Thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc đông y nên tác dụng của sâm đất luôn được mọi người bàn tán. Theo giới y học cổ truyền, đây được xem là vị thuốc chữa bách bệnh, làm đẹp da, trị tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, bảo vệ gan, hệ tiêu hoá,…Để biết “sâm đất có tác dụng gì? ’’ và những bài thuốc chứa sâm hiệu quả hiện nay thì hãy tìm hiểu cùng Việt Fresh qua bài viết chia sẻ dưới đây.
Đặc điểm tự nhiên của sâm đất
Cây sâm đất thuộc họ Hoa phấn mọc hoang ở các vùng trung du và miền núi Việt Nam. Tất cả các bộ phận từ thân, rễ, lá đều chứa các thành phần dược liệu có thể sử dụng để chữa bệnh, làm đẹp.
Dưỡng chất chủ yếu mà con người đã phát hiện ra sau khi thực hiện các cuộc nghiên cứu về loại sâm này là Pectin. Bên cạnh đó cũng kèm theo các thành phần dinh dưỡng có lợi như sắt, protein, canxi, saponin, polysaccharide, fructooligosaccharide, axit béo, vitamin và khoáng chất. Và chúng tồn tại nhiều trong củ, một số ít phân bố tại thân và lá.
Củ sâm đất có vị ngọt mát, khá giòn nên rất dễ sử dụng, ăn trực tiếp, nấu canh, luộc hoặc xào. Độ ngọt này do fructo-oligosaccarit – một loại carbohydrate có lợi tạo ra, do đó bạn có thể yên tâm khi sử dụng mà không sợ lượng đường trong máu tăng cao.
Sâm đất có tác dụng gì? Những lợi ích đối với sức khỏe
Sâm đất phân bố khá rộng, con người còn tìm cách cấy giống và nuôi trồng loại thảo dược này nên dĩ nhiễn giá trị dinh dưỡng và kinh tế của nó luôn được đánh giá cao. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy sâm đất trong danh sách các loại dược liệu quý của Việt Nam.
Tác dụng của sâm đất là trị bệnh tiểu đường
Vị ngọt, tính bình trong củ sâm giúp thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu nhờ cơ chế kích thích D – amino oxidase, ức chế succinic dehydrogenase ở thận. Đồng thời kết hợp với fructooligosaccharides ngăn cản quá trình hấp thu đường đơn của cơ thể. Các hoạt động này hỗ trợ giảm glucose trong gan mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động của insulin.
Những lợi ích trên hoàn toàn thích hợp cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Điều này cũng được các bác sĩ khuyên dùng, để nâng cao hiệu quả chữa bệnh thì không cần chế biến thành món ăn, chỉ cần sâm đất tươi hoặc khô đun lấy nước uống.
Sâm đất hỗ trợ bảo vệ tim mạch
Tác dụng của cây sâm đất không thể bỏ qua là chức năng giúp tim luôn được khỏe mạnh. Đối tượng hay gặp các vấn đề về tim mạch như khó thở, đau tim, xơ vữa động mạch,…thì có thể lợi dụng Fructooligosaccharides có trong sâm đất để giảm lượng natri trong máu. Dưỡng chất này chuyển hoá thành polyphenol và carbohydrate cải thiện tình trạng hạ đường huyết, củng cố sức khỏe cho tất các cơ quan quan trọng.
Sâm đất có tác dụng gì? Tăng cường chức năng của hệ tiêu hoá
Nếu nhắc đến những hệ mà cơ thể cần đảm bảo luôn được khỏe mạnh thì không thể quên hệ tiêu hoá. Bởi nó hoạt động thường xuyên và tiếp xúc với nhiều chất độc hại nên làm hẹ tiêu hoá bị suy yếu. Theo các chuyên gia, những lợi khuẩn chứa trong sâm giúp vi sinh đường ruột sản sinh càng nhiều và hoạt động mạnh mẽ, lấn át các độc tố gây nhiễm khuẩn đường ruột.
Hiệu quả sau quá trình sử dụng là phòng chống bệnh ung thư ruột, chống táo bón, viêm loét dạ dày,…
Giảm cân nhanh chóng là công dụng của cây sâm đất
Tỷ lệ bệnh nhân béo phì không ngừng tăng lên trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Do việc ăn uống kém lành mạnh, thói quen sinh hoạt không vận động là các nguyên nhân chính làm thay đổi cân nặng của con người. Các biến chứng nghiêm trọng của béo phì phải kể đến là gan nhiễm mỡ, huyết áp cao, đột quỵ, khó thở,…Vì tính mạng và làm đẹp bản thân thì duy trì số cân vừa phải là mục tiêu mà ai cũng cần làm được.
Thay vì ăn kiêng khắc khổ, không xuống ký, thêm mệt mỏi thì sâm đất là sự lựa chọn sáng suốt. Tác dụng cụ thể là mang lại cảm giác no lâu, tiêu thụ thức ăn nhanh hơn và hạn chế hấp thụ nhiều calo. Phương pháp giảm cân bằng sâm là luộc hoặc nấu chín với thịt, kết hợp luyện tập thể dục, thay đổi thực đơn để cân bằng dinh dưỡng.
Chữa nhuận tràng, táo bón và trĩ
3 triệu chứng này không phải là chứng bệnh nguy hiểm nhưng sẽ gây bất tiện cho đời sống hàng ngày, vì thể khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì nên tìm cách chữa trị chúng. Không cần tìm đến bác sĩ, bạn có thể tự chữa tại nhà bằng sâm đất. Chọn sâm tươi và uống sâm cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.
Tác dụng của cây sâm đất? Giải độc, mát gan
Sâm đất có tác dụng gì? Một vai trò mà chúng ta luôn bắt gặp trong các loại sâm đất là thanh lọc, thải độc và giải nhiệt cho cơ thể. Vì vậy mà người ta lại hay uống nước sâm trong những ngày hè nắng nóng.
Chỉ cần hãm sâm khô trong nước nóng và thay thế cho trà để uống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tán thành bột mịn bỏ trong thức ăn, mang lá đi nấu canh để hấp thu dưỡng chất.
Bảo vệ xương khớp chắc khỏe
Xương khớp suy yếu dần theo độ tuổi, tuổi càng lớn xương khớp càng yếu, hoạt động của xương cũng chậm lại. Đây là lý do mà những người lớn tuổi nên tìm cách bổ sung dinh dưỡng cho xương luôn được chắc khỏe.
Theo nghiên cứu thì fructooligosaccharides trong các loại sâm đất làm tăng khả năng hấp thụ canxi, magie và phốt pho – 3 hoạt chất rất tốt cho xương. Đồn thời,bổ sung sâm se xgiúp ngăn chặn tình trạng loãng xương ở người già.
Duy trì sức khỏe mắt bằng loại sâm đất
Ai cũng biết để có được một đôi mắt trong sáng thì cần có vitamin. Chúng ta có thể dễ dàng tìm kiếm những sản phẩm bổ sung vitamin trên thị trường, cũng có thể qua thực phẩm, đáng chú ý là khả năng cung cấp vitamin dồi dào của sâm đất. Nhiều người nhận định rằng sâm ngăn ngừa bệnh võng mạc, cải thiện thị lực, đồng thời giảm nguy cơ đục thủy tinh thể.
Giúp điều trị bệnh hen suyễn, ho lâu ngày không khỏi
Chúng ta không nên chủ quan khi ho liên tục, không kiểm soát, vì để lâu ngày rất dễ sinh ra bệnh ho lao, viêm phế quản. Biện pháp điều trị kịp thời tại nhà chuẩn khoa học là uống bổ sung sâm đất. Loại thảo dược này có tác dụng giúp tiêu đờm, giải độc và trị ho dai dẳng.
Hỗ trợ trị bệnh yếu sinh lý ở nam giới
Bệnh vô sinh, hiếm muộn hiện nay ở nam và nữ điều rất cao. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh mà còn cản trở hạnh phúc gia đình. Hiểu rõ nỗi lo đó, đã có rất nhiều sản phẩm xuất hiện giúp chứng bệnh khó nói này được chữa khỏi, trong đó sâm đất hoặc đông trùng hạ thảo là những cái tên đứng đầu trong danh sách.
Các thành phần dinh dưỡng trong sâm đất kích thích sự sản sinh hàm lượng testosterol, trị chứng tinh trùng kém, lạnh tử cung và kéo dài thời gian quan hệ.
>> Xem thêm những tác dụng khác của rau sâm đất để giúp sức khoẻ tốt hơn
Tổng hợp các bài thuốc chữa bệnh từ sâm đất hiệu quả
Sau khi nhận thức được nguồn giá trị dồi dào mà sâm đất có thể mang đến cho sức khỏe, con người đã tìm cách tận dụng và bào chế nó trong các bài thuốc chữa bệnh đông y.
- Bồi bổ cơ thể: Đun lá sâm uống hàng ngày
- Giảm triệu chứng đau nhức toàn thân: Nấu lấy nước từ củ, lá, thân của sâm
- Tránh nóng gan: Bổ sung món canh sâm trong bữa ăn
- Trị bệnh ngoài da: Đun lấy nước sử dụng, lấy bã còn dư đắp lên vết thương, mụn nhọt, chỗ ghẻ lở
- Bài thuốc chữa thận hư, sỏi thận: Sử dụng bột sâm pha thành trà
- Kích thích tiết nhiều sữa: Nấu canh củ sâm hầm xương, xào sâm với thịt bỏ, nấu canh tôm lá rau sâm đất
- Thuốc trị tiêu chảy: Sắc sâm đất và đại táo, lấy nước dùng hàng ngày
- Chữa bệnh táo bón: Trộn rễ đinh lăng, lá cây sâm đất, lá vông non, vừng đen rang sắc lấy nước
- Vị thuốc chống cao huyết áp: Uống trà sâm mỗi buổi sáng
- Bài thuốc sâm trị ho: Hầm gà cùng sâm đất, thông thảo, hà thủ ô trắng thành món ăn bổ dưỡng
- Tăng cường thể lực, chống mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt: Uống nước nguyên chất 100% từ rễ sâm
Những điều cần chú ý khi dùng sâm đất chữa bệnh
Sâm đất tưởng chừng như vô hại, chỉ mang đều nhiều công dụng tuyệt vời và dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên mọi loại thảo dược đều mang tính chất hai mặt, dùng sâm quá nhiều sẽ làm con người phải nhận lấy một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, suy giảm sinh lực. Vì vậy bạn nên biết cách tận dụng, kết hợp sâm với nhiều nguyên liệu khác. Đồng thời tùy vào từng mục đích sử dụng mà chúng ta dùng các loại sâm đất ở dạng bột, nước,…cho phù hợp.
Sau khi đã biết được sâm đất có tác dụng gì thì mỗi người nên nắm bắt để sử dụng đúng cách, phát huy tối đa hiệu quả của các dưỡng chất từ sâm. Đối với cơ địa đặc biệt như phụ nữ mang thai, người đang trong quá trình điều trị bệnh, ốm dậy sau thời gian dài thì cần chú ý cẩn thận, tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để không ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.