Tinh dầu tràm là gì? Cách dùng và quy trình sản

Tràm là loại cây công nghiệp lâu năm rất khó trồng, lá của nó được cho là nguồn cung cấp tinh dầu tốt nhất hiện nay. Tinh dầu tràm được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như chữa bệnh, làm đẹp. Đặc biệt đây là sản phẩm của những tín đồ nghiện con của các bà mẹ, vì nó rất tốt cho da của em bé. Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu tác dụng và cách dùng loại dầu này nhé. 

Tổng quan về tinh dầu tràm

Tinh dầu tràm là gì?

Tinh dầu tràm
Dầu tràm

Dầu tràm là tinh dầu được chiết xuất từ các bộ phận của cây tràm. Chủ yếu là người ta dùng phương pháp cất kéo hơi nước để lấy dầu từ cành, thân và lá. Nó thường có vị cay, ấm, và mùi thơm dễ chịu. 

Những thành phần của cây có tác dụng trong nhiều lĩnh vực từ thực phẩm đến điều trị bệnh. Một số công dụng đáng nhắc đến là giúp an thần, tiêu đờm, giảm đau. 

Tinh dầu tràm Huế có khác tinh dầu tràm trà hay không?

Nếu nhắc đến dầu tràm thì người ta lại thường nhầm lẫn giữa tràm trà và tràm huế. Tuy có nhiều tác dụng giống nhau nhưng về bản chất thì chúng hoàn toàn riêng biệt. 

Dễ nhận biết nhất là mùi hương, nếu hương tinh dầu tràm Huế cay nhẹ xộc lên mũi như dầu khuynh diệp thì tinh dầu tràm trà nhẹ nhàng hơn. Dù vậy nhiều người hiện nay rất yêu thích hương tràm gió, đây cũng là nguyên nhân đưa tên tuổi tràm Huế vang danh. 

Thành phần của dầu tràm

Các hoạt chất chăm sóc sức khỏe con người có bên trong dầu tràm: terpinen-4-ol, γ-terpinene, 1,8 cineole, linalool và α-terpinene, α-pinene. Trong đó 12% α- Terpineol mang nhiệm vụ diệt khuẩn, nấm mốc, phù hợp sử dụng cho da bé. 50 % hoạt chất 1.8- Cineol ngăn chặn các tác nhân gây viêm đường hô hấp.

Tinh dầu tràm có tác dụng gì? 

Tinh dầu tràm có tác dụng gì với cơ thể
Tác dụng của dầu tràm

Đối với sức khỏe 

Tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Làm cơ sở để phòng bệnh cảm cúm, ho lâu ngày và các vấn đề liên quan đến đường hô hấp. Do đó bạn nên dùng tinh dầu để xịt phòng thường xuyên nhằm mang lại mùi hương dễ chịu và giúp không khí sạch thoáng mát. 

Sau khi nghiên cứu, Bộ y tế đã cho dầu tràm hoạt động như một sản phẩm ức chế vi rút cảm cúm A H1N1 và H5N1.

Nếu cơ thể rơi vào tình trạng tổn thương mô mềm, bầm tím, đau mỏi vai gáy thì có thể xoa dầu tràm. 

Đối với trẻ em

Tinh dầu tràm có tác dụng gì? Phụ huynh có thể lo sợ dầu làm bỏng da trẻ nhưng riêng dầu tràm thì hoàn toàn không. Với hương thơm nhẹ nhàng giúp trẻ dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngon, kèm theo đó là tác dụng đuổi muỗi. 

Bên cạnh đó mang lại cảm giác dễ chịu cho bé khi tránh khỏi tình trạng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi. Nếu thấy trẻ bị nghẹt mũi, thường xuyên thở khò khè thì để tinh dầu tràm hít vào trong khoang mũi cũng là điều có ích. 

Tác dụng của dầu tràm với phụ nữ mang thai và sau sinh

Giai đoạn đang mang thai và sau sinh là lúc cơ thể người phụ nữ cần được chăm sóc cẩn thận nhất. Không chỉ quan tâm đến vấn đề bồi bổ dưỡng chất mà tâm lý, tình trạng cơ thể cũng cần chú trọng nhiều hơn.

Để đảm bảo an toàn thì nên ưu tiên các sản phẩm làm từ thiên nhiên như tinh dầu tràm. Nó có thể làm tăng tinh thần tập trung, thư giãn khi vào phòng sinh. Ngoài ra ngăn cản di chứng sau sinh như đau nhức xương khớp, da phù nề. Tăng sức đề kháng cho cơ thể thích nghi với sự thay đổi của khí hậu và thời tiết. 

Hướng dẫn dùng tinh dầu tràm cho trẻ sơ sinh 

Hướng dẫn dùng tinh dầu tràm
Hướng dẫn dùng dầu tràm cho trẻ sơ sinh

Cơ thể trẻ em khá nhạy cảm khi còn nhỏ, chúng dễ bị tổn thương da, sốt cao, muỗi đốt, vì vậy luôn cần một chai dầu tràm trong nhà. Nếu các bậc phụ huynh chưa biết cách sử dụng thì nên thực hiện ngay những cách dùng dưới đây: 

  • Dùng dầu trị vết cắn côn trùng: Thoa lên vùng da bị sưng đỏ, mẩn ngứa. Không dùng liều lượng quá nhiều
  • Chữa đầy bụng: Đổ dầu lên tay và thoa nhẹ nhàng lên vùng bụng của trẻ. Dùng các đầu ngón tay massage nhẹ nhàng
  • Trị bệnh về đường hô hấp: Nhỏ vài giọt dầu lên áo gần vùng cổ của bé để trẻ hít lấy mùi hương của dầu
  • Tăng sức đề kháng: Xịt tinh dầu tràm vào những vật dụng trong nhà, hoặc đổ dầu vào trong chén nước và để mùi hương lan toả ra xung quanh
  • Chữa ngạt mũi: Thấm tinh dầu lên gối của trẻ, bỏ tinh dầu vào máy xông hơi và để xông trong phòng 

>> Tham khảo về cách dùng của tinh dầu dừa

Phân biệt dầu tràm thật và giả 

Phân biệt dầu tràm thật
Dầu tràm thật

Màu sắc tinh dầu tràm thật

Dầu nguyên chất có màu vàng nhạt có độ sóng sánh và đậm dần theo thời gian. Mà của loại khô khác so với loại tươi. Nếu dầu tràm khô ban đầu đã có sẵn màu vàng thì lá tươi lại chuyển qua 2 giai đoạn từ trắng, màu xanh đến màu vàng. 

Nhận biết bằng mùi hương

Dầu thật có mùi hương hắc, cay xộc lên mũi trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên càng về sau, mùi này lại rất dịu nhẹ và mang lại cảm giác dễ chịu. Khi hít vào hàm lượng Cineol sẽ đem lại cảm giác thông mũi, mát họng.

Tuy nhiên hiện tượng này không có ở loại hàng giả. Dầu tràm giả có mùi rất khó chịu, càng về sau mùi của hóa chất càng rõ nét và gây ra cảm giác buồn nôn. 

Phân biệt tinh dầu thật bằng tay

Tinh dầu ở dạng lỏng dễ dàng thấm sâu vào bên trong làn da khi được bôi trực tiếp. Nếu thoa lên mà cảm thấy da bị nhờn rít thì rất có thể đây là loại làm bằng hoá chất. 

Dùng nước để nhận biết hàng thật

Dầu với nước chứa những phân tử không thể liên kết lại với nhau. khi bỏ dầu vào nước, những phân tử dầu lập tức nổi lên trên mặt nước. Những tinh dầu có tạp chất sẽ không dẫn tới hiện tượng này. 

>> Tìm hiểu thêm những tinh dầu dưỡng tóc 

Kiểm tra bằng cách lắc chai tinh dầu tràm 

Môt trong những phương pháp chẩn đoán hàng thật chính xác được người trong nghề chia sẻ chính là lắc nhẹ chai dầu. Nếu càng lắc mà thấy dầu càng nổi bọt nhiều thì đó là hàng kém chất lượng. Vì vậy nếu thấy dầu nổi ít bọt mà tan ngay lập tức thì bạn có thể yên tâm sử dụng. 

Dựa trên giá thành

Những sản phẩm có giá càng thấp thì chất lượng của nó càng kém. Người tiêu dùng không nên ham hàng giá rẻ để rơi vào trường hợp tiền mất tật mang. Giá dầu tràm nguyên chất hiện nay dao động từ 100.000 – 160.000 VNĐ/10 ml. Nếu thấy giá rẻ hơn thì nên xem kỹ lại chất lượng của dầu. 

Kiểm tra thông tin trên sản phẩm

Những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng thường ghi đầy đủ thông tin trên bao bì bên ngoài. Đó là các tin về thành phần, công dụng, ngày sản xuất, đơn vị sản xuất,…Một số nơi còn có tem chống giả để tăng niềm tin đối với người tiêu dùng. 

Giải đáp các thắc mắc liên quan đến tinh dầu tràm 

Giải đáp liên quan đến tinh dầu tràm 
Giải đáp các thắc mắc đến tinh dầu tràm

Dùng dầu tràm trà cho bé cần chú ý điều gì? 

  • Không dùng loại tinh dầu có nồng độ mạnh cho trẻ dưới 6 tháng tuổi 
  • Kiểm tra trước khả năng thích nghi của cơ thể rồi mới pha loãng tắm cho toàn thân 
  • Để đảm bảo an toàn thì nên hỏi trước ý kiến từ bác sĩ 

Những loại thuốc tương tác với dầu tràm

Bản chất của dầu tràm có chứa một vài thành phần có tác dụng chữa bệnh. Vì vậy nó có thể tương tác và làm mất công dụng của một vài loại thuốc. Cụ thể là amitriptyline, clozapine , codeine, desipramine, donepezil , fentanyl, flecainide , fluoxetine , meperidine , methadone, metoprolol , olanzapine, ondansetron, tramadol, trazodone,…

Để an toàn và tăng hiệu quả của tràm, tốt nhất là dùng với liều lượng vừa phải. Tuân theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ gây hại cho sức khỏe. 

Tinh dầu tràm có công dụng tuyệt vời trong việc điều trị những tổn thương ngoài da. Tuy nhiên không nên xoa lên những vùng da nhạy cảm như da mắt, gần bộ phận sinh dục. Đồng thời không được uống hoặc dùng quá nhiều sẽ gây bỏng da và tổn hại những bộ phận bên trong cơ thể. 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart