Cây bạch truật là một loại cây phân bố rộng khắp tại các vùng đất nhiệt đới và ôn đới ở châu Á. Đây là loại cây được sử dụng trong y học truyền thống của Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á trong hơn 2000 năm qua nhằm điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau. Hãy cùng khám phá thêm về loại thảo dược quý hiếm này với Việt Fresh nhé
Bạch truật là gì?
Đặc điểm
Loại cây này có tên khoa học là Atractylodes macrocephala Koidz, thuộc nhóm thân thảo và sống lâu năm của các nước Đông Á. Trong y học cổ truyền, rễ khô được sử dụng để điều chế các loại thuốc Thân cây thẳng, mọc đơn độc, phía trên sẽ phân nhánh khá nhiều, thân cây gỗ cao từ 0,3-0,7 m. Rễ phát triển rất to, lá gồm 2 loại là phần trên có cuống lá ngắn và phần dưới thì cuống lá dài ôm lấy thân.
Bộ phận dùng
Thân và rễ của cây thường được sử dụng khá nhiều trong y học. Người ta chỉ chọn những loại rễ cứng rắn có chứa thịt màu trắng ngà bên trong ruột và sở hữu mùi thơm nhẹ. Những loại rễ có đen, bị mốc và xốp là loại kém chất lượng nên ít được sử dụng làm thuốc.
Phân bố
Cây bạch truật phân bố chủ yếu ở các dãy núi như là Tianmu và Dapan thuộc tỉnh Chiết Giang và dãy núi Mofu ở biên giới giữa tỉnh Hồ Nam và Giang Tây. Nó mọc ở trong rừng hoặc ở những bãi cơ trên sườn núi, các thung lũng và đồi với độ cao hơn 600 mét. Hiện nay, loại thảo dược này đã được du nhập vào nước ta nhưng số lượng còn khá ít
Thu hái – sơ chế
Khi thu hái thì cần kiểm tra ngoại hình cây để tránh thu hái những thân rễ kém dinh dưỡng. Chỉ thu hoạch những cây có vỏ vàng nâu, ngọn cứng và khi bẻ thấy dễ gãy. Hãy chọn ngày nắng ráo, đất khô và nhổ trực tiếp từng cây từ gốc. Sau đó bỏ phần rễ, thân, củ đi chế biến. Những cách sơ chế gồm:
- Rửa sạch đất cát, cắt thành từng miếng vừa phải và phơi/sấy khô.
- Rửa sạch rồi thái lát mỏng, ngâm với nước trong vòng 4 tiếng rồi đem đồ trong khoảng 4 tiếng. Khi củ mềm, chúng được nghiền và sấy khô. Có thể ngâm trong nước vo gạo hoặc bột hoàng thổ rồi đem phơi khô.
- Rửa sạch đất cát, sau đó phơi khô trong 15-20 ngày. Bào mỏng, lại phơi khô rồi tẩm mật ong sao vàng
Giá trị dinh dưỡng
Theo các nghiên cứu của Đông Y thì thảo mộc này không có tính độc, tính ấm, vị khá ngọt dịu. Trong rễ cũng chúng chứa đến 1,4% tinh dầu và nhiều thành phần khác như vitamin A, b-Selinene, atractylon, 10E-Atractylentriol, hinesol, axit palmitic,… vô cùng tốt cho sức khỏe con người.
Bạch truật có tác dụng gì?
Cải thiện tiêu hóa
Bạch truật có khả năng chữa táo bón và tiêu chảy khá hiệu quả. Nhiều nghiên cứu trên thỏ đã chỉ ra rằng nước của loại thảo mộc này có thể giúp ngăn ngừa hội chứng ruột kích thích ruột và trạng thái ức chế ruột. Ngoài ra, nó cũng có 1 hàm lượng lớn polysaccharid giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và loại bỏ chứng khó tiêu
Tốt cho hệ tuần hoàn
Nếu bạn sắc nước uống từ thảo mộc này sẽ có tác dụng giãn mạch máu và chống lại bệnh đông máu. Nó cũng thường sử dụng trong y học truyền thống để hỗ trợ việc tăng cường lưu thông máu, giúp giảm tình trạng tắc nghẽn mạch máu và giúp cho chức năng tim mạch hoạt động tốt hơn. Điều này là nhờ vào các hoạt chất như flavonoid, diterpenoid và acid béo có độ dẫn điện cao.
Hỗ trợ miễn dịch
Thảo dược này có chức năng cải thiện hệ miễn dịch bằng cách tăng số lượng tế bào bạch cầu, tăng nồng độ IL-1 và IL-2. Ngoài ra, nó cũng tăng IgG huyết thanh,các tế bào lympho ngoại biên rồi từ đó làm tăng khả năng thực bào ở hệ thống của tế bào lưới. Nó cũng giúp giảm tỷ lệ bị nhiễm trùng, chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Bảo vệ thần kinh
Bạch truật có tác dụng gì? Nó chứa atractylenolides và 2 polyacetylen có chức năng làm tăng tỷ lệ sống của những tế bào bị nhiễm độc thần kinh. Bên cạnh đó, dược liệu này cũng có tác dụng làm giảm cảm giác đau, giảm căng thẳng và lo lắng, giúp cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh lo âu và trầm cảm.
Điều hòa nội tiết tố
Trong bạch truật có chứa atractylone có tác dụng ức chế các hoạt động tự phát ở tử cung, giảm co bóp nên có thể hạn chế sinh non. Ngoài ra, có còn chứa insulin, một thành phần tích cực để điều trị táo bón. Táo bón ở bà bầu cũng là một nguyên do gây non vào cuối thai kỳ. AM trong thảo mộc này cũng được dùng rộng rãi nhằm điều trị các chuyển động bất thường của thai nhi.Từ đó có khả năng tăng dòng kali và canxi vào các tế bào cơ trơn của cơ thể mẹ bầu
Tốt cho dạ dày, hạ đường huyết
Thảo dược quý này cũng có công dụng đó là ức chế lại quá trình bài tiết ra các dịch vị ở dạ dày, ngăn ngừa đáng kể việc viêm loét dạ dày tá tràng. Các hoạt chất cây này cũng giúp kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng dạ dày, làm giảm đau do viêm dạ dày. Việc tăng cường việc tiết insulin của loại cây này cũng giúp ổn định đường huyết
Chữa bệnh béo phì
Bạch chỉ từ lâu đã là liều thuốc được sử dụng để điều trị bệnh béo phì. Sử dụng thảo dược này thường xuyên có thể giảm đáng kể trọng lượng cơ thể, từ đó kéo theo việc giảm lipid gan và mức cholesterol có trong huyết thanh. Ngoài ra, nó cũng tăng cường việc trao đổi chất ở mô mỡ và các cơ xương, giảm đi các axit béo tự do
Những bài thuốc từ bạch truật
- Giúp an thai: Bạn hãy dùng các nguyên liệu như 5g nhân sâm, nhu mễ, hoàng cầm, cùng với 8g đương quy, chích thảo, 4g sa nhân, 10g thục địa 10g, hoàng kỳ 15g, và 6g thược dược. Mang chúng đi rửa sạch rồi sắc uống hàng ngày, mỗi ngày uống 1 thang.
- Trị nám da: bạn sử dụng 100g bạch truật và sơ chế cho sạch rồi bỏ¥ vào hũ thủy tinh, ngâm cùng với khoảng 250ml giấm táo mèo trong vòng 2 tuần. Sau đó, dùng tăm bông để chấm dung dịch này lên các vết thâm hay tàn nhang từ 3–4 lần. Bạn hãy dùng liều thuốc này vào buổi tối và sử dụng liên tục 1 tháng
- Trị đầy hơi: Bài thuốc này còn dùng để trị bệnh khó tiêu, tiêu chảy khá hiệu quả. 12g đẳng sâm,phục linh,ý dĩ, nhục đậu khấu, sơn tra, cùng với 4g sa nhân, cam thảo mỗi vị 4g. Bạn có thể dùng để nấu nước uống hoạch phơi khô rồi tan nhuyễn ra để pha cùng với nước uống
- Chữa bệnh về gan: Nếu bạn đang bị bệnh xơ gan cổ trướng thì hãy dùng từ 30-60g để đi sắc nước uống. tán 15-30g nhằm chữa trị bệnh viêm gan mạn tính
- Trị chảy dãi: Dùng 10 g mang đi rửa rồi xắt nhỏ ra, thêm vào chén là một ít nước rồi chưng lên cho chín. Bỏ thêm ít đường hay mật ong rồi đưa cho con bạn uống
- Trị chứng bỉ khối: Cùng với 10 g can khương, 12 g mộc hương mang đi tán thành bột mịn, rồi sử dụng lá sen gói bột lại và mang đi hấp chín. Sau đó, tán nhỏ cơm nếp ra và trộn với thuốc trên rồi vo thành viên to bằng hạt ngô. Mỗi lần dùng cỡ 50 viên và uống chung với nước nóng
- Chữa viêm mũi: Bằng bài thuốc sâm linh bạch truật tán. Những thành phần như sâm linh, cam thảo, bạch biển đậu, nhân sâm mang đi tán nhỏ rồi sắc nước uống. Sâm linh bạch truật tán còn giúp ăn uống ngon miệng, ngủ ngon hơn.
Lưu ý khi dùng bạch truật
- Không nên dùng cho những ai gặp tình trạng như thận hư, táo khát, động khí sưng tấy, âm hư.
- Bên cạnh đó, những ai thường có khí trệ, sung huyết, gây nổi nhiều mụn, hay khó thở cũng không được dùng
- Những ai đang dùng thuốc tây, cho con bú hay mang bầu và dị ứng với các thành phần có trong bạch truật nên hạn chế dùng
- Dược liệu này nên tránh kết hợp cùng với địa du, phòng phong vì sẽ gây ra những tác dụng phụ khiến cho người bệnh khó chịu
- Hãy cân nhắc và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu này để làm thuốc
- Loại cây quý này thường xuyên bị ẩm mốc nên hãy phơi chúng ra nắng thường xuyên và đừng sấy quá lâu kẻo bị chua
Tổng kết lại thì cây bạch truật là một loại cây có nhiều công năng với sức khỏe chúng ta. Với các lợi ích đa dạng và công dụng đa năng, loại dược liệu này sẽ là một trong những loại thảo dược được nhiều người quan tâm và tin dùng. Hy vọng bạn có thể tận dụng nó nhằm ngăn ngừa nhiều bệnh tật bạch truật