Cây riềng được xem là môth gia vị truyền thống thường xuất hiện nhiều trong các bữa ăn của gia đình Việt Nam. Nhưng đây còn là loại thảo dược giúp điều trị nhiều bệnh tật và sở hữu khá nhiều dưỡng chất tốt. Hãy cùng Việt Fresh khám phá về cách dùng, những lưu ý khi dùng loại cây này nhé.
Những thông tin chung về cây riềng
Cây riềng là gì
Riềng cao khoảng từ 0,7-1,2 m, có thân rễ dài nằm ngang. Hoa của riềng màu trắng đính kèm theo đó là 2 lá hình mo. Lá riềng có bẹ nhưng không cuống, và có hình mác dài. Đây là loại cây dễ trồng và mọc hoang nhiều ở nước ta. Riềng có thể thu hái quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa thu đông hoặc trước khi những cơn mưa xuân tới. Nó mọc tự nhiên ở những vùng khác nhau, nhất là ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai,..
Đặc điểm
- cao từ 60-80 cm, có khi tới 2 m. Rễ hình trụ, nằm ngang, màu vàng nâu và có nhiều rễ con
- Lá xếp 2 dãy mọc so le, hình mũi mác, dài cỡ 17 cm và rộng 3 cm, lá cả 2 mặt đều nhẵn, mặt trên khá bóng, nhạt ở dưới.
- Củ riềng là thành phần được sử dụng nhiều nhất và có màu vàng, vị cay, thơm
- Hoa mọc ở đầu thân thành chùy dài khoảng 10 cm, chia thành 15-25 nhánh có cuống ngắn, có lông mềm; hoa màu trắng hay đỏ cam, đài hoa hình chuông
- Quả mọng với dạng hình tròn, đường kính cỡ 8mm, khi khô có màu nâu đỏ, được bao bọc ben trong hoa, hạt từ 3-5 hạt, 3 cạnh màu nâu vàng. Thời kỳ ra hoa: tháng 5-7; Thời kỳ đậu quả: Tháng 9-12.
Phân bố
Riềng thuộc chi Alpinia Roxb. Họ này bao gồm khoảng 230 loài trên thế giới, phân bố ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới phía bắc bán cầu; Ở Việt Nam đã biết 27 loài thuộc chi này. Các loài riềng nói chung sẽ thường phân bố rải đều khắp nước ta.Trên thế giới, cây này được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Indonesia,… Loài cây này ưa ẩm, chịu bóng nhất là khi còn non, thường mọc thành bụi.
Thành phần hóa học
Cây riềng là loại thuốc quen thuộc trong y học cổ truyền. Nó bao gồm những chất như 1-(4′ – hydroxyl – 3 methoxyphenyl) – 7 phenyl – 3 – heptanon. Ngoài ra, nó còn có yakuchinon – 13 có khả năng trợ tim. Đặc biệt là củ riềng có galangola nên sẽ có vị cay nồng, chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
Phân loại cây riềng
- Riềng thường: Đây là loại được trồng tự nhiên, là dạng thân cỏ
- Riềng nếp: Có vị cay, rễ củ màu hồng nhạt
- Cây riềng rừng: Mọc ở ven sông suối từ rừng đến bụi rậm, so với rừng thường thì to cao hơn, thịt mềm và dẻo hơn, cây riềng gừng thường có ở những tỉnh phía nam nước ta
Cây riềng có tác dụng gì?
Chống lão hóa
Khá nhiều người tò mò củ riềng có tác dụng gì với làn da của chúng ta hay không. Trong một nghiên cứu gần đây thì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chiết xuất từ riềng giúp tăng sản xuất ra axit hyaluronic, một chất có đặc tính giữ ẩm và giảm nếp nhăn.Sử dụng củ riềng thường xuyên sẽ có sự thay đổi rõ rệt, da tăng độ đàn hồi và trở nên sáng mịn hơn. Bên cạnh đó, nó còn làm dịu da khi bị ngứa, nóng rát.
Tăng tuần hoàn máu
Cây riềng có khả năng nhằm loại bỏ những độc tố và cải thiện việc lưu thông máu. Kết quả là, nhiều chất dinh dưỡng được chuyển đến các mô da. Đặc tính chống oxy hóa của riềng giúp ngăn ngừa các gốc tự do gây hại cho da và duy trì độ đàn hồi của da. Rễ riềng cũng giúp thúc đẩy sự phát triển của tóc vì nó làm tăng lưu thông máu
Tăng cường hệ tiêu hóa
Từ xa xưa thì cây riềng đã được dùng để chữa đau dạ dày. Ngoài ra, nó cũng khá hiệu quả khi có thể giảm nôn mửa, tiêu chảy và nấc cụt. Củ riềng có khả năng chữa các chứng đau bụng do lạnh, nôn mửa, tiêu chảy và kích thích hệ tiêu hóa. Từ đó cải thiện đáng kể tình trạng đầy bụng, chậm tiêu. Ngoài ra, do hàm lượng chất xơ và chất phytochemical cực cao nên riềng còn có khả năng chữa đầy hơi, buồn nôn.
Tăng cường khả năng miễn dịch
Ăn củ riềng có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được rằng những chiết xuất polysaccharid từ cây riềng sẽ có tác dụng kích thích hệ lưới nội mô và tăng số lượng tế bào lá lách lên. Do đó, phúc mạc cũng được tăng cường khả năng tiết dịch. Nhờ đó nó khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng cường sức khỏe hiệu quả.
Ngăn ngừa ung thư
Từ những dữ liệu nghiên cứu của F.A Alasmary và cộng sự, thì những hoạt tính kháng ung thư của củ riềng có khả năng hữu hiệu trong điều trị ung thư phổi và ung thư trực tràng. chiết xuất từ riềng cũng cho những kết quả khả quan ttrong việc hạn chế các tế bào gây ung thư ruột kết, cổ tử cung và tuyến tiền liệt. Tất cả nhờ vào đặc tính chống oxy hóa nhằm làm giảm tổn thương DNA và điều chỉnh các hoạt động của enzyme gây hại
Kháng khuẩn
Những chiết xuất từ rễ của cây riềng có khả năng chống lại các vi sinh vật khác nhau. Thêm riềng tươi vào thức ăn hàng ngày sẽ giúp giảm đi các nguy cơ nhiễm vibrio ở những loại hải sản chưa nấu chín. Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mà riềng cũng loại bỏ vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng
Những bài thuốc từ cây riềng
Riềng thường được dùng trong các bài thuốc chữa tiêu chảy, nôn mửa và nhiều loại bệnh khác. Hãy cùng tham khảo những bài thuốc sau để hỗ trợ sức khỏe nhé.
- Chữa khó tiêu: Người tỳ vị hư hàn hoặc có các triệu chứng như là táo bón, ăn không tiêu, đau bụng râm ran do rối loạn ăn uống, ăn nhiều đồ sống, lạnh, cay, uống rượu bia, hút thuốc lá… thì hãy dùng ngay bài thuốc từ củ riêng. Bạn hãy thái nhỏ 1 củ riềng tươi rồi thêm khoảng 12g lá ổi, sắc thành nước uống và dùng từ 2-3 lần
- Chữa viêm họng: Mang củ từ cây riềng đi rửa sạch rồi thái lát mỏng, mag đi muối chua, khi sử dụng có thể kết hợp ngậm với vài hạt muối và nhai rồi nuốt dần dần
- Chữa đau xương khớp: Bài thuốc từ củ riềng dùng để ngâm rượu xoa bóp khá hiệu quả. Hãy dùng rượu từ củ riềng xoa vào những chỗ bị đau, sưng tấy, ở các khớp, vai bị mỏi
- Chữa sốt rét: Dùng 300g bột riềng, kết hợp cùng 100g những loại bột quế chi khô khác cùng với bột thảo quả, cam thảo. Rồi mang đi trộn lẫn hỗn hợp lại với nước và vo tròn thành những viên to bằng cỡ hạt ngô. Khi lên cơn sốt thì dùng cỡ 15 viên
- Chữa phong thấp: Bạn hãy chuẩn bị tất cả những nguyên liệu bao gồm riềng, vỏ quít, và ít lá tía tô mỗi nguyên liệu cỡ 60g, mang đi phơi nắng hay sấy khô rồi tán nhỏ ra. Mỗi lần dùng chỉ cỡ 4g và bạn có thể pha với nước hoặc rượu, uống 2 lần/ngày và dùng trong vòng từ 5-7 ngày để đạt hiệu quả cao.
- Chữa đau bụng: Tất cả các dược liệu gồm 20 g cây riềng, búp ổi, nụ sim và mang chúng đi sấy khô và tán thật nhuyễn tất cả nguyên liệu thành bột sao cho thật mịn. Ngày bạn chỉ uống 3 lần sau mỗi khi ăn, mỗi lần dùng với liều lượng 5g cùng với nước sôi. Hoặc bạn có thể sấy khô củ riềng và kết hợp với 80g v hậu phác và quế. Sắc cùng với 200ml rồi để nguội và uống trong vòng 2-4 ngày.
- Riềng còn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn nhưng đặc biệt phổ biến là sử dụng trong các món lẩu, nước sốt và nhiều món ăn Á Đông truyền thống
Những lưu ý khi dùng cây riềng
- Nếu bạn sử dụng quá nhiều riềng thì sẽ gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng và khó lường trước như là giảm năng lượng, đi tiểu nhiều, bị tiêu chảy, đau bụng, khó chịu trong người thậm chí là gây tử vong
- Liều dùng khuyến cáo là chỉ cỡ 300mg/kg thể trọng.
- Rửa sạch riềng trước khi sử dụng nhằm loại bỏ bụi bẩn và đất bám trên vỏ, có thể dùng dao cạo bớt những mảng đất bám chặt vào củ
- Muốn giảm đi mùi hăng của riềng, bạn có thể ngâm riềng trong nước muối khoảng 15-20 phút trước khi chế biến.
- Hạn chế sử dụng quá nhiều riềng nếu bạn bị kích ứng hay dị ứng với những thành phần có trong loại củ này
- Nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng riềng nhằm làm thuốc tránh gây hại đến cơ thể
Vậy là với những thông tin trên bạn đã nắm được cách dùng cũng như những tác dụng của cây riềng với cơ thể đúng không nào. Hy vọng bạn có thể kết hợp nguyên liệu này vào thức ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình. Muốn có thêm năng lượng thì hãy sử dụng ngay các sản phẩm tại Việt Fresh để “Đẹp tự nhiên khỏe theo thời gian”
Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International
Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 090 626 9190
Website: https://befresh.vn/
Gmail: info@thucphamviet.vn
Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ Việt