Cây sâm đất có mấy loại? 13 Loại sâm tốt nhất hiện nay

Trong tất cả các loại sâm quý của Việt Nam thì không thể bỏ qua sâm đất. Một loại sâm chứa nhiều dưỡng chất quan trọng mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nó không chỉ nhiều giá trị dinh dưỡng mà độ đa dạng về chủng loại cũng rất phong phú. Nếu bạn còn thắc mắc, không biết cây sâm đất có mấy loại thì bài viết hôm nay sẽ tổng hợp đầy đủ những loại sâm đất Việt Nam, từ đó lựa chọn loại phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bản thân. 

Cây sâm đất là gì? Cây sâm đất có mấy loại

Cây sâm đất
Sâm đất

Sâm đất là tên chung thường gọi của một loại thảo dược quý hiếm xuất hiện từ lâu và được lưu truyền trong các cuốn sách y học cổ truyền Việt Nam. Bên cạnh cái tên sâm đất thì con người cũng hay gọi nó là thổ sâm, địa sâm, sâm quy bầu, sâm thổ cao ly,…

Đặc điểm của nó là tính lạnh, ít độc, khi dùng quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nôn mửa, chóng mặt, đau đầu,…Dù loại sâm quý nhưng đa số chúng mọc hoang ngoài tự nhiên, và một số vùng đã nuôi trồng sau khi phát hiện được giá trị kinh tế từ loài này, chủ yếu ở các vùng núi phía Bắc.

>> Tìm hiểu các giá trị của củ sâm đất

Một số tác dụng của sâm đất: 

  • Bổ sung năng lượng, kích thích não bộ, giúp não bộ khoẻ mạnh
  • Nhuận tràng,giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra bình thường, không táo bón, tiêu chảy
  • Kìm hãm quá trình chuyển tinh bột thành đường, từ đó ổn định đường huyết không bị tăng giảm thất thường
  • Hàm lượng chất xơ trong sâm kích thích sản sinh cholesterol tốt và ngăn chặn hấp thụ các loại cholesterol xấu
  • Các hoạt chất chống oxy hoá cùng pectin tiêu diệt tế bào gây ung thư
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, biến chứng đột quỵ 
  • Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn
  • Tăng sức đề kháng, chống suy nhược cơ thể
  • Cung cấp các khoáng chất cho xương khớp chắc khỏe, giúp vận động dễ dàng
  • Bổ sung vitamin A cho cơ thể, từ đó giúp mắt sáng, phát triển thị lực tốt hơn

Cây sâm đất có mấy loại? Các loại sâm đất nên dùng 

Cây sâm đất có mấy loại?
Các loại sâm đất nên dùng 

Sâm Ngọc Linh

Đứng đầu trong danh sách loại sâm đất quý hiếm thì phải nhắc đến sâm ngọc linh. Nó được coi là quốc bảo của Việt Nam, nằm trong top 20 loại sâm được phát hiện đầu tiên trên thế giới. Một trong những điều quan trọng nâng cao giá trị của sâm chính là hàm lượng Saponin. Với hơn 25 loại Saponin, người hấp thụ sâm ngọc linh sẽ cải thiện được hệ miễn dịch, tăng cường trí nhớ, giảm đau và phòng chống các căn bệnh nguy hiểm như ung thư, tiểu đường,… 

Đặc điểm của cây là thân thảo, sống lâu năm, phát triển chủ yếu tại các vùng Trung Trung Bộ. Và nhiều cuộc thử nghiệm đã diễn ra để nghiên cứu loại nhân sâm này. Các kết quả đều đồng loạt nhận thấy sâm làm đẹp da, dưỡng tóc chắc khỏe, tăng cường sinh lực ở nam giới, đồng thời là chống stress, trầm cảm. 

Cây sâm đất có mấy loại ? Sâm cau rừng

Dù được phát hiện sau nhưng giá trị dinh dưỡng mà sâm cau mang lại cũng được đánh giá khá cao. Nó được ca ngợi là thần dược của nam giới trong việc tăng cường sinh lý, cải thiện chứng di tinh, mộng tinh, tinh trùng yếu. Khá với ngọc linh, thân sâm cau dạng dây leo, chúng sẽ bò trên mặt đất hoặc sống bám trên cây khác. 

Trong các bài thuốc đông y, loại sâm đất này thường xuyên xuất hiện trong bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy, hen suyễn, huyết áp,…

Sâm Quy đá nằm trong các loại sâm đất Việt Nam 

Để trả lời cho câu hỏi sâm đất có mấy loại thì người ta hay kể đến sâm quy đá. Néu sâm cau là bảo vật của đàn ông thì sâm quy đá lại là tiên đan của chị em phụ nữ. 

Sâm quy đá có tác dụng giúp khí huyết lưu thông, điều hoà kinh nguyệt, tránh cảm giác đau bụng dưới, buồn nôn khi tới tháng. Đây là một vị thuốc hữu hiệu để khôi phục sức khoẻ, chống chán ăn, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Nếu bạn đang muốn tìm một thực phẩm để bồi bổ cơ thể thì sâm quy đá là sự lựa chọn tuyệt vời. 

Sâm Đinh Lăng nếp nhỏ

 Đinh Lăng
Cây sâm đát có mấy loại? Sâm Đinh Lăng

Đinh lăng không khó tìm như các loại khác, nó xuất hiện nhiều trong dân gian với tên gọi quen thuộc là gỏi cá. Do đó khi được xếp vào loại sâm đất lại khiến nhiều người bất ngờ. Các chuyên gia khẳng định đây là loại sâm của người nghèo, có khả năng chống suy nhược cơ thể, chữa viêm niêm mạc, làm lành vết thương và là vị thuốc giảm sốt đa công năng.  

Sâm Đá Trắng

Khác với đinh lăng, sâm đá trắng khó tìm vì cây chỉ cao 3 đến 12cm, trong khi đó lá của chúng không phát triển mà chỉ lớn lên ở rễ cho nên gây khó khăn trong việc khai thác và sử dụng. 

Đặc tính của sâm đá là mọc thành cụm gần nhau, mang trong mình hàng loạt dưỡng chất bổ máu, phù hợp với người bị bệnh thiếu máu. Hiện nay, sâm đá trắng tại Hà Giang và Sapa là loại nổi tiếng nhất và giá cả cũng không rẻ khi mua chúng. 

Cây sâm đá có mấy loại? Hoàng Sin Cô

Củ sâm đất, khoai sâm là những cái tên mà người ta hay gọi khi nói về hoàng sin cô. Củ của loại sâm đất này khá đặc biệt, không cần chế biến cầu kỳ mà vẫn có thể sử dụng trực tiếp. Củ sâm có nhiều kích thước, dáng trụ, khá to trông giống củ khoai và chúng mọc so le với nhau. Mọi người nên thay thế và dùng hoàng sin cô đều đặn để tăng cường thể lực và bảo vệ hệ miễn dịch được tốt hơn. 

Sâm Đương Quy

 Đương Quy
Sâm Đương Quy mang nhiều dinh dưỡng

Nguồn gốc của sâm đương quy là từ Trung Quốc, ưa sống ở độ cao trên 2000m nên để khai thác được loại sâm này là tương đối khó khăn. Trong điều kiện khí hậu Việt Nam, đương quy được tìm thấy tại Lào Cai, Lai Châu, Hoà Bình và các tỉnh Tây Bắc khác. 

Một số tác dụng của sâm đương quy: chữa đau bụng, viêm amidan, hạ huyết áp và co thắt cơ. 

Thổ Hào Sâm

Sâm bố chính
Hình ảnh cây sâm bố chính

Thổ Hào Sâm tập trung nhiều tại khu vực Bắc Trung Bộ nước ta, đặc biệt là tại các vùng núi như Hương Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn. Người dân nơi đây còn gọi loại này là Sâm Bố Chính, sử dụng nó để chống lão hoá, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, bảo vệ sự ổn định từ hệ miễn dịch để tránh mắc phải các bệnh lý thông thường. 

Củ Đẳng Sâm

Đây cũng là một loại cây đến từ Trung Quốc, bắt đầu du nhập vào nước ta trong khoảng những năm 1990. Người ta đã phát hiện loại cây thân cỏ, quấn quanh các thân gỗ tại các vùng núi ở Lạng Sơn, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng,…Sau khi sử dụng thì họ đã phát hiện ra được đặc tính dược liệu của loài cây này, từ đó củ đẳng sâm có mặt trong cuốn sách Đông y với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, chống đột quỵ, xơ vữa động mạch,…

>> Tham khảo các đặc tính của đẳng sâm

Tam Thất Bắc

Cây sâm đất có mấy loại? Một trong những loại sâm mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người chính là tam thất bắc. Giống như những loại thảo dược khác, chúng xuất hiện nhiều ở các vùng đồi núi. Mùi vị đặc trưng của tam thất thường khá ngọt nên rất dễ dùng. Có nhiều cách sử dụng, con người có thể xay thành bột hoặc ngâm mật ong, ngâm rượu. Người già trí nhớ kém, đi lại khó khăn thì nên dùng loại thảo dược này. 

Cây sâm đất có mấy loại? Tục đoạn

Tục đoạn có tên khoa học là Dipsacus asper Wall. Bộ phận được sử dụng là củ, người ta không dùng tục đoạn để chế biến món ăn mà sấy khô và bỏ chúng vào bài thuốc chữa lành vết thương, trị thoát mủ,… 

Tục đoạn có chiều cao khoảng 2m, mỗi thân có 6 cạnh. Lá cây không cuống, có răng cưa dài, phiến lá nhỏ, đầu nhọn, hoa màu trắng, quả chia làm 4 cạnh và mang màu xám trắng.

Cây đan sâm

Xích sâm
Đan sâm rừng

Tên gọi khác là xích sâm, tử sâm, đơn sâm, huyết sâm, thân bao phủ bởi một lớp lông ngắn màu vàng có các gân dọc. Rễ cây màu đỏ nâu và đây cũng là bộ phận dùng làm thuốc. Đan sâm được thu hoạch bắt đầu vào mùa xuân hoặc thu bằng cách sơ chế rễ và mang đi sấy khô. 

Cây sâm đất có mấy loại? Đa số đan sâm được sử dụng cho phụ nữ chữa bệnh thiếu máu hoặc các bệnh phụ khoa. Tuy có vị đắng khó uống nhưng nói về những lợi ích mà nó mang đến cho sức khoẻ lại vô cùng nhiều. 

Sa sâm

Các loại sâm đất nước ta? Sa sâm là thực vật dạng cỏ, phân bố rộng rãi tại vùng ven biển như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ninh, Quảng Bình. Chứng bệnh đặc trị hiệu quả mà người ta hay dùng sa sâm chính là bệnh liên quan đến hệ hô hấp, ho lao, viêm phế quản,…

Cách sơ chế: 

  • Đào hết củ mang đi rửa sạch
  • Thái lát mỏng ngâm với phèn chua
  • Khi sâm se lại thì cho xông với diêm rồi tiếp tục phơi
  • Cuối cùng là bỏ vào bình đựng để nơi khô ráo, thoáng mát

Khi dùng các loại sâm đất cần chú ý điều gì?

Các loại sâm
Cây sâm đất có mấy loại? củ sâm đất

Cây sâm đất có mấy loại? Bởi vì các loại sâm đất có rất nhiều, mỗi loại có một đặc tính dược liệu và nhiều công dụng khác nhau. Do đó việc thận trọng trong việc chọn loại sâm để bổ sung cho cơ thể là cực kì cần thiết, cụ thể: 

  • Chọn mua sâm tại địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng
  • Xem xét tình trạng của cơ thể để chọn loại sâm phù hợp
  • Không uống quá liều lượng
  • Không đề cao vai trò của sâm mà quên đi việc xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày
  • Bỏ đi thói quen ham hàng giá rẻ để tránh gặp phải hàng giả kém chất lượng 

Cuộc sống ngày càng hiện đại, nhu cầu về sức khỏe ngày càng được nâng cao. Hãy quý trọng và chăm lo sức khỏe bản thân, tìm cách bổ sung dưỡng chất thiết yếu, đầy đủ để cơ thể khoẻ mạnh, không bệnh tật. Nếu bạn đang phân vân giữa nhiều lựa chọn thì Việt Fresh sẽ là nơi giúp bạn có được cơ thể khoẻ mạnh, hứa hẹn sẽ sát cánh cùng mọi gia đình trên con đường giải trừ bệnh tật, hướng tới cuộc sống vui vẻ và ý nghĩa. 

Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ

  • Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
  • Hotline: 093 177 07 58
  • Website: https://befresh.vn/
  • Gmail: info.vietfreshinternational@gmail.com

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart