Cây măng cụt là một loại trái cây vô cùng nổi tiếng tại khu vực Đông Nam Á. Tại nước ta, thì măng cụt được dùng như một quả tráng miệng có vị chua nhẹ, ngọt thanh vô cùng thơm ngon. Hãy cùng Việt Fresh khám phá cách trồng cũng như lợi ích tuyệt vời mà loại cây này mang lại nhé.
Những thông tin chung về cây măng cụt
Măng cụt là gì?
Tên khoa học của loại cây này là Garcinia mangostana L., là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở những nước như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam. Bởi vì sở hữu hương vị chua ngọt cùng với những tác dụng tuyệt vời nên ngày nay giống cây này cũng được trồng ở Myanmar, Philippines và Ấn Độ. Tại nước ta, măng cụt khá phổ biến ở Nam Bộ, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Đặc điểm
- Cây măng cụt thuộc loại thân gỗ như thân nhãn, phát triể sau nhiều năm sẽ khá to và cao. Chiều cao trung bình cỡ 10m
- Chúng có tán tròn, rộng, phân cành nhiều, tầng lá dày, màu xanh đậm, kích thước lá vừa phải.
- Rễ măng cụt là loại rễ ăn nông trên mặt đất là chủ yếu ở và sinh trưởng khá chậm
- Quả măng cụt to bằng lòng bàn tay, vỏ ngoài màu tím và cứng, bên trong múi màu trắng tinh, phía cuống sẽ có 5-6 cánh
- Bên trong ruột có các múi, có hạt không hạt nhỏ, vị chua thanh nhẹ nhàng
- Mùa hoa ra vào khoảng tháng 3 hàng năm và được thu hoạch từ tháng 5 đến tháng 8
Phân loại
Hãy để Việt Fresh bật mí những loại măng cụt nổi tiếng nhất nước ta nhé. Có nhiều loại măng cụt. Mỗi loại có một hình dạng và hương vị khác nhau. Ở Việt Nam có hai loài nổi tiếng nhất đó là măng cụt Lái Thiêu của Bình dương và loại nhập khẩu từ Thái Lan.
- Măng cụt Lái Thiêu: có cuống khá to, bầu tròn, vỏ hơi tím sẫm, chín tự nhiên và vị ngọt nhiều hơn vị chua
- Măng cụt Thái: nhỏ nhưng có cuống dài nhưng nhỏ, vỏ bên ngoài màu nâu cam, vị nvô cùng ngọt và mềm
Thành phần dinh dưỡng
Tất cả các bộ phận của cây măng cụt đều chứa rất nhiều dưỡng chất.100g lá măng cụt có nhiều vitamin C và riboflavin (vitamin B2) cùng các beta-caroten. Ngoài ra, chúng cũng có các dưỡng chất như là kali, canxi, magiê. Rễ cây có khá nhiều chất xơ. Quả không chỉ rất ngon mà còn có các thành phần chống oxy hóa, kháng viêm, canxi và sắt
Kỹ thuật trồng cây măng cụt mau ra quả
Măng cụt là loại quả khá phổ biến tại nước ta. Nhưng cách trồng cây măng cụt như thế nào mới là đúng cách để cây phát triển quanh năm? Khá nhiều người tò mò về vấn đề này đúng không nào? Hãy để Be Fresh bật mí cho bạn nhé.
Điều kiện phát triển
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của măng cụt là 25-35°C và độ ẩm tối thiểu là 80%. Những năm mới trồng nên che bóng nhằm tránh nắng cho cây. Đất phải là loại nhiều dinh dưỡng, không quá ẩm hay quá khô. Tốt nhất là đất tơi xốp, thoát nước tốt. Nhưng loại quả này không phát triển tốt trên vùng đất bị nhiễm mặn
Kỹ thuật nhân giống
Hai cách phổ biến nhất đó là ghép cành và gieo hạt. Hạt măng cụt không thể dự trữ được lâu do chúng mau chóng mất sức nảy mầm. Muốn gieo hạt hãy chọn những hạt nặng, to và rửa sạch rồi bỏ vào đầu đất hay liếp ươm. Vật liệu đựng trong đó là tro trấu, cát mịn với phân hữu cơ hay bột sơ dừa. Bạn nên nhớ giữ ẩm và tưới nước thường xuyên. Ghép cành thì khó hơn và quá ít, nhỏ hơn nhiều so với cách gieo hạt
Cách trồng cây măng cụt
Sau khi gieo hạt và mọc thành cây con thì bạn nên chuyển chúng sang một bầu lớn hơn, tránh làm tổn hại đến rễ vì chúng yếu và không có lông hút. Lúc này cây sẽ cỡ 12-13 cặp lá cùng với 1 cành cấp 1. Bạn tiến hành Khoan một lỗ trên mô để phù hợp với bầu đất, cẩn thận đặt cây và lấp đầy đất. Cắm cọc vào khu vực giữa cây để cây không bị đổ
Kỹ thuật chăm sóc
Cây trúc tử cần phải được chăm sóc một cách tỉ mỉ và cần đầu tư nhiều công sức. Bạn phải tưới nước cho cây đầy đủ, thường cho cây trong khi mùa nắng đến và màu mưa thì phải làm chi cây thoát nước tốt. Trong giai đoạn sau khi ra hoa và kết trái nếu thiếu nước và các chất dinh dưỡng thì quả măng cụt sẽ nhỏ và không ngon
Quy trình tỉa cành, tạo tán
Việc cắt tỉa không quan trọng đối với nhiều cây ăn quả nhưng lại rất cần thiết với cây măng cụt vì nó ảnh hưởng đến việc ra hoa và đậu trái. Vì vậy, nên tỉa bớt những cành vượt,chồng chéo lên nhau để cây được cân đối. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bỏ đi những cành bị sâu bệnh để cây phát triển tốt nhất
Những lợi ích sức khỏe của cây măng cụt
Chống lão hóa
Xanthones cùng với catechin và các loại vitamin có ở măng cụt là những dưỡng chất rất tốt cho da và có khả năng chống lão hóa hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất chống oxy hóa trong loại trái cây này còn hạn chế da bị tổn thương, giúp mamg lại làn da vô cùng trẻ trung và sáng mịn đầy sức sống cho bạn
Cân bằng đường huyết
Lượng đường trong máu tăng cao có thể dẫn đến các bệnh như tiểu đường hay gan nhiễm mỡ và niều căn bệnh nghiêm trọng khác. Trong loại cây ăn quả này có khá nhiều proanthocyanidin oligomeric và axit tannic sẽ giúp trung hòa lượng đường huyết từ đó làm ổn định nồng độ đường có trong máu
Giảm cân hiệu quả
Những ai tò mò măng cụt bao nhiêu calo thì đừng lo vì măng cụt giàu hợp chất xanthone có khả năng giảm cholesterol và hạ huyết áp rất tốt. Khi cholesterol xấu già đi, mảng bám sẽ tích tụ lại bên trong mạch máu của bạn. Kháng thể xanthones này sẽ có chức năng giảm cholesterol xấu từ đó chống béo phì. Đồng thời, nó cũng giúp chuyển thức ăn thành năng lượng nên không gây tích tụ mỡ.
Chống viêm hiệu quả
Trong nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các đặc tính chống oxy hóa của xanthones có trong măng cụt sẽ mang lại khả năng chống viêm và tiêu diệt những tế bào gây ra ung thư. Ngoài ra, măng cụt cũng có khá nhiều chất xơ nên làm giảm đi các phản ứng viêm của cơ thể chúng ta
Tăng cường miễn dịch
Chất xơ cùng với vitamin C có ở quả này rất cần thiết đối với hệ thống miễn dịch. Chúng có chức năng tăng cường sức đề kháng, chống lại những bệnh cảm thông thường. Hơn nữa, mămg cụt cũng có tính kháng khuẩn nên ngăn ngừa được các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể
Những thắc mắc thường gặp khi dùng măng cụt
Măng cụt chế biến thành các món gì?
Cây trúc tử là nguyên liệu dùng để tạo thành rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng đặc biệt là ở các nước Đông Nam Á. Bởi vì sở hữu vị chua nhẹ hòa cùng vị ngọt dễ chịu nên có khá nhiều món ngon từ mămg cụt đặc biệt là vào màu hè như trà măng cụt, gỏi măng cụt trộn với thịt, sinh tố măng cụt hay các món salad, kem chè cũng rất ngon và giàu dinh dưỡng
Tác dụng phụ của măng cụt
Mặc dù loại quả này này rất ngon nhưng chúng cũng có một vài tác dụng phụ. Hãy để Việt Fresh bật mí cho bạn nhé
- Một số người nhạy cảm sẽ bị dị ứng, mẩn ngứa ngoài da khi ăn quá nhiều loại quả này
- Tiêu thụ trái cây này nhiều cũng gây ra việc bị nhiễm axit lactic nặng cùng các triệu chứng như là buồn nôn, chóng mặt hay nghiem trọng hơn là gây nguy hiểm đến mạng sống
- Hợp chất xanthones có ở quả này cũng sẽ làm cản trở đi quy trình đông máu. Đồng thời, nó cũng sẽ tương tác với thuốc loãng máu và gây ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa
Ai không nên ăn măng cụt?
Những ai không nên dùng loại quả này là câu hỏi mà Việt Fresh nhận được rất nhiều sự quan tâm. Những đối tượng sau nên tránh ăn măng cụt để không bị các triệu chứng nổi ngứa, chóng mặt hay buồn nôn nhé
- Người sẽ bị dị ứng và mẫn cảm
- Bệnh nhân có vấn đề về đa hồng cầu
- Những ai đang sử dụng thuốc tây hay trong quá trình hóa trị, xạ trị
- Người đang trong giai đoạn sắp có phẫu thuật
- Những người có hệ tiêu hóa kém thường bị tiêu chảy hay táo bón cũng không nên dùng cây măng cụt
>> Xem thêm bầu ăn măng cụt được không?
Với nhiều giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe, cây măng cụt đã trở thành một thực phẩm rất được ưa chuộng và sử dụng phổ biến. Hy vọng với các thông tin trên bạn sẽ sử dụng loại quả này một cách hợp lý nhất nhé. Nếu muốn “Đẹp tự nhiên khỏe theo thời gian” hãy cùng tham khảo các sản phẩm nước uống có tại Việt Fresh
Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International
Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 090 626 9190
Website: https://befresh.vn/
Gmail: info@thucphamviet.vn
Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ Việt