Mang thai là thời điểm nhạy cảm của chị em phụ nữ. Ngoài việc đi lại cẩn thận, kiêng cữ nhiều việc thì vấn đề cân bằng, bổ sung dưỡng chất cũng cực kỳ quan trọng. Đặc biệt tình trạng hay gặp nhất là sự thiếu hụt canxi. Nếu không bổ sung canxi cho bà bầu đủ liều lượng sẽ khiến sự phát triển bình thường ở trẻ gặp cản trở. Vậy làm cách nào để bổ sung canxi? Cùng Việt Fresh đi tìm đáp án cho câu trả lời này nhé!
Những lý do mà thai phụ cần có nhiều canxi?
Canxi là gì?
Canxi là một khoáng chất cực kỳ quan trọng đối với cơ thể. Chúng tồn tại ở nhiều nơi, đặc biệt là trong các loại thực phẩm như sữa, đậu, rau củ. Theo nghiên cứu, hoạt chất này có khả năng phát triển và duy trì sức khỏe của xương khớp và răng miệng. Hạn chế nguy cơ hình thành bệnh loãng xương, đau buốt chân răng và còi xương.
Tác dụng của canxi cho bà bầu
Nếu nói canxi là chất cần thiết cho cơ thể người thường thì nó lại là chất bắt buộc phải có cho mẹ bầu. Bởi đây là giai đoạn hình thành cấu tạo cơ thể của trẻ, nên cần những chất quyết định đến xương khớp như canxi. Đồng thời còn liên quan đến các bộ phận khác như tim, hệ thần kinh và cơ bắp.
Hàm lượng dung nạp canxi vào cơ thể phải tăng lên theo từng tháng, cụ thể:
- 3 tháng đầu: Cần 800mg canxi/ngày
- 3 tháng giữa: Cần 1.000mg canxi/ngày
- 3 tháng cuối: Cần 1.500mg canxi/ngày
Tuy nhiên trên thực tế thì con số này cần phải cao hơn nữa. Mặc dù khoáng chất đã được phân giải vào máu để đi nuôi xương khớp nhưng một số trường hợp thai nhi khi sinh ra lại bị còi xương, dị tật, chậm phát triển. Vì vậy dù dùng cách nào đi chăng nữa thì chị em cũng nên cố gắng ăn đủ chất, ưu tiên thực phẩm, sữa giàu canxi. Hạn chế tối đa trẻ ra đời bị co giật, mất ngủ ngay mấy tháng đầu tiên.
Không những thế mọi người cũng cần phải biết rằng. Canxi sẽ giúp người mẹ không bị tê chân, mệt mỏi, mất ngủ, đau lưng, mỏi vai, đau khớp và mãn kinh sớm.
Những dấu hiệu thai nhi thiếu chất
Tại sao nên nạp canxi cho bà bầu? Trong suốt thời gian nằm trong bụng mẹ, thai nhi luôn có mối liên kết chặt chẽ và phụ thuộc vào người mẹ. Mẹ khoẻ mạnh con khỏe mạnh, mẹ không đủ chất thì con lập tức bị suy dinh dưỡng. Để bảo vệ con của mình thì mọi người nên chủ động gặp bác sĩ khi thấy cơ thể có những dấu hiệu sau đây:
- Chán ăn, ăn không ngon miệng, không có khẩu vị
- Tóc rụng quá nhiều, đặc biệt khi gội đầu hay chải tóc
- Bụng thường bị đau và tiêu chảy
- Chân răng bị chảy máu thường xuyên
- Hay nhiệt miệng, nóng miệng, rách da
- Khó thở, thở đứt quãng một cách mệt mỏi
- Đau đầu, chóng mặt, cơ thể bị suy nhược
- Móng tay bị nổ, gãy móng, lâu dài
- Chuột rút, đau nhức chân tay
- Vẫn giữ nguyên số cân như ban đầu mà không tăng cân
Cách nạp canxi cho bà bầu
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Với những thông tin đã giới thiệu trên đây thì chắc chắn chị em nào đang mang thai cũng cần nghĩ đến việc tìm cách nạp canxi. Và phương pháp tốt nhất, con đường nhanh nhất là con đường ăn uống.
- Ăn thực phẩm giàu canxi
- Sử dụng sản phẩm công ty
- Uống nhiều nước suối
- Cân bằng chế độ ăn uống đủ chất, đủ lượng
- Uống thuốc bổ sung canxi
Đặc biệt là dùng nhiều hải sản, rau diếp cá, cải xoăn, nước ép cần tây. Khi dùng nhiều rau xanh, kali trong rau sẽ tham gia vao quá trình tích tụ canxi. Ngoài ra còn có thể dùng thêm sữa tươi, sữa chua.
>> Xem thêm những thực phẩm giàu canxi
Bổ sung canxi cho bà bầu dạng ống
Nạp thêm canxi dạng ống là sản phẩm được các công ty sản xuất dưới thể lỏng để đưa vào cơ thể phụ nữ có thai. Khoáng chất được đựng trong ống nhựa hoặc ống thuỷ tinh, khi dùng chỉ cần trực tiếp phá vỡ một đầu. Các sản phẩm này ít gây ra tác dụng phụ, được các bác sĩ khuyên dùng cho đến khi lên bàn đẻ.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại canxi cho bà bầu dạng ống, đó là canxi hữu cơ và vô cơ:
- Hữu cơ: Dễ hòa tan, mùi vị thơm ngậy giúp cơ thể dễ dàng hấp thu
- Vô cơ: Khó tan, khó hấp thụ, mùi vị hơi tanh. Một số trường hợp dễ bị tiêu chảy và nóng người trong mấy ngày đầu chưa quen
Dù bổ sung ở hình thức nào thì người mẹ cũng nên cẩn thận, xem xét kỹ trước khi mua. Tốt nhất là chọn sản phẩm ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Vì cơ thể ai nhi rất yếu, dễ bị sảy thai khi dùng trúng sản phẩm kém chất lượng.
Thời điểm tốt nhất để bổ sung canxi cho bà bầu
Bên cạnh việc chọn nguồn cung cấp thì cũng cần để ý đến thời điểm sử dụng. Theo lời khuyên của cá chuyên gia thì nên uống vào buổi sáng hoặc trưa, hạn chế dùng vào buổi tối vì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ở thận.
Tuyệt đối nên nhớ rằng, có thể chia nhỏ lượng canxi để bổ sung nhiều lần. Tuy nhiên uống chung canxi với một số thuốc bổ sung kẽm, sắt sẽ làm cơ thể bị tổn thương. Các chuyên gia khuyến cáo rằng nên uống cách xa tối thiểu 2h để thuốc được hấp thu tốt nhất.
Liều lượng canxi bổ sung trong 1 ngày
Vấn đề này đang được rất nhiều người quan tâm, bởi lẻ liều lượng canxi cần dung nạp vào cơ thể ở mỗi giai đoạn là không giống nhau. Phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thực đơn ăn uống, tình hình sức khỏe thai kỳ thực tế.
Tốt nhất là trung bình dùng khoảng 500-600mg canxi nguyên tố/ngày. Không quên thực hiện chế độ ăn tốt và đầy đủ để hạn chế việc dùng quá nhiều sản phẩm hỗ trợ canxi. Bên cạnh đó, người lớn cũng không nên duy trì mãi 1 lượng canxi ban đầu, bởi lẻ trẻ càng lớn thì nhu cầu về canxi càng cao.
Một số điều cần chú ý khi bổ sung canxi cho bà bầu
- Canxi có ở nhiều nơi, trong nhiều nhóm như thực phẩm, trái cây, rau củ, thuốc bổ, thậm chí là các nhóm thuốc kháng acid. Vì vậy nên kiểm soát thật tót chế độ ăn uống, sinh hoạt của mình. Không vượt quá 2.500mg mỗi ngày
- Nếu muốn bổ sung canxi cho bà bầu dạng ống thuốc thì nên hỏi ý kiến và thực hiện theo sự cho phép của bác sĩ
- Dùng canxi đảm nhận nhiệm vụ quan trọng ngăn chặn nguy cơ tiền sản giật ở phụ nữ
- Trong quá trình bổ sung không nên dùng kèm theo các thực phẩm như chocolate, trà, ca cao
Giải đáp các vấn đề liên quan đến việc bổ sung
Lúc nào thì nên bổ sung canxi cho bà bầu?
Cho đến hiện tại thì không có thời gian cụ thể về việc nên dùng canxi, bởi lẽ trên thực tế thì canxi cần cho bà bầu trong suốt quá trình mang thai. Để thai nhi phát triển tốt nhất thì nên bổ sung ngay tháng đầu tiên và tăng lên liên tục theo mỗi giai đoạn.
Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng thiếu canxi?
Cơ thể vốn dĩ đã có canxi trong người, tuy nhiên nó không quá lớn, vì vậy không chỉ để tâm đến việc bổ sung mà quên đi nhiệm vụ giữ lại canxi vốn có. Cách ngăn chặn thiếu hụt canxi tốt nhất là ăn càng nhiều càng tốt:
- Ăn thêm các bữa phụ ngoài 3 bữa chính bằng các thực phẩm như trái cây, sữa chua, bánh…
- Đảm bảo đủ 4 nhóm: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa
- Uống đủ nước cho cơ thể, hỗ trợ thải độc, tăng lưu thông máu
Phụ nữ mang thai nên dùng canxi hữu cơ hay vô cơ?
Câu hỏi này còn phụ thuộc vào từng thể trạng của cơ thể người mẹ. Nếu mẹ bầu có cơ địa tốt, không bị nhạy cảm thì nên dùng canxi vô cơ. Vì so với hữu cơ thì loại này có hàm lượng canxi nguyên tố cao hơn. Đối với hữu cơ dù hàm lượng không bằng nhưng nó cực kì lành tính, không gây nôn mửa hay tác dụng phụ nào.
Do đó đừng cố gắng gượng ép nhồi nhắt những chất mà cơ thể không thích nghi được. Điều này sẽ làm dạ dày bị đau, gây đầy bụng, tiêu chảy.
Một số tác dụng phụ khi uống thuốc bổ sung canxi?
Triệu chứng tổn thương do uống canxi dễ thấy nhất là các vấn đề ở hệ tiêu hoá. Lúc này cơ thể sẽ mệt mỏi, khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy. Lúc này nên ngưng sử dụng và tìm đến bác sĩ để được giúp đỡ. Muốn hạn chế tác dụng phụ, bạn nên giảm canxi xuống một phần, chia nhỏ liều lượng hoặc đổi sang một loại khác. Nhanh chóng ăn thêm một thực phẩm khác để lấn át cơn buồn nôn, khó chịu ở dạ dày.
Tiêu chí chọn canxi bổ sung cho phụ nữ mang thai?
- Dùng sản phẩm đã được ghi rõ thông tin về hàm lượng và liều lượng sử dụng trên vỏ bên ngoài
- Ưu tiên sản phẩm bổ sung canxi dạng thuốc
- Dùng sản phẩm có kết hợp với vitamin D và magie
- Bao bì thành phần sản phẩm không chứa những yếu tố mà cơ thể bị dị ứng
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi thì Việt Fresh sẽ giúp chị em quên đi vấn đề lo lắng về việc chọn lựa canxi cho bà bầu. Thiên chức của người mẹ đặc biệt quan trọng, vì vậy dù bằng cách thức nào đi chăng nữa thì cũng nên cẩn thận và chú ý cơ thể nhiều hơn. Đừng quên cân bằng dưỡng chất để cơ thể có đủ khả năng chống lại sự tấn công từ vi khuẩn bên ngoài.