6 lợi ích từ quả sung bạn đã biết chưa?

Chúng ta thường biết đến sung như là một loại quả không thể thiếu để làm đẹp mâm ngũ quả mỗi mùa Tết đến Xuân về. Không phải ai cũng biết quả sung còn có hương vị thanh ngọt, độc đáo và đặc biệt là các lợi ích tiềm năng cho sức khoẻ. Cùng Việt Fresh tìm hiểu xem quả sung có tác dụng gì trong bài viết dưới đây bạn nhé!

Quả sung là gì?

Giới thiệu quả sung
Giới thiệu về quả sung

Quả sung là bộ phận quan trọng của cây sung, loại cây này chung họ với dâu tằm (Moraceae). Chúng ta có thể gọi sung với các tên khác là: ưu đàm thụ, thiên sinh tử, vô hoa quả, ánh nhật quả.

Quả có hình dáng giống giọt nước, nhọn ở phần đỉnh và bè ở phần đuôi, kích cỡ của nó ước chừng ngón tay của bạn. Thịt quả màu hồng, hương vị ngọt nhẹ, có thể ăn tươi hoặc sấy khô hoặc làm các loại mứt, đặc biệt có thể chế biến thành các món sung muối xổi, muối chua,…

Có 2 loại sung chia theo nguồn gốc xuất xứ là sung ta và sung Mỹ. Trong sung cũng được chia thành 2 loại là sung tẻ và sung nếp. Quả sung nếp mọc với màu sắc và kích thước đều hơn và có vị đậm hơn sung tẻ. Thế nên, người ta thường chuộng trồng, bán và ăn sung nếp nhiều hơn.

Hàm lượng dinh dưỡng của quả sung

Ta có thể suy ra được tác dụng của quả sung từ việc tìm hiểu các thành phần dinh dưỡng của nó. Theo các nghiên cứu đến từ những chuyên gia của viện dinh dưỡng, quả sung là nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể của bạn nhờ có các dưỡng chất sau đây, cụ thể trong 1 quả sung có trọng lượng 90 – 100 gram:

  • Calo: 74 kcal
  • Đạm: 0,75 gram
  • Chất béo: 0 gram
  • Đường: 2,9 gram
  • Chất xơ: 2,9 gram
  • Đồng: 3%
  • Magiê: 17 mg
  • Kali: 4%
  • Kiboflavin: 4%
  • Thiamine: 4%
  • Vitamin B6: 6%
  • Vitamin K: 4%

Mẹo chọn sung ngon

  • Để thưởng thức sung ngon, người ta thường khuyên bạn mua sung nếp còn nằm nguyên trên chùm, cuống còn tươi và kích thước đều nhau vì nó sẽ ngon hơn sung tẻ. Sung tẻ ăn chát hơn và độ giòn kém hơn sung nếp.
  • Đặc điểm nhận biết sung nếp ngon là sung có quả tròn đều, núm lõm với màu xanh tươi, bên trong ruột có viền hồng
  • Không nên chọn những quả đã bị héo, có nhiều vết thâm đen hay dập nát vì đó là dấu hiệu của sung đã hái lâu, không còn tươi.
  • Sung là một loại quả thường được sử dụng để trưng bày trong các mâm ngũ quả sao cho đẹp mắt bởi cái tên của nó rất có ý nghĩa: sung có 2 khía cạnh nghĩa là sung túc và sung sức, vậy nên để chọn sung bày mâm ngũ quả, bạn nên chọn quả vẫn còn nguyên chùm, có độ chín và kích cỡ đồng đều nhau, không bị thâm hay dập nát nhé

Bật mí 6 công dụng trị bệnh từ quả sung

Quả sung có tác dụng gì?
Quả sung và các lợi ích trị bệnh

Nhiều người hay hỏi “Ăn quả sung có tốt không?”. Những thông tin tiếp theo đây sẽ bao gồm 7 lợi ích tuyệt vời từ loại quả này, mời quý độc giả cùng tham khảo:

Tác dụng của quả sung là tiêu hoá tốt hơn

Từ ngày xưa khi y học chưa phát triển như bây giờ, ông bà ta đã phát hiện ra quả sung và sử dụng nó như bài thuốc dân gian trị các chứng bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, trào ngược dạ dày,… nhờ có lượng chất xơ lớn, có hiệu quả cao giảm táo bón qua hoạt động hỗ làm mềm phân giúp bạn bài tiết chất thải dễ dàng hơn

Cải thiện hệ tim mạch là tác dụng của quả sung

Một nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy quả sung chiết ra một hợp chất làm giảm huyết áp đối với những người có huyết áp bình thường và đặc biệt sung phát huy công dụng làm giảm huyết áp đối với bệnh nhân có mức huyết áp cao. Sung được chứng minh về công dụng kiểm soát huyết áp, hỗ trợ hoạt động tuần hoàn máu, giảm lượng mỡ trong máu và ngăn ngừa nguy cơ các chứng bệnh về tim mạch.

Sung cải thiện tình trạng sỏi thận

Quả sung chữa sỏi thận
Sung chữa sỏi thận

Quả sung được các bác sĩ tin dùng cho mục đích y khoa nhằm điều trị bệnh sỏi thận bởi nó có đặc tính bào mòn và tiêu sỏi hình thành trong thận nhờ các dưỡng chất như vitamin A, vitamin B, các khoáng chất như sắt, magie, photpho, axit hữu cơ có trong thành phần của nó

Quả sung có tác dụng gì? Chống ung thư

Chắc hẳn bạn sẽ bất ngờ khi được biết răng sung có công dụng ức chế các tế bào ung thư phát triển. Trong thành phần chiết xuất của nó tiết ra rất nhiều hợp chất chống oxy hoá ngăn ngừa sự hoạt động các gốc tự do, đẩy lùi bệnh ung thư. Hơn nữa, nhiều nhà nghiên cứu dinh dưỡng có chuyên môn đều có chung nhận định rằng lá sung là có đặc tính tiêu u ruột kết trong cơ thể người, ung thư cổ tử cung, ung thư gan.

>>> Tham khảo: Tam thất mật ong và 7 công dụng thần kì

Kiểm soát lượng đường trong máu

Sung là quả có đặc tính kiểm soát bệnh tiểu đường. Trong thành phần của nó kali giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định thông qua cơ chế điều hòa lượng insulin có trong cơ thể.

Thế nhưng nếu lượng đường trong máu của bạn hay gặp tình trạng tăng không kiểm soát thì tốt nhất không nên dùng sung khô bởi nó có rất nhiều đường và có thể làm tăng cao lượng đường trong máu.

Quả sung có tác dụng gì? Giúp da khoẻ mạnh

Quả sung giúp làn da khoẻ hơn
Quả sung giúp da khoẻ hơn

Những người mắc bệnh viêm da dị ứng hoặc phải chật vật đi tìm phương thuốc trị dị ứng do da khô, ngứa không thể bỏ qua công dụng này của sung bởi nó có hiệu quả tuyệt vời khi dùng trên da. Chất chiết xuất từ sung vố tác dụng chống oxy hóa trên tế bào da sẽ có thể giúp bạn ngăn ngừa khả năng phân hủy collagen và hạn chế tình trạng các nếp nhăn trên da một cách tối ưu.

Tác dụng của quả sung là hỗ trợ xương khớp

Quả sung là một nguồn cung cấp canxi và kali dồi dào. Trong đó, canxi là loại khoáng chất quan trọng và có công dụng phổ biến giúp xương chắc khoẻ, hoạt động hiệu quả hơn, ngoài ra kali còn được tìm thấy rất nhiều trong sung có tác dụng hạn chế tình trạng xương luân chuyển

Sử dụng quả sung đúng cách

Hướng dẫn sử dụng quả sung đúng đắn
Hướng dẫn sử dụng sung đúng đắn

Tuy đã biết được những thông tin dinh dưỡng của sung và 7 lợi ích kể trên của nó nhưng bạn tuyệt đối không thể bỏ qua những điều cần phải lưu ý để ăn sung một cách đúng đắn, ghi chú lại những thông tin dưới đây bạn nhé:

Ai không nên ăn sung?

Bất kì loại thực phẩm nào cũng có một hạn chế là sẽ kén một số đối tượng sử dụng, và sung cũng không phải là một ngoại lệ. Cụ thể, 2 trường hợp sau đây tốt nhất không nên sử dụng quả sung:

  • Bệnh nhân dị ứng với phấn hoa (hoa bạch dương): Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng đã chỉ ra có đến 78% người dùng sung đã gặp phải tình trạng kích ứng trên da rất nghiêm trọng, vậy nên bạn hãy kiểm tra xem cơ thể mình có dị ứng không trước khi quyết định sử dụng sung nhé
  • Người hay gặp tình trạng đông máu: Hàm lượng vitamin K trong sung cao có thể làm mất tác dụng của thuốc điều trị loãng máu wafarin, điều này sẽ làm quá trình điều trị bệnh của bạn công cốc đấy.

>>> Xem thêm: Cây lược vàng và những tác hại cần tránh

Cách ăn sung

Dưới đây là những phản ứng thường gặp đối với một số trường hợp đặc biệt khi tiếp xúc với sung:

  • Đừng quá hoảng loạn khi ăn quả sung mà bạn có cảm giác nóng rát, tê lưỡi do chất protein của enzyme ficin có trong loại quả này có thể khiến da và lưỡi bị ngứa, thậm chí là bỏng khi tiếp xúc. Hãy đến bệnh viện kiểm tra bạn nhé
  • Như đã đề cập trước đó, da thường tiếp xúc với quả hoặc lá sung có thể gây kích ứng hoặc tệ hơn là phát ban ở những người hay gặp dị ứng do cơ thể nhạy cảm.
  • Quả sung có hàm lượng chất xơ cao, nên việc lạm dụng quá nhiều sung, nhất là sung khô có thể gây tiêu chảy.

Hướng dẫn bảo quản sung

Hãy bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh nếu bạn muốn quả sung tươi ngon và kéo dài thời gian sử dụng lâu hơn. Tránh để sung bị thâm đen, hư hỏng bằng cách bảo quản sung khô trong hộp kín khí, để sung tránh xa khỏi ánh sáng và nguồn nhiệt cao.

Thông qua bài viết trên đây, quý vị độc giả đã được giới thiệu về quả sung cũng như những công dụng thần kì của nó đối với sức khoẻ. Hãy thường xuyên sử dụng loại quả này trong chế độ dinh dưỡng của mình để sống đúng như phương châm “ĐẸP TỰ NHIÊN KHOẺ THEO THỜI GIAN” từ Việt Fresh bạn nhé.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart