Gừng là nguyên liệu không còn quá xa lạ, xuất hiện nhiều trong việc chế biến thức ăn và các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Nhưng có lẽ trà gừng vẫn là hương vị gây thương nhớ nhiều nhất. Không chỉ đơn thuần là nước uống giải khát, trà gừng còn đảm nhận việc thải độc, giải cảm và chữa bệnh. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu công dụng và cách làm trà gừng chuẩn vị dưới đây nhé. Hứa hẹn sẽ không làm bạn thất vọng .
Thông tin cần nắm về cây gừng
Gừng là loại cây được trồng tại sân vườn của nhiều nhà. Với mục đích sử dụng lúc nấu ăn hoặc chữa những bệnh lý thông thường hay xảy ra. Hình dạng của nó cũng không quá khó để nhận biết. .
Đặc điểm của cây gừng
Cây gừng ( can khương ) có thân thảo, cao khoảng 1 mét, củ nhiều thịt phân thành nhiều nhánh nhỏ. Bên ngoài củ gừng phủ một lớp vỏ màu nâu, khi gọt bỏ sẽ để lộ ra phần thịt màu vàng nhạt cay nồng bên trong.
Lá cây gừng hình mác, màu xanh lục, cuốn rất ngắn. Lá mọc so le với nhau và khi còn non sẽ thấy lông tơ lúc sờ vào. Riêng hoa gừng thì rất đẹp, mọc thành cụm như bông thóc, nhị hoa màu tím, bao phấn màu trắng với mùi hương thoang thoảng.
Khu vực phân bố
Vẫn chưa có cuộc tìm kiếm nào xác định được nguồn gốc của cây gừng. Tuy nhiên nhiều người lại tìm thấy nhiều ở Ấn Độ và khu vực Trung Quốc – nơi sản sinh nhiều loại thảo dược quý hiếm.
Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam hiện nay trồng rất nhiều gừng nhằm phục vụ cho mục đích sử dụng hàng ngày. Và chỉ sau 1 năm là có thể thu hoạch củ để làm trà gừng hoặc chế biến thành món ăn. Bên cạnh đó lá gừng cũng được nhiều người sử dụng.
Thành phần dinh dưỡng
- Eucalyptol
- B-zingiberen
- B-phelandren
- B-curcumenen
- Alcol monoterpenic
- Gingeridion
- Zingeron
- Shogaol
- Zingerol
- B-farnesen
- A-camphen
- Các gingerol
Bài thuốc chữa bệnh dân gian từ gừng
- Trị lạnh bụng: cam thảo, can khương đun lấy nước uống
- Ỉa ra máu: Bỏ gừng vào cháo để ăn
- Tiểu ra nước: Hãm gừng khô với nước nóng
- Trị đau nhức xương khớp: Lấy bã gừng đắp lên vùng bị đau
- Trị buồn nôn: Ăn gừng trực tiếp
- Trị ho lâu ngày: Hoà nước gừng với mật ong
- Dứt điểm chứng sổ mũi: Bô gừng trộn với bạch chỉ lên thái dương
- Giải cảm: Sắc lấy nước tía tô, bạc hà, kinh giới, bạch chỉ, gừng, vỏ cam, địa liền
Lợi ích khi dùng trà gừng thường xuyên
Trà gừng được nhận định là loại trà dinh dưỡng mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời. Uống trà mỗi ngày là biện pháp hữu hiệu giúp chăm sóc sức khỏe và chống lại bệnh tật. Cụ thể:
- Điều trị cơn buồn nôn do ốm nghén, say tàu xe hoặc sau quá trình thực hiện hóa trị
- Uống trà gừng giúp hệ tiêu hóa hoạt động nhanh chóng, chống đầy hơi và giúp nhuận tràng
- Trà gừng ấm nóng là liều thuốc giả cảm tuyệt vời, cải iện đáng kể chứng nghẹt mũi, tiêu đờm
- Triệt tiêu cảm giác hôi miệng nhờ loại vi khuẩn gây hôi miệng
- Bổ sung sắt, chất chống oxy hóa cùng hàng loạt vitamin và khoáng chất làm tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe mỗi ngày
- Giảm cholesterol, tăng khả năng lưu thông máu
- Chống viêm giúp cơn đau được thuyên giảm
- Giúp ngăn ngừa ung thư như ung thư tuyến tụy, ruột kết, buồng trứng và phổi
- Tốt cho não bộ, chống căng thẳng mệt mỏi và tình trạng căng thẳng kéo dài
3 cách pha trà gừng không nên bỏ lỡ
Thay vì dùng trà xanh chúng ta có thể thay đổi và sử dụng nước trà gừng thường xuyên hơn. Uống trà đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế việc dùng nhiều thuốc kháng sinh để trị bệnh. Tuy nhiên đối với trẻ em thì các bậc phụ huynh nên cân nhắc kĩ, vì độ cay của củ gừng có thể khiến trẻ bị bỏng lưỡi và nóng trong người.
Làm trà gừng với mật ong
Nguyên liệu:
- Gừng tươi
- Mật ong nguyên chất
- Nước cốt chanh
Cách pha trà:
- Mang củ gừng tươi đi cạo sạch vỏ rồi rửa lại nước lạnh. Không cần giã nhỏ, bạn có thể cắt gừng thành từng lát mỏng hoặc thái thành sợi nhỏ
- Đổ nước sôi mới nấu ra cốc, sau đó bỏ gừng vào ly
- Hãm trong vòng 5 phút thì thêm nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều
- Uống tối đa 3 ly mỗi ngày
Công thức chế biến trà gừng pha sả
Nguyên liệu:
- Gừng
- Sả
- Mật ong nguyên chất
- Nước lọ
Cách làm:
- Chia sả thành 2 phần, cắt lấy lá rửa sạch rồi quấn thành 1 cục. Phần rễ sả còn lại cũng mang đi làm sạ và đập dập cây sả
- Gừng sau khi cạo sạch thì cắt thành từng lát mỏng
- Nấu nước đến khi nước sôi thì bỏ hết sả và gừng vào nồi
- Đậy kín nắp đun thêm 5 phút thì tắt bếp và thưởng thức
Cách pha trà gừng quế
Sự kết hợp giữa thanh phế và gừng tươi chắc chắn sẽ làm cho nước uống thêm thanh mát và ngon miệng. Để chuẩn vị như ngoài quán thì trước tiên ta cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu gồm gừng, thanh quế, đường nâu.
- Trước tiên phải sơ chế gừng và thanh quế sao cho thật sạch. Gừng thì nên xử lý như cách trên, còn thanh quế thì nên dùng bàn chải để chà hết vết bẩn bên ngoài
- Đun sôi gừng với nước, sau đó bỏ thêm thanh quế vào
- Lấy rây lọc bỏ hết phần bã, con phần nước thì cho đường vào nấu
- Đến khi đường tan hết thì có thể đổ ra ly rồi sử dụng
>> Xem thêm cách làm mứt gừng tại nhà
Một số câu hỏi liên quan đến gừng
Dẫu biết cách chế biến trà gừng nhưng nhiều người vẫn còn thắc mắc không biết có nên dùng trà thường xuyên hay không? Dưới đây là những đáp án đến từ các chuyên gia mà bạn nên tham khảo trước khi sử dụng.
Uống nhiều trà gừng gây nên tác dụng phụ gì?
Với đặc tính được cho là quá nóng của củ gừng sẽ dễ gây ra hiện tượng buồn nôn, ợ nóng khi dùng nhiều. Ngoài ra bạn cũng sẽ cảm thấy choáng váng đầu óc, tình trạng này xuất hiện khi gừng làm hạ huyết áp.
Đồng thời những bệnh nhân bị bệnh cao huyết áp cũng cần hạn chế sử dụng. Bởi lẻ, gừng sẽ khiến mạch bị giãn và làm đứt mạch máu. Điều này rất nguy hiểm đến tính mạng người dùng.
Liều lượng trà gừng nên sử dụng ?
Ta đã thấy rõ những tác hại mà trà gừng có thể gây ra. Vì vậy không được dùng tùy tiện mà cần tuân theo chỉ định mà các bác sĩ đã khuyến cáo.
- Người khoẻ mạnh: Tối đa 5gr gừng mỗi ngày
- Phụ nữ đang mang thai: Tối đa 2,5gr gừng tươi mỗi ngày
- Bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa: Không vượt quá 1,2gr gừng tươi mỗi ngày
- Người muốn giảm cân: Chỉ dùng 1gr mỗi ngày
Ai nên uống trà từ gừng thường xuyên?
Trà gừng phù hợp với tất cả mọi đối tượng, trong một số trường hợp còn được coi là vị thuốc cần thiết của người già. Tuy nhiên với thể trạng yếu và chưa hoàn chỉnh ở trẻ dưới 5 tuổi thì không nên dùng. Bên cạnh đó, bệnh nhân gặp các vấn đề về huyết áp, bị say nắng thì nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống.
Hãy bỏ túi ngay những công thức làm trà gừng ở trên để không phải hối tiếc khi bỏ lỡ một loại thuốc chữa bệnh. Luôn luôn phải ghi nhớ về những tác hại và liều lượng được bác sĩ khuyến cáo sử dụng. Xung quanh ta luôn có nhiều nguyên liệu tốt cho cơ thể mà chúng ta phải tìm kiếm nhiều hơn.