Sâm đất Côn Đảo là một loại loại đặc sản trứ danh của vùng đất này với nhiều lợi ích và công dụng tốt cho sức khỏe. Sâm đất đã được người dân Côn Đảo trồng và khai thác thành công được bán ở nhiều nơi. Chúng có thể được chế biến theo nhiều cách khác nhau để phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng. Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu cây sâm đất côn đảo có những công dụng và lợi ích gì mà được nhiều người ưa chuộng tin dùng nhé.
Nguồn gốc của cây sâm đất côn đảo
Côn đảo có nhiều đặc sản nổi tiếng, sâm đất cũng là một trong số đó. Đây được xem là một món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho vùng đất này. Những năm gần đây, cây sâm đất được người dân ở Côn Đảo nuôi trồng và dần được phổ biến trong đời sống. Sâm đất côn đảo được biết đến với nhiều công dụng cực kì tốt cho sức khỏe.
Sâm đất côn đảo còn được gọi với nhiều cái tên khác như sâm rừng, sâm quy bầu, sâm nam. Chúng có hình dạng thon và dài chừng 3cm, thân cây cao từ 50cm có nhiều lông mọc xung quanh. Phiến lá sâm thường có hình bầu dục và lông lưa thưa. Sâm đất côn đảo thường mọc nhiều ở trong rừng và nằm sát mặt đất, giá trị của sâm càng cao khi năm tuổi của chúng càng nhiều. Cách trồng và chăm sâm đất côn đảo cũng gặp nhiều khó khăn bởi loại sâm này không ưa nhiều nước, dễ bị úng rễ nếu không được thoát nước kịp.
Theo người dân kể lại thì những tù nhân ở nhà tù Côn Đảo đã phát hiện ra công dụng chữa bệnh, tăng cường sức khỏe tuyệt vời của cây sâm đất. Trong thời gian bị đưa đi lao động, họ đã lén ăn những củ sâm đất đào được để chống chọi lại những thử thách khó khăn.
Tham khảo : Sâm đất ngâm rượu và 7 công dụng đối với sức khỏe
Cây sâm đất là gì?
Sâm đất hay còn được người dân địa phương gọi là quả nổ, sâm tanh tách, tử lỵ hoa,.. Sâm có củ tròn, dài 3cm, thân cao 50cm có lông, phiến lá hình bầu dục, mặt trên lá có lớp lông thưa, bìa có lông cứng, hoa nở to màu lam tím. Sâm đất côn đảo hay còn gọi là sâm nam, thuộc loại thân cỏ sống dai, thân mọc tỏa sát mặt đất có màu đỏ nhạt, rễ mập hình thoi.
Là đơn mọc đối, có cuống, phiến xoan tròn dài hay hình bánh bò có mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng đục. Rễ xoắn và phìn to thành củ. Người ta thường dùng rễ và lá của sâm đất để làm nguyên liệu nấu ăn hoặc chế biến thành những bài thuốc chữa bệnh. Chúng thường được thu hái quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô.
Sâm đất côn đảo được xem là món quà quý mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất thiêng. Khi được trồng trong đất càng lâu năm thì sâm càng có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Tất cả các bộ phận trên cây sâm đều được sử dụng để chế biến thành những món ăn ngon, tốt cho sức khỏe nên giá thành của chúng trên thị trường thuộc vào mức trung bình cao, nhưng vì những tác dụng mà chúng mang lại nên rất được ưa chuộng.
Tham khảo: 5 Tác dụng của trà hoa sâm đất đối với sức khỏe
Dược tính của cây sâm đất côn đảo
Tính vị
- Cây sâm đất côn đảo có vị ngọt, cay, tính mát
- Lá cây có vị cay, hơi đắng, có tính lạnh và ít độc. Lưu ý khi sử dụng lá cây sâm liều cao có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như gây nôn, chóng mặt.
Dược lý
- Theo nghiên cứu y học hiện đại
Chúng có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học Indonesia cho thấy, chất ức chế alpha amylase trong dược liệu có tác dụng hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang và sỏi thận.
- Theo đông y
Chúng có những công dụng như lợi niệu, giải độc, thanh nhiệt, bồi bổ và giải biểu. Hạt của sâm đất côn đảo được sử dụng để trị vết nứt và mụn nhọt. Rễ tán bột được dùng để làm thuốc bổ, điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, sỏi thận và sỏi bàng quang. Ngoài ra rễ của sâm đất còn được ứng dụng cho các bài thuốc trị tiểu đường, đau nhức răng, cảm mạo và huyết áp cao.
Một số bài thuốc từ cây sâm đất côn đảo
Sâm đất côn đảo hỗ trợ điều trị thận hư suy
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cây muối :20gr
- Cây mực :20gr
- Sâm đất côn đảo :20gr
- Cây quýt gai :20gr
Thực hiện:
Đem các dược liệu phơi khô, sau đó sắc với 1.5 lít nước cho đến khi còn lại một nửa. Chia nước sắc thành nhiều lần uống và sử dụng hết trong ngày. Sử dụng liên tục trong vòng 30 ngày để nhận thấy được cải thiện.
Sâm đất côn đảo điều trị cảm sốt
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
12g Sâm đất côn đảo
Thực hiện:
Đem thái nhỏ và hãm lấy nước uống hằng ngày. Dùng bài thuốc này kiên trì trong khoảng từ 1-2 tuần sẽ thấy được tình trạng sốt cảm được cải thiện một cách đáng kể.
Sâm đất côn đảo chữa chứng run chân tay, mệt mỏi, choáng váng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Dây đau xương
- Rễ cây sâm đất côn đảo
Thực hiện:
Đem sắc uống, ngày dùng một thang
Sâm côn đảo chữa viêm đường tiết niệu
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Dược liệu khô : 25-30gr
Thực hiện :
Sắc lấy nước để riêng, sử dụng thêm 20g dược liệu khô đem tán bột mịn. Uống thuốc bột cùng nước sắc vào sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy.
Sâm côn đảo trị bệnh sỏi thận
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cây dứa dại : 15g
- Rễ cỏ tranh : 15g
- Kim tiền thảo: 20g
- Sâm đất : 20g
Thực hiện:
Đem sắc với 1.5 lít nước đến khi nước cạn còn 1 lít thì thôi. Đem chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Sâm côn đảo chữa chứng nóng sốt gây khát nước
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Vỏ rễ sâm đất côn đảo: 6g
Thực hiện:
Sắc với 200ml nước cho đến khi còn lại 50ml
Sử dụng nước uống hết trong ngày
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây sâm đất cô đảo làm thuốc
Cây sâm đất có tính hàn vị mát nên không sử dụng cho người không có thực nhiệt và người hư hàn. Phụ nữ mang thai, người có huyết áp và đường huyết thấp nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu sâm đất côn đảo.
Bài viết trên là tóm tắt thông tin về những công dụng và tác dụng của các bài thuốc từ cây sâm đất côn đảo. Nếu có ý định áp dụng sâm đất vào mục đích chữa bệnh thì bạn nên tham vấn y khoa để có thể nhận được những lời khuyên về tính hiệu quả và an toàn của bài thuốc.