nên cân nhắc và hỏi ý kiến của những người có chuyên môn. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart