Tổng hợp 10 cách làm sữa chua thơm ngon chuẩn nhà làm

Sữa chua là món ăn khoái khẩu của bao người. Nó được lòng người tiêu dùng không chỉ ở hương vị chua ngọt kết hợp mà còn mang nhiều lợi cho sức khỏe, đặc biệt là đường tiêu hoá. Bạn đừng cho rằng cách làm sữa chua phức tạp, bởi lẻ công thức của nó vô cùng đơn giản và chúng ta có thể tự làm ngay tại nhà. Nếu bạn chưa từng làm món ăn này thì hãy bỏ túi ngay những bí quyết làm sữa chua được Việt Fresh giới thiệu dưới đây nhé!

Tổng quan về sữa chua

Giới thiệu về sữa chua
Hũ đựng sữa chua

Sữa chua là gì?

Sữa chua còn có tên gọi khác là yogurt, sản phẩm được tạo nên từ quá trình lên men axit lactic. Loại men này hoàn toàn vô hại, nó được coi là lợi khuẩn có lợi giúp kích thích tiêu hóa và bảo vệ chức năng đường ruột. 

Sữa chua tăng độ hấp dẫn nhờ có màu trắng bắt mắt, đặc tính sánh dẻo, ăn vào lại cảm nhận được vị chua ngọt và hương thơm đặc trưng. Để làm được sữa chua chúng ta không chỉ cần có sữa mà còn cần nhiều nguyên liệu hỗ trợ khác. Và cho đến hiện tại thì số lượng sữa chua trên thị trường có rất nhiều loại như sữa chua nha đam, sữa chua nếp cẩm, sữa chua trân châu, sữa chua trái cây, sữa chua Hy Lạp, sữa chua pho mai,…

Nguồn gốc ra đời sữa chua

Quê hương của món sữa chua trứ danh chính là Bulgaria – nơi được mệnh danh là xứ sở của hoa hồng. Theo sử sách ghi chép thì sữa chua xuất hiện cách đây từ 4000 năm. Tận dụng ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên, sữa mà các bộ tộc du mục đựng trong túi da đã vô tình được lên men tự nhiên sánh đặc lại. Vì kiến thức con người lúc đó chưa được tiến hoá hoá tốt không thể giải thích được. Tuy nhiên vfi mùi vị của món ăn khá hấp dẫn nên vẫn được lưu truyền đến ngày nay. 

Sau khi trải qua nhiều nghiên cứu, một số nhà khoa học đều cho rằng sữa chua chính là sữa bò tươi được lên men. Dưới tác động của 2 lợi khuẩn Streptococcus thermophilus và Lactobacillus bulgaricus, đường lactose trong sữa chua sẽ chuyển thành đường glucose, đến axit piruvic và cuối cùng là biến thành axit lactic.

Thành phần dinh dưỡng của sữa chua 

Thông tin về sữa chua
Sữa chua Hy Lạp

Chưa có bằng chứng nào tìm được bằng chứng cho thấy sữa chua gây hại. Vì thực tế đây là sản phẩm giàu dinh dưỡng. Hoàn toàn không tăng cân vì thế một số người xem sữa chua như một phương pháp chống táo bón, giảm cân và làm đẹp. 

Một số dưỡng chất tồn tại trong sữa chua:

    • Protein: Trong 250g sữa chua sẽ có khoảng 8g protein, được chia thành 2 loại là váng sữa và casein. Tuy nhiên váng sữa lại được đánh giá là tốt hơn, hoà tan được và giúp hạ huyết áp, bổ sung năng lượng và giảm cân
    • Chất béo: So với protein thì chất béo trong sữa chua có nhiều hơn. Vì đã số để làm được sữa chua người ta đều dùng đến sữa tươi sữa đặc (nguyên liệu có vị béo). Và số lượng chất béo này có thể lên đến 400 loại, đa số là loại bão hoà
    • Đường: Sưa chua có vị ngọt nhờ đường, đường này là đường đơn lactose và galactose. Tỉ lệ đường trong sữa chua không cố định và dao động tùy theo công thức của từng người
  • Vitamin và khoáng chất: Tự hào là một trong những sản phẩm lành tính có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Sữa chua chứa một hàm lượng lớn thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như canxi, photpho, vitamin B12, riboflavin
  • Probiotic: Probiotic trong sữa chua chủ yếu là axit lactic và bifidobacteria. Chúng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tổng hợp vitamin, giảm cholesterol, chống táo bón và ngăn tiêu chảy

Tác dụng khi ăn sữa chua

Ăn sữa chua là một phương pháp bảo vệ sức khoẻ của con người. Nhờ khả năng kích thích tiêu hoá, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tăng cảm giác ngon miệng. Vì vậy sữa chua mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người tiêu dùng. 

Tăng hoạt động ở hệ tiêu hoá

Với 400 loại lợi khuẩn vốn có, sữa chua giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hoạt động ở hệ tiêu hóa được diễn ra tốt hơn. Chúng sẽ cân bằng được số lượng vi sinh có trong đường ruột. Giúp cho những bệnh nhân đang dùng thuốc kháng sinh, bị đau dạ dày ngăn chặn triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. 

Giúp xương khớp chắc khỏe 

Sữa chua là một trong các sản phẩm giàu canxi, nếu được dùng thường xuyên bạn sẽ ngăn chặn được tình trạng loãng xương, xương khớp suy yếu. Vì vậy đối với người lớn tuổi, chị em phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cần phải ăn sữa  chua nhiều hơn. 

Ăn sữa chua hỗ trợ giảm cân

Sữa chua có đường nhưng không thể nào làm tăng cân, nó chỉ bổ sung đạm, canxi, chất dinh dưỡng. Mang lại cảm giác no lâu, hạn chế nạp thêm nhiều calo. Và đặc biệt, lợi khuẩn sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hoá nhanh hơn và giúp vóc dáng cân đối. 

Tăng sức đề kháng 

Một số chứng minh lâm sàng đã cho thấy rằng, ăn sữa chua sẽ giảm viêm, hạn chế nguy cơ hình thành các bệnh lý về rối loạn đường ruột và nhiễm khuẩn. Nhờ vậy sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Sữa chua làm đẹp da

Sữa chua làm đẹp đã không còn là điều xa lạ, đôi khi nó còn được ví như một loại “kem” dưỡng giúp nuôi dưỡng các tế bào da. Lấy đi những lớp da đen sạm, thay vào đó là một làn tươi trẻ, mềm mịn và trắng sáng. Nếu muốn làm chậm quá trình lão hoá ở da thì chị em cần tích cực ăn sữa chua nhiều hơn. 

Tổng hợp 9 cách làm sữa chua tại nhà

sữa chua nhà làm vô cùng đơn giản
Các cách làm sữa chua

Cách làm sữa chua có khó không? Nhờ sự biến tấu và thay đổi công thức liên tục, sữa chưa trở thành món ăn đa dạng với hàng loạt hương vị thơm ngon khác nhau. Để làm sữa chua ngon trước hết cần có nguyên liệu chất lượng và sau đó mới tìm hiểu công thức đúng cách. 

Cách làm sữa chua tại nhà từ sữa đặc

Sữa đặc là nguyên liệu được lấy làm sữa chua nhiều nhất. Đây là phương pháp truyền thống giúp sản phẩm tạo ra có độ thơm ngon và béo ngậy. 

Nguyên liệu

  • Hũ đựng, nồi ủ
  • 1 lon sữa đặc có đường
  • Nước sôi
  • 1 hũ sữa chua
  • Ca lớn có dung tích 2 lít

Cách làm

  • Cho sữa đặc ra thau lớn. Dùng ca lớn múc nước sôi đổ vào. Tuy nhiên không dùng nước quá sôi, tốt nhất là đang ở 40 độ
  • Khuấy đến khi sữa đặc tan hoàn toàn thì bỏ hũ sữa chua vào. Tiếp tục đánh đều tay 
  • Sau đó đổ hỗn hợp vào hũ đựng
  • Cho nước ấm 50 độ vào nửa nồi ủ, cuối cùng là để hũ đựng sữa chua vào ủ trong vòng 6 tiếng
  • Nếu muốn ăn đặc thì nên kéo dài thời gian ủ

Dù đơn giản nhưng Việt Fresh khuyên bạn nên cẩn thận và chú ý vì sữa chua rất dễ ra nước. Tốt nhất là không ủ bằng nước nóng vì nước nóng có thể làm hỏng men. Không nên ủ quá lâu, 6 tiếng là đủ vì càng lâu sữa chua sẽ càng chua và đặc hơn. Cuối cùng là nhớ đậy kín đồ ủ để duy trì nhiệt độ cần thiết trong suốt quá trình lên men. 

Hướng dẫn làm sữa chua từ sữa tươi

Thay vì dùng sữa đặc thì chúng ta cũng có thể thay thế bằng sữa tươi. Chắc chắn sẽ ít độ ngọt và độ béo hơn nhưng sẽ giúp sản phẩm lên men khá tốt. Tốt nhất nên dùng sữa tươi không đường chưa qua thanh trùng. Sau đó là chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm đường, 2 hũ sữa chua có đường, dụng cụ hỗ trợ như nồi đựng, ca lớn. 

Trước hết cho sữa tươi àp nồi lớn và đun sôi, khuấy liên tục và đều tay trong quá trình nấu. Nếu thích ngọt thì có thể thêm đường, khi thấy sữa nổi bọt nhẹ thì tắt bếp và để nọi. Bước tiếp theo là cho sữa chua vào, hòa tan hũ hợp trước khi đổ vào hũ đựng. Tiếng tình ủ sau đó giống như bước trên, bạn nên để vào tủ lạnh để giúp ăn ngon hơn 

Kết hợp sữa tươi và sữa đặc để làm sữa chua

sữa tách béo
Làm sữa chua đóng chai

Sữa chua sẽ có vị gì khi kết hợp sữa tươi và sữa đặc lại với nhau? Chắc chắn bạn sẽ có được sản phẩm đậm đà hương vị thơm ngon hơn. 

Công thức thực hiện:

  • Nguyên liệu cần có: sữa tươi, sữa chua, dụng cụ nấu và sữa đặc
  • Trộn sữa đặc và sữa tươi lại với nhau và đổ và nồi nấu sôi
  • Khuấy thật nhẹ tay tầm 2 – 3 phút nấu đến khi sữa đạt 80 độ C thì tắt bếp
  • Đợi sữa nguội hẳn thì hoà sữa chua vào thử lại mùi vị
  • Đổ vào hũ và mang đi ủ

Cách làm sữa chua không đường thơm ngon

Nếu bạn sợ tăng cân thì nên làm sữa chua không đường để dùng mỗi ngày. Nhiều người nói rằng, sữa chua không đường có mùi vị thơm ngon hon, không gây ngán và thanh lọc, thải độc rất tốt. Nói về cách làm thì cần có sữa tươi không đường và sữa chua không đường. Sau đó nấu sữa tươi và thực hiện y như cách nấu truyền thống. 

Đối với cách ủ thì nên để từ 8 – 9 tiếng. Bỏ vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng dần. Bạn có thể dùng sữa chua không đường để ăn không, trộn với ngũ cốc, đắp mặt. 

Bí quyết làm sữa chua mix chuẩn vị

Sữa chua nhiều vị đang nổi rần rần và được giới trẻ ưa thích. Sự kết hợp của nhiều nguyên liệu trái cây như lựu, nha đam, nếp cẩm, thậm chí trà xanh giúp kích thích thị giác và giúp vị giác tốt hơn. 

Ki dùng trái cây để mix, chúng ta nên xay nhuyễn để lấy nước cốt hoặc băm nhỏ và bỏ vào sữa chua. Các bước tương tự như những công thức còn lại, chỉ là trước khi bỏ vào hủ đựng thì ta trộn thêm những nguyên liệu cần mix vào. Befresh.vn khuyên bạn ủ sữa chua rồi mới trộn trái cây vào đối với những loại quả mọng nước. 

Cách làm sữa chua dẻo độc đáo, riêng biệt

Cách làm sữa chua dẻo
Sữa chua dẻo

Sữa chua dẻo chính là thành phẩm của sự pha trộn giữa sữa dê với vi khuẩn lactic axit. Quá trình lên men này giúp kết cấu của sữa chua có độ dẻo mịn, so với loại sữa chua thông thường thì nó ngon miệng hơn. Phù hợp dùng cho trẻ em và người lớn tuổi. Ngoài những nguyên liệu quen thuộc cần như sữa đặc, sữa tươi, sữa chua có thì cần có thêm bột gelatin. 

Muốn độ dẻo của sữa chua đạt chất lượng cao nhất thì nên chọn loại gelatin uy tín, đảm bảo về thành phần dinh dưỡng.

Ngoài ra bạn cũng không cần quá lo ngại về cách chế biến, vì tất cả quá trình thực hiện đều giống như cách nấu thông thường, khác nhau ở chỗ là hoá thêm bột gelatin vào trước khi đem ủ. Thơm ngon là thế nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều tránh khiến kích thích dạ dày quá mức và gây nên rủi ro không đáng có. 

Sữa chua nha đam – món sữa chua ngon, dễ làm

Cách làm sữa chua nha đam luôn được nhiều người quan tâm. Nha đam thanh mát, đảm nhận nhiều khả năng có lợi cho sức khỏe người dùng. Những miếng nha đam giòn dai mọng nước sẽ giúp sữa chua trở nên ngon miệng, kích thích được vị giác. Tuy nhiên nha đam có chứa độc tố, vì vậy chú ý khâu sơ chế nha đam trước khi tiến vào quá trình làm sữa chua. 

Cách làm
  • Chọn những nhánh nha đam gọt vỏ, rửa dưới nước lạnh để giảm bớt lượng nhựa, sau đó ngâm vào thau nước có pha ít muối và 15ml nước cốt chanh trong vòng 5 phút.
  • Bạn xắt hạt lựu phần thịt trong của nha đam và rửa lại thêm 5–6 lần nữa rồi để ráo.
  • Kế tiếp, bạn nấu nước sôi, cho nha đam vào luộc nhanh 45 giây đến 1 phút. Sau đó vớt nha đam ra ngâm vào 200ml nước đá lạnh có pha 2 thìa súp đường trong khoảng 1 tiếng rồi vớt ra để ráo.
  • Bạn tiến hành pha chế hỗn hợp sữa rồi cho nha đam vào và tiến hành ủ như bình thường là đã có những hũ sữa chua nha đam thanh mát rồi.

Làm sữa chua nếp cẩm

Sữa chua mít nếp cẩm
Sữa chua nếp cẩm

Nếp cẩm giàu dinh dưỡng, lượng calo thấp phù hợp với chị em nghiện ăn vặt nhưng sợ tăng cân. Bên cạnh đó mùi vị của nếp cẩm cũng khá phù hợp với sữa chua. Mang lại cảm giác no lâu và bổ sung năng lượng tích cực cho cơ thể mỗi khi áp lực về công việc. 

Nguyên liệu 

  • Lá dứa
  • Nước lạnh
  • Nếp cẩm
  • Đường trắng
  • Cà phê muối
  • Nước cốt dừa
  • Sữa chua

Công thức thực hiện

  • Vo sạch nếp cẩm và ngâm với nước tầm  3–4 tiếng đến khi nếp mềm hẳn
  • Vo nếp cẩm lại 1 lượt nữa và cho vào nồi để nấu, nhớ để lửa nhỏ. Không quên bỏ một ít muối và lá dứa vào nồi. Khuấy đều tay để nếp không bị khê
  • Khi nếp chín thì trộn đường vào, đảo đều để đường tan. Tầm 5 phút thì tắt bếp và để nguội
  • Cuối cùng là chỉ cần múc nếp cẩm ra cốc, thêm sữa chua và một ít nước cốt dừa để ngon miệng hơn

Làm sữa chua trà xanh hiệu quả

Trà xanh làm sữa chua là công thức mới xuất hiện gần đây. Nhờ hàm lượng chất oxy hoá, trà xanh sẽ tăng cường được hệ miễn dịch của cơ thể. Vị chát của lá trà tạo nên vị khác lạ nên được không ít người ưa chuộng. 

Nấu sôi sữa tươi và để nguội. Trộn sữa chua và bột trà xanh đã được khuấy lỏng vào và mang đi ủ trong vòng 7 tiếng. Đợi sữa chua lên men và đặc lại thì mang ra sử dụng. 

3 vấn đề cần quan tâm đối với cách làm sữa chua tại nhà

cách làm sữa chua cho bé
Cách làm sữa chua tại nhà với dâu tây

Mẹo làm sữa chua mềm mịn, thơm ngon

Có khá nhiều người đã khô thành công trong quá trình làm sữa chua, dễ thấy nhất là sữa chua bị lỏng và không thể nào đặc lại. Phương pháp tốt nhất là dùng sữa đặc và nước lọc thay cho sữa tươi. Để ủ sữa chua thì nên để lâu hơn, trong quá trình làm thì nên khuấy đều tay để không phá vỡ kết cấu nguyên liệu. 

Biện pháp bảo quản sữa chua nhà làm 

Sữa chua khi được lên men rất dễ bị hư hỏng, nếu dùng phải sẽ khiến hệ tiêu hoá bị tổn thương dẫn đến trường hợp đau bụng, tiêu chảy. Phương pháp tốt nhất là nên bảo quản trong tủ lạnh hoặc làm đông sữa chua lại. Thời gian để sử dụng là 2 tuần tính từ lúc bắt đầu chế biến. 

Dùng sữa chua như thế nào mới đúng cách? 

Yến mạch với sữa chua được nhiều người tin dùng để làm đẹp
Sữa chua dưỡng trắng da

Cách làm sữa chua quan trọng nhưng cách dùng đúng cách cũng cần thiết không kém. Nếu dùng sai cách không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá mà còn la mất tác dụng của sữa chua. Do đó khi sử dụng cần chú ý những điều sau đây: 

  • Tránh ăn sữa chua lúc đói vì men lactic sẽ bị phá huỷ trong thời điểm này và không có lợi cho cơ thể. Tốt nhất là xem sữa chua là món tráng miệng và dùng sau khi ăn tầm 1 tiếng
  • Sữa chua hợp với nhiệt độ thấp do đố không nên đun nóng sẽ làm giảm hương vị, quan trọng là mất hết dưỡng chất
  • Nếu cơ địa dị ứng với sữa thì tuyệt đối không được ăn sữa chua
  • Khô được lạm dụng và ăn quá nhiều trong 1 ngày

Qua bài viết này Việt Fresh đã chia sẻ cho bạn đầy đủ 9 cách làm sữa chua phổ biến nhất hiện nay. Sữa chua mát lạnh, thơm ngọt là sản phẩm tốt nhất để cả gia đình dùng mỗi khi trời nắng nóng. Vì vậy hãy dùng thường xuyên và ăn đúng cách nhé!

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart