Bầu ăn chôm chôm được không? 6 lợi ích khi mẹ bầu ăn chôm chôm

Chôm chôm là loại trái cây nhiệt đới vào mùa hè rất phổ biến và dễ ăn. Nó có vị ngọt, giòn và mọng nước, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Bầu ăn chôm chôm được không là điều mà các mẹ bầu nên tìm hiểu nếu trong quá trình thai giáo, mẹ quá yêu thích loại trái cây này. Đọc bài viết dưới đây chính là cách bổ sung thông tin về chôm chôm hữu ích nhất cho các mẹ bầu.

Chôm chôm là gì?

Thông tin quả chôm chôm
Giới thiệu quả chôm chôm

Tên chôm chôm được đặt theo hình dáng bên ngoài với rất nhiều lông tua ngắn thuộc họ Sapindaceae. Đây là một loại cây ăn quả nhiệt đới của Đông Nam Á. Ngày nay, chôm chôm không chỉ được trồng ở Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Singapore, Philippines mà còn có thể được tìm thấy ở Châu Phi và Châu Đại Dương và Trung Mỹ.

Cây chôm chôm cao từ 12-20m. Quả cây mọc thành chùm khoảng 10-20 quả, hình tròn hoặc bầu dục, dài trung bình 3-6 cm, rộng 3-4 cm. Vỏ chôm chôm màu đỏ (đôi khi có màu cam hoặc vàng) được bao phủ bởi các gai mềm (thường được gọi là lông). Thịt bên trong mềm, bao lấy hạt, màu kem, vị ngọt và hơi chua.

Thành phần chính của chôm chôm

Thành phần chính của quả chôm chôm là có thể giải đáp cho câu hỏi Bầu ăn chôm chôm được không? Chôm chôm giàu chất xơ, vitamin C, protein và khoáng chất. Ăn 5 – 6 quả chôm chôm là đủ đáp ứng 50% nhu cầu vitamin C hàng ngày của cơ thể. Loại quả này cũng chứa nhiều khoáng chất như: Sắt, mangan, kẽm, axit folic, carbohydrate, canxi, magie, phốt pho, kali, natri,… Hàm lượng dinh dưỡng và calo của chôm chôm cũng rất phong phú. Vậy bà bầu ăn chôm chôm được không?

>>> Tìm hiểu thêm: Quả chôm chôm bao nhiêu calo?

Lợi ích mà chôm chôm mang lại cho sức khỏe

Chôm chôm được biết đến là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nói chung. Trong dân gian, chôm chôm xanh được dùng để làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ, tưa miệng, tiểu đường,… Chôm chôm rất giàu vitamin, tốt cho da và tóc, và cung cấp các khoáng chất cần thiết cho làn da khỏe mạnh. Tuy nhiên, đây là lợi ích đối với người bình thường, liệu bầu ăn chôm chôm được không vẫn còn là một dấu hỏi lớn.

Giải đáp: Bầu ăn chôm chôm được không?

Bầu ăn chôm chôm được không?
Liệu bầu ăn chôm chôm được không?

Bà bầu ăn chôm chôm được không? Hiện nay vẫn còn một số thông tin truyền miện cho rằng phụ nữ mang thai không nên ăn chôm chôm. Loại quả này được cho là có thể gây sảy thai trong những tuần đầu tiên, vì bà bầu ăn vào dễ bị “vượt cạn” và ảnh hưởng đến thai nhi. Ngoài ra, có một quan niệm sai lầm cho rằng quả chôm chôm có thể khiến sản phụ khó chuyển dạ hoặc cản trở đường ra của em bé khi sinh thường. Tuy nhiên, hiện tại những thông tin trên vẫn chưa có đủ bằng chứng khoa học chứng minh và đảm bảo tính chính xác.

Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn cả quả chôm chôm. Khi tiêu thụ điều độ, loại quả này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không gây bất kỳ tác dụng phụ đáng lo ngại nào.

>>> Tham khảo Top 10 loại trái cây tốt nhất cho bà bầu

Bầu ăn chôm chôm được không? với 6 lợi ích từ chôm chôm

Lợi ích khi bà bầu ăn chôm chôm
Lợi ích bà bầu có được khi ăn chôm chôm

Thai kì là thời điểm vô cùng nhạy cảm, vậy nên mẹ bầu cũng nên cẩn trọng khi dùng chôm chôm để giải đáp cho câu hỏi Bầu ăn chôm chôm được không? Dưới đây là bật mí từ Việt Fresh về một số lợi ích của chôm chôm mà các mẹ bầu nên cân đo liệu bầu ăn chôm chôm được không?

Bầu ăn chôm chôm được không? Cung cấp sắt, bổ sung máu

Chôm chôm chứa 3% sắt nên khi ăn vào có tác dụng bổ sung sắt cho cả mẹ và con. Đặc biệt, phụ nữ mang thai thường bị thiếu sắt vì máu cần để nuôi thai nhi. Nếu không tích cực bổ sung sắt thông qua các loại thực phẩm, hoa quả… có thể dẫn đến các nguy cơ như sinh non, trẻ nhẹ cân, tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn sau sinh.

Mẹ bầu ăn chôm chôm được không? Chống nôn ói, chóng mặt

Ăn chôm chôm giảm thiểu tình trạng nôn ói ở bà bầu
Bà bầu giảm thiểu tình trạng nôn ói khi ăn chôm chôm

Khi mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, HCG có ảnh hưởng rõ rệt đến dạ dày, ruột, thực quản… Thức ăn tích tụ, làm chậm quá trình tiêu hóa và gây cảm giác buồn nôn nhẹ ở bà bầu. Chôm chôm có thể được sử dụng vào những thời điểm như vậy. Chôm chôm là loại trái cây có vị ngọt và hơi chua giúp giảm cảm giác buồn nôn cho bà bầu.

Ba tháng đầu bầu ăn chôm chôm được không? Ngăn ngừa táo bón

Trong ba tháng đầu của thai kỳ, bà bầu thường bị táo bón do mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và cung cấp quá nhiều chất đạm, chất béo và chất dinh dưỡng. Lúc này, chất xơ và vitamin trong chôm chôm sẽ làm dịu quá trình tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng táo bón đáng kể và cảm giác nặng nề ở bà bầu.

>>> Xem thêm: Mẹ bầu ăn mướp đắng được không?

Liệu bà bầu ăn chôm chôm được không? Kiểm soát huyết áp

Chôm chôm chứa một lượng nhỏ vitamin B3, khoảng 1.352 mg/100 g. Carbohydrate, chất béo và cholesterol được chuyển hóa thành năng lượng nhờ tác dụng của vitamin B3. Điều này làm giảm mức cholesterol trong máu và giảm huyết áp ở phụ nữ mang thai.

Chôm chôm tăng cường hệ miễn dịch, chống ho, cảm vặt

Ăn chôm chôm có thể ngừa ho và cảm sốt ở bà bầu
Ăn chôm chôm có thể chữa ho và cảm sốt ở bà bầu

Vitamin C, kẽm và magie trong chôm chôm rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể trước vi khuẩn, vi rút ở bà mẹ mang thai.

Chôm chôm nuôi dưỡng tóc mẹ bầu đẹp và sạch hơn

Duy trì thói quen ăn chôm chôm hàng ngày không chỉ giúp tóc mẹ bầu mọc nhanh và đẹp hơn mà còn có tác dụng trị gàu và các vấn đề về da đầu khác xảy ra trong thai kỳ, tăng cường sức khỏe của chân tóc khi tóc trở nên mỏng và yếu do thời tiết.

Hướng dẫn mẹ bầu ăn chôm chôm khoa học

Cách sử dụng chôm chôm đối với bà bầu
Cách sử dụng chôm chôm trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai là vô cùng quan trọng, bởi đó chính là nguồn dưỡng chất duy nhất để nuôi dưỡng thai nhi khoẻ mạnh. Chính vì lí do đó, sau khi tìm hiểu bầu ăn chôm chôm được không, các bậc phụ huynh cũng nên nghiên cứu thêm thông tin hướng dẫn cách ăn chôm chôm sao để không có hại cho cả mẹ và con.

>>> Đọc thêm thông tin về Bầu mấy tháng được uống nước dừa?

Tác dụng không mong muốn khi bà bầu ăn chôm chôm

Hiểu được câu trả lời của câu hỏi “Bầu ăn chôm chôm được không?” Song, mẹ bầu cũng nên lưu ý về việc ăn chôm chôm. Ăn không đúng cách hoặc ăn quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe như:

  • Nâng cao chỉ số đường huyết: Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường rất cao đối với cơ thể, dễ làm đảo lộn cân bằng đường huyết của bà bầu nếu ăn một lượng lớn chôm chôm trong thời gian dài, cân nhắc về vấn đề này chỉ nên uống 5-6 quả mỗi ngày. .
  • Nồng độ cholesterol tăng cao: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đường trong chôm chôm được chuyển hóa thành rượu, có thể làm tăng mức cholesterol.

Một số lưu ý mẹ bầu cần nhớ để tránh việc ăn chôm chôm bị tác dụng phụ

Mẹ mang thai cần nhớ những điều gì khi ăn chôm chôm
Phụ nữ mang thai cần nhớ những điều gì khi ăn chôm chôm

Ta đã biết được liệu bầu ăn chôm chôm được không, tuy loại quả này có tác dụng cao nhưng bạn có thể sẽ không ngờ đến các tác dụng phụ sau đây của nó:

  • Bầu ăn chôm chôm được không? Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn không quá 6 quả chôm chôm mỗi ngày.
  • Không chọn quả chín: Chôm chôm chín và các loại quả chín khác lên men tạo ra cồn có độc tính cao, gây hại cho sức khỏe bà bầu. Trong chôm chôm lên men có lượng cồn cao, làm tăng nguy cơ sảy thai và có thể gây dị tật bẩm sinh không mong muốn cho thai nhi.
  • Không lột vỏ bằng miệng: Chôm chôm được phun chất bảo quản trong quá trình vận chuyển, nhưng do các chất này chứa hàm lượng lớn trong vỏ nên bà bầu không nên dùng miệng bóc vỏ.
  • Trong khi mua sắm: Để đảm bảo chôm chôm ngon nhất, bà bầu nên chọn những cửa hàng uy tín để đảm bảo chất lượng

Mẹo mua chôm chôm ngon, bổ sung dinh dưỡng cho mẹ bầu

Dưới đây là một số cách lựa chọn chôm chôm ngon và bổ dưỡng sau khi biết được bầu ăn chôm chôm được không, mời bạn xem qua các mẹo sau:

  • Mua chôm chôm đúng mùa (khoảng tháng 6 đến tháng 11): Thời điểm này, chôm chôm bùi, ngọt và thường không có thuốc bảo vệ thực vật như chôm chôm trái vụ.
  • Nên chọn quả màu đỏ tươi, lông mềm. Đây là những dấu hiệu của chôm chôm tươi và không để quá lâu. Tránh chọn những quả chôm chôm khô, giòn, có màu nâu hoặc xỉn màu vì chúng không còn tươi
  • Tránh chọn những quả có gai xanh hoặc vỏ thâm đen vì rất có thể đó là quả đã chín và chứa nhiều chất bảo quản
  • Bảo quản đúng cách: Chôm chôm nên cho vào tủ lạnh và ăn hết trong vòng 2-3 ngày. Chôm chôm để ngoài trời lâu dễ lên men sinh ra cồn không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Thông qua bài viết này, mẹ bầu đã có thể được gỡ rối cho thắc mắc cho các câu hỏi Bầu ăn chôm chôm được không? Các tác dụng và tác hại chôm chôm mang đến là gì? Hi vọng bạn sẽ có nhiều kiến thức thai giáo về chế độ dinh dưỡng để chăm sóc thai nhi tốt nhất theo chế độ ĐẸP TỰ NHIÊN KHOẺ THEO THỜI GIAN nhé!

Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International

Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 090 626 9190
Website: https://befresh.vn/
Gmail: info@thucphamviet.vn
Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ Việt

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart