Bạn đừng nghĩ mướp đắng là một loại thực phẩm được dùng để nấu ăn bình thường. Vị đắng của cây mướp đắng có thể khiến nhiều người khó chịu nhưng đó lại là yếu tố giúp nó trở thành một bài thuốc chữa bệnh. Thuốc chữa bệnh bằng mướp đắng trong dân gian có rất nhiều, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ hơn cách dùng và tác dụng của loài cây này nhé!
Giới thiệu về cây mướp đắng rừng
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, thuộc họ mướp dạng thân leo, nếu để tự nhiên chiều dài của thân sẽ lên đến 20m. Mướp đắng cho ra quả, quả này lại có vị đắng đặc trưng và là bộ phận được sử dụng nhiều nhất.
Nguồn gốc của mướp đắng
Chưa có bằng chứng nào chứng minh được nguồn gốc và xuất xứ của cây mướp đắng.Tuy nhiên người ta lại tìm thấy nhiều nhất ở vùng nhiệt đới Châu Phi, Nam Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
Kể từ khi được du nhập vào Việt Nam khổ qua dần được sử dụng rộng rãi. Chúng được trồng cả miền núi, đồng bằng và trung du. Và hiện tại thì nó là loại cây nắm chủ lực kinh tế của nhiều hộ gia đình.
Đặc điểm thực vật
- Thân nhỏ và dài được bao phủ bởi một lớp lông. Trong thân cây tương đối mọng nước, có nhiều dây con nhỏ mọc ra
- Lá mướp đắng cũng chứa nhiều lông nhám. Khi còn non sẽ có màu xanh đậm và đến lúc già thì lại chuyển đổi thành màu vàng. Đặc điểm của lá lá xẻ thành nhiều thuỳ điều nhau, bên viền có cả răng cưa
- Trên mỗi cây mướp đắng có 2 loại hoa màu vàng chung cùng một gốc là hoa đực và hoa cái. Khi thấy hoa héo rụng thì nó mới bắt đầu thụ phấn và cho ra quả
- Quả là bộ phận quan trọng nhất, hình dạng thon dài, to và có vị đắng. Bên trong có nhiều hạt to, dẹt và có màu đỏ vị ngọt nhẹ khi chín
Quá trình trồng trọt và chăm sóc quả mướp đắng
Khí hậu Việt Nam khá thích hợp cho sự phát triển và nuôi trồng cây khổ qua. Tuy nhiên để có sản lượng quả cao nhất thì nên chọn những nơi có đất nhiều mùn và màu mỡ. Không gần các khu công nghiệp, bệnh viện, ưu tiên trồng trong thời gian từ tháng 3 – áng 9 để tránh được sâu bệnh hoành hành.
Một quy trình trồng và thu hoạch cây mướp đắng trãi qua 4 giai đoạn:
- Nhân giống: Làm đất tơi xốp, chia thành từng luống không quên lót thêm phân bón. Chọn vài hạt vừa mới thu hoạch gieo xuống đất, thường xuyên tưới nước, chăm sóc để cây phát triển nhanh. Chờ khoảng 15 – 20 ngày thì bạn có thể bứng cây con và đem đi trồng
- Trồng và chăm sóc: Đào hốc đất, mỗi hốc trồng vào 1 – 2 cây, lấp đất sao cho chặt rễ. Sau đó làm dàn cho cây leo lên và tiến hành chăm sóc. Cách chăm sóc thì vô cùng đơn giản chỉ cần đảm bảo đủ lượng nước và bón thêm phân trong thời gian đầu
- Diệt trừ sâu bệnh: Bước tiếp theo vô cùng quan trọng, không chỉ giúp quả to mà còn kích thích cây cho ra nhiều quả mướp đắng hơn. Để an toàn thì không nên dùng thuốc trừ sâu mà nên thay bằng các phương pháp thủ công như bọc lấy quả khi quả đã ra 2 -3 ngày
- Thu hoạch và sơ chế: Thông thường khổ qua sẽ được hái sau khi đủ 50 ngày. Chúng ta có thể thu hoạch khổ qua già màu xanh để nấu canh, thái lát phơi khô và bảo quản dùng dần. Hoặc để đến khi chín rồi thu hoạch.
Tác dụng của cây khổ qua đối với sức khỏe
Canh khổ qua nhồi thịt là món ăn quen thuộc hàng ngày, không chỉ giúp thanh lọc, thải độc, hạ nhiệt mà còn tăng cường sức khỏe rất tốt. Trong giới Đông y, các chuyên gia đều công nhận về khả năng lấy làm thuốc của loại quả này.
Mướp đắng làm giảm lượng đường trong máu
Nhiều nghiên cứu trong mấy năm trở lại đây đã đã xác nhận mướp đắng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những bệnh nhân bị bệnh tiểu đường khi uống nước mướp đắng mỗi ngày sẽ suy giảm nồng độ hemoglobin A1c.
Thông qua việc các hoạt chất trong khổ qua lấy đường trong các mô của cơ thể thúc đẩy tiết ra insulin, hormone. Chưa kể bên trong quả mướp đắng đã có sẵn liều lượng cao insulin nên sẽ vô cùng hữu hiệu trong việc kiểm soát đường dư trong máu.
Ngăn ngừa ung thư
Một tác dụng đáng kể của quả khổ qua chính là năng lực chứa đặc tính chống ung thư. Sau quá trình nghiên cứu qua ống nghiệm các tế bào ung thư dạ dày, ruột kết, vòm họng và phổi sẽ lần lượt bị triệt tiêu. Dù vậy vẫn chưa được thử nghiệm trên cơ thể con người nên xác suất thành công của công dụng này cũng còn khá mỏng manh.
Mướp đắng có tác dụng loại bỏ cholesterol xấu
Cholesterol xấu càng nhiều sẽ gây ra các mảng bám chất béo bên trong động mạch, làm tim hoạt động mạnh mẽ hơn. Điều này là cơ sở hình thành nên các bệnh về tim mạch. Đó là lý do nên sử dụng nước lá mướp đắng bởi nó có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu này.
Khổ qua hỗ trợ giảm cân
Một tác dụng quan trọng nhất của trái khổ qua mà ai cũng công nhận chính là giúp giảm cân nhanh chóng. Được mệnh danh là thực phẩm bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn kiêng giảm cân mà bác sĩ khuyên dùng nên bạn có thể yên tâm sử dụng mà không lo lắng vấn đề gì.
Lượng calo trong một quả mướp đắng khá thấp, chủ yếu là chất xơ. Chất xơ này sẽ mang lại cảm giác no lâu và đốt cháy chất béo dư thừa.
Một số công dụng khác
- Chữa lành vết thương nhanh chóng nhờ chứa các hoạt chất chống oxy hoá
- Là một nguyên liệu nấu ăn vừa thơm ngon vừa dồi dào dinh dưỡng
- Điều trị chứng bệnh ngoài da như rôm sảy ở trẻ
- Thải độc, mát gan , hạn chế nguy cơ nổi mụn trên làn da
- Tốt cho đường ruột, ngăn ngừa táo bón, khó tiêu hoá thức ăn
Cách dùng mướp đắng giảm cân và tăng cường thể lực
Pha trà khổ qua giảm cân
Đây là cách sử dụng an toàn và hiệu quả mà chúng ta có thể sử dụng mỗi ngày. Hiện nay số lượng trà khổ qua trên thị trường có khá nhiều, nhưng muốn tốt hơn hết là nên dùng loại quả còn tươi để tăng dược tính.
Cách làm :
- Rửa sạch mướp đắng với nước muối rồi để ráo. Chú ý nên chọn mướp đắng rừng mới già, tươi và không giập nát
- Sau đó thái thành lát mỏng rồi bỏ lên chảo và xào khô
- Khi thấy nguyên liệu chuyển sang màu nâu thì tắt bếp, khi mướp đắng nguội hẳn thì bảo quản trong lọ thủy tinh
- Khi muốn uống trà thì chỉ cần bỏ 3-4 lát mướp đắng khô và pha như trà bình thường
- Uống đều đặn mỗi ngày trong vòng 2 tháng để máu thấy kết quả
Làm nước ép mướp đắng
Một trong những cách giảm cân cực kì hiệu quả hiện nay là dùng nước ép. Đây là thức uống giàu dưỡng chất kiêm thêm nhiều tác dụng như làm đẹp, tăng sức khoẻ và bổ sung năng lượng. Một số loại nước mà mọi người hay sử dụng để lấy lại vóc dáng là nước ép cà chua, nước ép dưa hấu, nước ép cần tây, nước ép mướp đắng,…
Công thức thực hiện:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị là quả mướp đắng và quả táo đã được rửa sạch
- Chẻ khổ qua làm đôi theo chiều dọc để lấy hết hạt. Cắt mỏng vào ngâm trong thau nước đá pha muối loãng
- Vớt khổ qua ra và để ráo, sau đó cho hết vào máy ép cùng với táo
- Muốn tăng hương vị thêm thơm ngon hơn thì nên để nước trong tủ lạnh tầm 1 tiếng
- Khi uống nên pha một chút mật ong để làm giảm vị đắng
>> Tham khảo 4 công thức làm nước ép giảm mỡ bụng
Kết hợp mướp đắng nguyên chất với mật ong
Mật ong có vị ngọt, ít calo, lại giàu dinh dưỡng thích hợp cho việc kết hợp với mướp đắng. Nhờ mật ong, khổ qua sẽ mất dần vị đắng nên không gây ra cảm giác khó chịu. Sự kết hợp này giúp đốt cháy mỡ thừa nhanh chóng và giải tỏa được căng thẳng cùng lo âu.
Cách giảm cân bằng mướp đắng mật ong:
- Rửa sạch mướp đắng, lấy hết hạt và cắt nhỏ
- Bỏ hết vào máy ép để lấy nước cốt
- Pha loãng lượng nước thu được, khi uống cho vào một muỗng mật ong và khuấy đều lên
- Có thể cho thêm đá sẽ giúp cơ thể thanh mát, hạ nhiệt
Chế biến thành món ăn
Nấu ăn với khổ qua giúp cơ thể hấp thu thêm nhiều dưỡng chất mà không bị ngán. Bởi lẽ có rất nhiều muốn làm được từ nguyên liệu này như:
- Xào khổ qua với đậu phụ: Rửa sạch khổ qua rồi cắt thành lỏng mỏng, đậu phụ cũng được cắt thành từng miếng. Cho ít dầu vào chảo đảo liên tục 2 nguyên liệu đến khi chín thì nêm nếm gia vị
- Xào khổ qua với thịt nạc: Thịt nạc rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là chất đạm. Vì vậy nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Về cách làm thì cũng tương tự như cách trên nhưng thay đậu phụ bằng thịt nạc
- Khổ qua hầm với thịt và củ cải: Rửa sạch tất cả và cắt thành từng miếng. Bỏ hết nguyên liệu vào chung một nồi, nấu như nấu canh, đến khi chín mềm thì nêm nếm và sử dụng
Những điều cần biết khi sử dụng mướp đắng tại nhà
Sở hữu nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, mướp đắng ngày càng trở nên nguyên liệu thân thuộc không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Tuy nhiên không có nghĩa là chúng ta có thể xem thường thành phần dược tính bên trong quả mướp đắng. Vì vậy cần nắm rõ các tiêu chí sau đây.
Một số vấn đề cần lưu ý
- Tránh uống nước mướp đắng khi bụng đói
- Tránh những quả có vỏ màu vàng
- Bỏ ruột mướp đắng khi sử dụng
- Không ăn quá nhiều lần và thường xuyên. Hợp lý nhất là tuần chỉ nên dùng 5 lần, mỗi lần tối đa 2 quả để phát huy hết dưỡng chất bên trong
- Không dùng chung khổ qua với tôm và nước trà xanh
>> Tìm hiểu về sự ảnh hưởng của mướp đắng đối với mẹ bầu
Cách giảm vị đắng có trong khổ qua
- Gọt hết cùi màu trắng ở bên trong
- Ngâm nhiều lần với nước để hoà tan vị đắng
- Bỏ trong tủ lạnh
- Trụng sơ một lần qua nước sôi trước khi nấu
- Ướp muối trước khi sử dụng
Ai không nên sử dụng quả mướp đắng?
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
- Trẻ em còn quá nhỏ
- Đối tượng bị huyết áp thấp, rối loạn tiêu hoá
- Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật
- Những người bị thiếu canxi và men G6PD
Qua chia sẽ vừa rồi giúp chúng ta thấy được lợi ích đối với sức khỏe của cây mướp đắng. Việc lạm dụng quá nhiều là điều không nên thực hiện vì khổ quá sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa. Bên cạnh đó còn tăng nguy cơ sảy thai và chảy máu tử cung khi dùng cho phụ nữ mang thai.