Công dụng và cách sử dụng sâm đương quy cho từng đối tượng 

Đương quy là cái cái tên được đông đảo chị em biết đến với hàng loạt công dụng từ chăm sóc sức khoẻ đến khả năng làm đẹp tuyệt vời. Dù đứng chung với nhiều loại sâm khác nhưng nó vẫn chiếm một chỗ đứng quan trọng trong lòng người tiêu dùng. Hiện nay sâm đương quy xuất hiện nhiều nơi và mức độ phân bố của nó cũng khá rộng. Nếu chị em lần đầu biết đến loại sâm này thì hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu kĩ hơn về công dụng và cách sử dụng qua bài viết dưới đây nhé.

Sự khác biệt của sâm đương quy với các loại khác

Sự khác biệt của sâm đương quy
Các loại sâm đương quy

Cây đương quy là gì?

Sâm đương quy được dân gian hay gọi với cái tên thân thuộc là tần quy, vân quy, thuộc dòng họ hoa tán. Dạng thân thảo, ưa khí hậu mát mẻ, rễ màu vàng và cũng là bộ phận được sử dụng làm thuốc. Lá cây hình mác dài, hoa tán kép, màu trắng lục hơi nhạt. Mùi vị bên trong khá nồng, giống màu xạ hương, thảo mộc, vì vậy không phải ai cũng yêu thích mùi hương này.

Đương quy gồm 4 loại chính:

  • Đương quy khô
  • Đương quy tươi
  • Đương quy rừng
  • Đương quy Việt Nam

Thành phần

Song song với những hoạt chất mang tính chất dược tính thì bên trong cây sâm đương quy còn tồn tại một số thành phần hoá học lành tính. Trong đó được giới chuyên gia đánh giá cao nhất là tinh dầu – yếu tố thể hiện đẳng cấp của đương quy. Theo nghiên cứu thì thành phần này có khoảng 0, 26%, ngoài ra còn có coumarin, sacharid, axit amin, sterol,  vitamin.

Dạng bào chế

Với thân hình không quá đồ sộ và to lớn nhưng bạn có thể tận dụng được tất cả bộ phận của cây. Một số dạng bào chế của vị thuốc này mà bạn nên biết để sử dụng đúng cách và hiệu quả:

  • Chiết xuất
  • Rượu ngâm
  • Cây thuốc tươi
  • Viên nang
  • Dầu xoa
  • Ngâm mật ong

Hình ảnh cây sâm đương quy

sâm đương quy
Hình ảnh sâm trồng tại nhà
cây sâm đương quy rừng
Đặc điểm bên ngoài
Đương quy ngâm rượu
Ngâm rượu sâm đương quy

Quy trình thu hoạch cây thuốc đương quy

Ta có thể thu hoạch ở mọi thời điểm trong năm vì đây là cây lâu năm. Tuy nhiên người ta đã phát hiện rễ cây nhiều dinh dưỡng nhất là vào mùa thu nên người dân thường đến mùa này mới tiến hành  thu hoạch.

Khi cây được đào lên, chỉ giữ lại phần rễ và mang đi xông khói với khí sulfur, chia thành lát mỏng. Người trong nghề thường có 3 cách chế biến đương quy mà không bỏ sót dưỡng chất nào:

  • Quy đầu: lấy một phần về phía đầu
  • Quy thân: bỏ đầu và đuôi
  • Quy vĩ: lấy phần rễ và nhánh

Hướng dẫn sử dụng sâm đương quy để phát huy hiệu quả

Hướng dẫn sử dụng sâm đương quy
Hướng dẫn sử dụng sâm đương quy đúng cách

Bản chất là thuốc nên khi dùng sai cách, cơ thể rất dễ bị ảnh hưởng, đầu tiên là sự suy giảm về sức khoẻ và tiếp theo là những biến đổi từ ngoại hình đến nhận thức. Do đó bạn chỉ nên sử dụng không biết cách sử dụng.

Liều dùng

Có vẻ sâm đương quy không quá an toàn đối với người lần đầu sử dụng, do đó đừng dùng quá nhiều. Xem xét liều dùng phù hợp dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khoẻ. Theo quy định thì không nên vượt qua mức 3 – 6g/ngày nếu dùng rễ cây thô.

Tác dụng phụ khi dùng sâm đương quy khô sai cách

  • Huyết áp bất ổn
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa
  • Viêm da
  • Dễ ăn nắng
  • Rối loạn cương dương
  • Chảy máu không kiểm soát

Đối tượng không nên sử dụng

  • Người dị ứng với cà rốt, cần tây, ngò thơm
  • Đối tượng trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hạ sốt, thuốc lorazepam, thuốc disulfiram, thuốc naproxen
  • Đang thực hiện liệu pháp thay thế hormone
  • Phụ nữ mang thai
  • Có tiền sử bệnh lý về tiêu hoá
  • Phụ nữ bii ung thư vú, ung thư tử cung hay buồng trứng
  • Trẻ em ở độ tuổi quá nhỏ

Đối tượng nên sử dụng

Ngược Lại với nhóm trên, người dùng được sâm đương quy có khá nhiều, cụ thể:

  • Đối tượng bị huyết áp thấp
  • Người bệnh thiếu máu, da mặt xanh xao
  • Người hay bị suy nhược cơ thể, mệt mỏi, gầy yếu
  • Người ăn uống kém, chán ăn, thiếu chất
  • Chị em có kinh nguyệt không đều, hay đau bụng kinh
  • Phù hợp cho phụ nữ sau sinh
  • Đối tượng có hệ tiêu hoá bị rối loạn, hay táo bón, tiêu chảy
  • Người cao tuổi đau nhức xương khớp

Đương quy kiêng kị với các chất nào?

Theo như thí nghiệm thì đương quy kết hợp được rất nhiều nguyên liệu, thảo dược khác. Tuy nhiên bạn nên thận trọng với 2 loại thuốc sau đây, thứ nhất là thuốc chống đông máu và thứ hai là thuốc chống tiểu cầu. Phản ứng có thể sinh ra là máu chảy không ngừng, khó cầm máu.

Cách chế biến món ăn từ cây đương quy

 chế biến món ăn từ cây đương quy
Dùng đương quy nấu ăn

So với danh tiếng và giá trị của nhân sâm thì đương quy có giá thấp hơn và rất dễ tìm. Bạn có thể tự trồng tại nhà hoặc tìm mua tại các địa điểm bán thuốc đông y. Bởi thế người ta đã tận dụng sâm đương quy để chế biến món ăn. Với cách làm này không chỉ giúp cơ thể bổ sung được năng lượng mà còn kích thích được vị giác hơn thường ngày.

Đương quy hầm cùng tim heo

Đây là một món ăn thơm ngon giúp thanh lọc, giải nhiệt, bổ sung nước đầy đủ, chống mệt mỏi, uể oải khi làm công việc nặng nhọc.

Nguyên liệu:

  • Tim lợn
  • Đương quy tươi
  • Đẳng sâm
  • Gia vị
  • Gừng
  • Hành tím băm nhuyễn
  • Rượu trắng

Cách làm:

  • Bước 1: Mang tim lợn đi rửa sạch, cắt làm đôi để loại bỏ máu đông bên trong. Sau đó luộc qua một lần và sửa lại với rượu trắng là qua bước sơ chế tim heo
  • Bước 2: Rửa sạch đương quy và đẳng sâm, cắt thành lát mỏng và nhồi vào tim heo
  • Bước 3: Cuối cùng là bỏ tim heo vào nồi hấp cùng gừng, hành, tỏi và rượu trắng. Sau đó nêm nếm gia vị cho vừa miệng để sử dụng

Đương quy hầm với đuôi heo

Đương quy khá thích hợp với thịt heo, ngoài tim thì chúng ta cũng có thể dùng đuôi heo để tạo ra món ăn thơm ngon và đầy bổ dưỡng.

Nguyên liệu:

  • Đuôi lợn
  • Đương quy
  • Hạt tiêu
  • Gừng
  • Gia vị

Cách làm:

  • Bước 1: Mang đuôi lợn đi cạo sạch lông, rửa sạch và cắt thành lát nhỏ
  • Bước 2: Chọn củ đương quy tươi rửa sạch, thái thành sợi mỏng
  • Bước 3: Bỏ đuôi lợn vào nồi để luộc cho chín, sau đó hầm với gừng
  • Bước 4: Cuối cùng là chờ đuôi chín hẳn rồi sử dụng

Cá chép hầm đương quy

Nguyên liệu:

  • Cá chép
  • Đương quy
  • Gia vị

Công thức :

  • Làm sạch cá, rạch bụng và để nguyên con
  • Nhồi đương quy cùng lá thơm vào bụng cá
  • Pha hỗn hợp xì dầu, muối, tiêu quét đều lên thân cá
  • Cuối cùng là hấp chín cá

Nấu nước Sâm

Một trong những cách sử dụng truyền thống mà con người hay sử dụng các loại sâm là nấu nước uống. Nguyên liệu vô cùng đơn giản chỉ cần đương quy khô, nước và đường.

 

Cách thực hiện:

  • Mang đương quy đi rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn lớp đất bám bên ngoài
  • Cắt sâm thành lát mỏng và đun cùng với nước sạch, sau 30 phút thì tắt bếp
  • Sau đó chắt lấy nước cốt, bỏ thêm một ít đường và để uống trong ngày

Đương quy có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Đương quy có tác dụng gì
Tác dụng của cây sâm đương quy

Lợi ích mà đương quy mang lại thông qua đặc điểm vị ngọt, một chút đắng, cay ấm và có mùi thơm dễ chịu. Nó giúp cơ thể có được nguồn năng lượng hữu ích để chống lại bệnh tật và phát triển sức khỏe ngày càng tốt hơn. ‘

>> Tìm hiểu công dụng của rau sâm đất

Đảm bảo xương khớp chắc khỏe

Đây được xem là một trong những tác dụng hàng đầu của đương quy mà lại được nhiều người ưa chuộng. Đối với những cơn đau nhẹ, không quá nghiêm trọng, nên dùng sâm ngâm rượu  xoa bóp lên vùng bị đau nhức. Kết hợp với việc massage để tan máu bầm thì những cơn đau dai dẳng sẽ dần mất đi. Bên cạnh đó bạn cũng có thể uống nước sâm để giúp xương khớp chắc khỏe từ bên trong.

Điều trị viêm phế quản, amidan

Nhờ nguồn khoáng chất và nguồn vitamin dồi dào, đương quy có tác dụng kháng viêm, tiêu trừ độc hiệu quả. Do đó với đặc điểm này, mỗi người có thể sử dụng như một loại thuốc kháng khuẩn cho bệnh nhân đang mắc các bệnh về đường hô hấp, điển hình là viêm amidan, viêm phế quản,…

Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng, công dụng này không thể phát huy khu chỉ dùng một mình đương quy mà phải cần kết hợp với các vị thuốc đông y khác.

Lưu thông khí huyết, tăng tuần hoàn máu

Sâm đương quy lưu thông khí huyết
Cây sâm đương quy chữa bệnh

Thành phần dồi dào nguồn tinh dầu và ligustilide giúp vân quy là vị thuốc mà bác sĩ khuyên dùng với bệnh nhân có dấu hiệu bất ổn về não bộ và huyết áp. Cụ thể là tăng tuần hoàn máu, giúp cơ tim giảm tiêu thụ oxy, ngăn ngừa đột quỵ. Đồng thời không cho tiểu cầu kết dính lại  với nhau, tránh não bộ chịu những tác động xấu. Khi uống rượu để lưu thông khí huyết thì không được vượt quá tỷ lệ 30ml trong 1 ngày.

Chữa rối loạn kinh nguyệt

Khi tới chu kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ hay rơi vào trạng thái đau bụng, mệt mỏi, chóng mặt, tức lưng khiến chịu phải nhiều cảm giác khó chịu. Thay vì tìm cách chườm nóng, uống nước gừng chỉ đỡ đau tạm thời thì nữ giới cần sử dụng sâm đương quy thường xuyên.

Nhờ hoạt huyết mạnh, mà máu hư vón cục bị đẩy ra ngoài, không ứ tắc gây đau nhức. Thế nhưng nếu bạn đang mang thai còn quá nhỏ thì không nên sử dụng vì rất dễ bị sảy thai.

Một số tác dụng khác của các dạng bào chế sâm đương quy

  • Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chống lão hóa da
  • Đánh tan mỡ thừa ở vùng bụng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
  • Trẻ hoá làn da nếu sử dụng lâu dài, giúp da thêm mịn màng và hồng hào
  • Đánh bay quầng thâm mắt, giúp mắt khỏe mạnh, thị lực tốt
  • Kích thích tóc mọc nhanh, suôn mượt, chống gãy rụng

Vị thuốc chữa bệnh bằng đương quy

Thuốc chữa bệnnh thiên nhiên
Dùng sâm đương quy làm thuốc

Không hổ danh là nhân sâm của người nghèo, đương quy là nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Vị thuốc sâm đương quy chữa bệnh phụ khoa

  • Kinh nguyệt không đều: Sắc đương quy, bạch thược, thục địa, xuyên khung để uống hàng ngày
  • Hồi phục sức khỏe sau sinh: Dùng ngày mỗi thang đương quy, thục địa, xuyên khung, bạch thược, gừng khô, đậu đen sao, trạch lan, ngưu tất, ích mẫu thảo, bồ hoàn
  • Đau bụng khi mang thai: Xay nhuyễn đương quy, thược dược, phục linh, bạch truật, trạch tả, xuyên khung. Lấy bột pha chung với rượu để uống.
  • Hiếm muộn: Đương quy, bạch giao, địa hoàng, thược dược, tục đoạn, đỗ trọng
  • Chữa băng huyết: Trộn hỗn hợp gồm đương quy, xuyên khung với nước và rượu trắng để uống trước khi ăn

>> Tham khảo thêm các bài thuốc chữa bệnh của sâm cau

Thuốc trị bệnh lý thông thường

  • Trị hôi miệng: Đương quy, sinh địa, thăng ma, hoàng liên, mẫu đơn, thạch cao
  • Trị sốt rét: Đương quy, ngưu tất, miết giáp, quất bì,gừng sống
  • Trị đổ nhiều mồ hôi: Đương quy, hoàng kỳ, sinh địa, thục địa, hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá
  • Chữa bệnh viêm tuyến tiền liệt: Hạt quýt, hạt vải, đương quy, thịt dê
  • Chữa  táo bón: đương quy, thục địa, đại hoàng, cam thảo, đào nhân, sinh địa, thăng hoa, hồng hoa

Một số vấn đề cần chú ý

Chú ý khi dùng sâm
Cẩn thận khi sử dụng sâm đương quy
  • Chủ động tìm gặp bác sĩ để nhận được tư vấn đúng đắn trước khi dùng sâm hoặc các chiết xuất từ sâm
  • Nên pha loãng các sản phẩm từ đương quy trước khi dùng vì hoạt chất của nó có tính chất khá mạnh dễ làm cơ thể bị say thuốc
  • Chú ý bôi kem chống nắng thường xuyên và bảo vệ da cẩn thận để tránh da bắt nắng
  • Đồ đựng phải là hũ thuỷ tinh để không làm biến chất của nguồn dinh dưỡng

Trên đây là những thông tin cần thiết mà chúng tôi đã tổng hợp cho bạn đọc. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp mọi người biết nắm bắt những lợi ích từ sâm đương quy để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Không quên tham khảo các sản phẩm, thực phẩm, nước uống dinh dưỡng hàng đầu tại Việt Fresh – địa điểm chuyên cung cấp nước uống vì sức khỏe người Việt.

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart