Bồ công anh và những tính năng cần khám phá

Nhiều người thường nhìn vẻ ngoài mỏng manh yếu đuối mà lầm tưởng về vai trò của hoa bồ công anh. Nó không phải là một loại bông cỏ dại ven đường, mà trong đó có chứa cả trăm hoạt chất có ích cho con người. Nếu bạn chưa biết nhiều về loài cây này thì bài viết hôm nay sẽ cho bạn thêm một kiến thức mới hơn về bồ công anh. 

Những thông tin cần biết về cây bồ công anh

bồ công anh
cây bồ công anh

Cây bồ công anh là gì? 

Bồ công anh được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như diếp hoang, rau mũi mác, bồ cóc. Nó thuộc họ cúc Asteraceae với đặc điểm bên ngoài khá riêng biệt: 

  • Thân nhỏ, bóng nhẵn chứa khá ít cành, một số cây còn không có cả cành 
  • Lá màu xanh đậm dạng mũi mác có chứa nhựa màu trắng bên trong, lá bồ công anh khá đắng nên không thể ăn được 
  • Hoa thường có màu tím hoặc màu vàng. Mỗi màu có một ý nghĩa và tên gọi riêng biệt, màu tím là tử hoa địa đinh và màu vàng là hoàng hoa địa đinh. Đây cũng là bộ phận xuất hiện nhiều trong các bài thuốc 
  • Quả khá độc lạ, xung quanh được bao bọc bởi các lông dài mỏng và có cơ hội nhân giống khắp nơi khi gặp gió

Công anh là một loại cây ưa ẩm và ưa sáng nên phân bố chủ yếu ở bờ kênh, bãi sông, nương rẫy và ven đường đi. Cây bắt đầu ra hoa khoảng tháng 4 – 6 và thu hoạch khi đến mùa thu. Sau khi thu hoạch thì được mang đi phơi khô rồi mới sử dụng. 

Phân loại cây công anh

Việt Nam là một trong những nơi trồng nhiều công anh nhờ khí hậu nhiệt đới gió mùa. Có 3 loại mà chúng ta thường thấy nhiều nhất là bồ công anh tím, vàng và trắng. Ngoài ra còn nổi tiếng với loại công anh Trung Quốc và cây chỉ thiên. 

Công anh Việt Nam

Bồ công anh Việt Nam
Hoa công anh Việt Nam chứa nhiều dược tính

Được những nhà khoa học gọi là Lactuca indica L, mọc hoang ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung bộ. Thân cây thường cao 100cm, lá mỏng, mép lá chứa răng cưa. Bộ phận chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất là lá và cành. 

Có tên khoa học là Taraxacum officinale thuộc họ Cúc và được dùng phổ biến. Đa số mọc hoang nhưng lại được mang đi nghiên cứu và phát hiện ra nhiều tác dụng chữa bệnh ở bên trong. 

Thân cây không cao, lá đơn mọc chụm lại ở phần gốc, mép lá có nhiều răng cưa và mặt trên trông khá phẳng. Hoa màu vàng, khi hoa già ta có thể thu được pha quả màu nâu đen. Khác với loại Việt Nam, tất cả các bộ phận của loại này đều được sử dụng dùng làm thuốc. 

Cây chỉ thiên

Được khoa học gọi với cái tên là Elephantopus scaber L hoàn toàn không có khả năng chữa bệnh. Ngoài ra mọi người vẫn hay gọi là cây thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, co tát nai. Thường phân bố nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam.

Đối tượng không nên dùng 

hoa bồ công anh ven đường
Phụ nữ mang thai không nên dùng bồ công anh
  • Phụ nữ đang mang thai và cho cho con bú
  • Trẻ em có cơ quan chưa hoàn chỉnh thường dưới 8 tuổi
  • Đối tượng hay bị dị ứng 
  • Người đang trong tình trạng mất nước, sức đề kháng yếu
  • Bệnh nhân đang điều trị bệnh xuất huyết và uống thuốc đông máu  
  • Những cơ thể có hệ tiêu hóa rối loạn 

Tác hại của bồ công anh 

Chưa có bằng chứng nào chứng minh bồ công anh có thể gây hại cho sức khỏe người dùng. Những điều này không hoàn toàn đúng nếu bạn dùng quá liều lượng cho phép. Thành phần dược tính trong công anh sẽ gây ra biến chứng sau đây: 

  • Hàm lượng Kali cao làm tăng nồng độ Kali trong máu 
  • Gây ra tình trạng dị ứng, viêm da, nổi mẩn đỏ 
  • Mang tới những cơn buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn 
  • Làm suy nhược cơ thể, khiến sức khoẻ yếu dần 

Tác dụng làm thuốc chữa bệnh của lá bồ công anh

Tác dụn của hoa bồ công anh
Hoa bồ công anh có nhiều tác dụng

Trong y học cổ truyền, công anh là một bài thuốc được sử dụng xuyên suốt để trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Nồng độ dược tính của nó nhận nhiều đánh giá tích cực, nhưng dù vậy vẫn tồn tại một số nhược điểm mà người dùng cần cẩn thận. 

Công anh có tác dụng gì? 

  • Sát khuẩn và khử trùng được các vết thương bên ngoài da do côn trùng cắn, nấm ngứa,…
  • Thúc đẩy quá trình sản sinh insulin, loại bỏ lượng đường dư thừa ra khỏi cơ thể
  • Một số hoạt chất có tác dụng trong quá trình ngăn chặn hoạt động của các tế bào gây ung thư 
  • Hàm lượng canxi dồi dào trở thành động lực giúp xương khớp chắc khỏe. Các chất chống oxy hoá còn hỗ trợ làm chậm quá trình lão hoá của xương 
  • Đào thải độc tố mà gan chưa đào thải hết ra bên ngoài
  • Phù hợp với những đối tượng gầy yếu muốn tăng cân. Bởi nó kích thích sự thèm ăn, chất nhựa trong cây sẽ xoa dịu các phản ứng xảy ra ở đường ruột, loại bỏ vi khuẩn gây hại, sản sinh vi khuẩn có lợi
  • Uống bồ công anh thường xuyên sẽ rất lợi tiểu, bảo vệ đường tiết niệu không bị ảnh hưởng xấu

Những bài thuốc điều trị từ bồ công anh

Với những tác dụng của mình, cây công anh nhanh chóng được mọi người đón nhận và sử dụng làm thuốc. Bài thuốc từ công anh mang lại hiệu quả rõ rệt nhưng cần trải qua quá trình kiên trì chữa trị trong thời gian dài. Bởi thành phần dược liệu khá lành tính và nồng độ không quá mạnh so với các bài thuốc Tây y.

  • Thuốc hỗ trợ trị ung thư: Sắc nước uống gồm rễ và lá bồ công anh 
  • Thuốc thông sữa: Giã lấy nước lá công anh để uống, còn bã thì đem đắp lên vùng ngực 
  • Thuốc chữa mụn nhọt: Uống nước lá công anh liên tục trong 5 ngày 
  • Bài thuốc trị đau dạ dày: Nấu chung hỗn hợp công anh, khôi tía và mướp đắng để lấy nước uống 
  • Thuốc ngăn cản độc rắn cắn: Lấy hết độc tố ở vết thương và tiến hành đắp bã lá công anh lên trên vùng da bị cắn 
  • Thuốc hỗ trợ trị bệnh đái tháo đường: Hãm nước lá bồ công anh khô uống hàng ngày

Hướng dẫn cách chế biến cây công anh

Hướng dẫn cách chế biến công anh
Cách chế biến cây công anh

Khác với một số loại dược liệu có mùi thảo mộc khô thường thấy, lá công anh khá đắng và có mùi khó chịu. Nếu không biết cách chế biến rất khó uống, vì vậy hãy bổ sung các sản phẩm chiết từ công anh vào thực đơn hằng ngày qua bài viết dưới đây: 

Lấy bồ công anh nấu trà 

Trà hoa bồ công anh vẫn còn khá xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên đây là loại trà có hương vị rất thơm ngon. Quan trọng là có thể giúp cơ thể được thanh lọc và loại bỏ độc tố gây hại tích trữ bên trong. 

Các bước thực hiện vô cùng đơn giản, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm hoa bồ công anh, mật ong và nước sôi. Sau đó cho hoa công anh đã được sấy khô vào ly nước. Đổ nước sôi vào hãm trong vòng 5 phút. Cuối cùng là khi dưỡng chất tiết hết ra ngoài thì thêm một ít mật ong vào khuấy đều rồi sử dụng. 

Đối với trà từ rễ cây thì bước chuẩn bị khá cồng kềnh hơn. Nguyên liệu gồm có rễ công anh khô, gừng tươi, thảo quả, nước và mật ong. Cho tất cả vào nồi nước và đun sôi trong vòng 10 phút. Tiếp theo là chắt lấy nước, bỏ hết bã, thêm mật ong là sử dụng được. 

>> Học thêm những công thức làm trà công anh 

Nướng rễ bồ công anh

  • Chọn vài gốc rễ công anh mang đi rửa sạch và cắt thành lát mỏng
  • Bỏ lên vỉ và tiến hành nướng ở nhiệt độ cao tầm 2 tiếng
  • Mỗi khi uống chỉ cần bỏ nguyên liệu vào ly nước khoảng 10 phút thì có thể sử dụng được
  • Có thể tận dụng mỗi ngày để thải độc gan và thanh lọc cơ thể 

Công thức làm nước sốt công anh 

Bạn không hề nghe lầm khi thấy lá cây công anh có thể làm thành nước sốt. Mùi vị đặc trưng của nó khi kết hợp với rau ngò sẽ cho ra hương vị thơm ngon bất ngờ. Sản phẩm này có tác dụng giải độc và kháng sinh hiệu quả. 

Ngoài ra, công anh là loại rau yêu thích dành cho những người ăn được vị đắng. Khi trộn cùng một số loại rau củ khác để ăn sống. 

Một số vấn đề cần chú ý

hình ảnh cây bồ công anh
Chú ý khi dùng hoa công anh tại nhà
  • Bảo quản bồ công anh đúng cách, cần sấy khô, để nơi khô ráo, tránh ánh nắng và tránh độ ẩm 
  • Theo dõi phản ứng của cơ thể trong suốt quá trình sử dụng. Đến gặp ngay bác sĩ nếu thấy những triệu chứng bất thường xảy ra
  • Xem xét tình trạng sức khoẻ trước khi dùng. Nếu cơ thể bị lạnh, dễ cảm sốt thì không nên uống lá công anh
  • Luôn dùng với liều lượng vừa phải
  • Hỏi trước ý kiến của bác sĩ nếu như đang điều trị bằng thuốc tây 
  • Bồ công anh tương khắc với rau muống, các đồ ăn cay nóng và bia rượu

Đừng ngó lơ những cây bồ công anh ven đường và hãy tận dụng dược tính có trong nó. Chỉ cần biết kiểm soát tốt liều lượng sử dụng, bạn sẽ có được một bài thuốc hiệu quả nhưng không mất tiền tại nhà. Nếu chúng ta thấy khó ăn rau công anh thì nên kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác để lấn át mùi hôi và vị đắng. 

Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International

Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 090 626 9190

Website: https://befresh.vn

Gmail: info@thucphamviet.vn 

Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ Việt

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart