Bồ công anh là loại thảo dược mọc tự nhiên và rất giàu giá trị dinh dưỡng. Nhưng chắc hẳn ai cũng sẽ tò mò tác dụng của cây bồ công anh như thế nào mà loại cây này lại phổ biến đến như vậy. Hãy cùng Việt Fresh khám phá những lợi ích thần kì từ loại thuốc Đông Y này nhé.
Khái quát chung về cây bồ công anh
Bồ công anh là gì?
Trong Y học cổ truyền thì tác dụng của cây bồ công anh đã được ứng dụng rất nhiều. Loại cây này còn có khá nhiều tên gọi khác nhau và là cây thân thảo thuộc họ Cúc. Thân cây bồ công an mọc đứng, lá đơn dài có hình răng cưa ở mép lá, lá thường mọc ở rễ và so le nhau. Hoa có những màu khác nhau như tím, trắng, vàng và mọc ở phần ngọn, phân thành nhiều nhánh. Hoa thường vào mùa nở rộ là tháng 6 hay tháng 7 hàng năm.
Bồ công anh phân bố ở đâu?
Gió sẽ thổi những cánh hoa bồ công anh đi và chúng lại sinh sôi lên những cây mới nên cây này hay mọc dại ở nhiều nơi và tại nhiều quốc gia khác nhau. Đây là loài cây ưa sống ở những nơi ẩm ướt, có ánh nắng mặt trời nên sẽ thấy chúng thường có ở ven đường, các đồng ruộng, đồi núi hay ven sống. Những nước như Ấn Độ, Nhật Bản cũng có loài hoa này và gắn liền với những ý nghĩa khác nhau.
Có mấy loại bồ công anh
Vì nhiều người đôi khi sẽ thấy bồ công anh thân ngắn, thân dài, ra hoa với các màu sắc khác nhau nên thường khá băn khoăn không biết cây bồ công anh có mấy loại. Hãy tham khảo 3 loại phổ biến như sau trước khi tìm hiểu tác dụng của cây bồ công anh
- Cây chỉ thiên: Trong đông y thì có tên gọi khác như thiền hồ nam và tùy mỗi vùng miền sẽ có những tên gọi không giống nhau. Cây sẽ thường phân bố ở những tỉnh miền Nam nước ta và không có công dụng làm thuốc, chỉ dùng làm rau ăn.
- Cây bồ công anh Trung Quốc: Là cây thân lùn, lá cây sẽ có màu xanh lục; quả có màu nâu đen và hình bầu dục. Loại cây này có hàm lượng dưỡng chất khá cao nên sẽ được làm dùng thuốc. Tất cả các bộ phận như cành, thân, lá hay hoa đều có thể dùng chữa bệnh.
- Cây bồ công anh Việt Nam: Đây là loại cây vô cùng phổ biến ở các vùng đồng bằng hay trung du của nước ta vì mọc dại nhiều nơi. Thân cây khá cai khoảng từ 60cm đến 1m trở lên nhưng cũng không được dùng nhiều trong y học dân gian.
Tác dụng của cây bồ công anh
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tác dụng của cây bồ công anh vô cùng hữu ích với sức khỏe vì trong cây chứa những thành phần tốt như fructose, luteolin, chất xơ,… Dưới đây là những điều tuyệt vời mà loại cây nhỏ bé này mang lại cho chúng ta.
Giảm cân hiệu quả
Sẽ nhiều người khá bất ngờ vì tác dụng của cây bồ công anh là giúp giảm đi lượng mỡ thừa hiệu quả. Trà bồ công anh sẽ là thức uống hoàn hảo cho những ai muốn giảm cân vì chúng giúp đào thải các độc tố gây hại ra ngoài gan, giúp cho việc mỡ thừa được giải phóng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó bồ công anh còn có khả năng đẩy nhanh quy trình phân hủy các chất béo hay carbohydrate và có chất xơ nên giảm cảm giác thèm ăn.
Bảo vệ xương chắc khỏe
Bởi vì có lượng canxi, magie cùng với chất chống oxy hóa trong thân cây nên tác dụng của cây bồ công anh là giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa được tình trạng loãng xương. Bên cạnh đó tình trạng xương khớp của bạn cũng được cải thiện tối ưu hơn nhờ thành phần vitamin K cung cấp chất khoáng cho xương.
Tốt cho gan
Tác dụng của cây bồ công anh đó là làm cho gan mát hơn, giúp giải độc hiệu quả. Từ xa xưa, rễ cây này đã trở thành một loại thuốc có khả năng tăng dòng chảy mật, từ đó tăng bài tiết dịch mật. Ngoài ra, thảo dược này còn giúp điều trị những vấn đề về mắt và da, chống lại các tổn thương của gan do carbon tetrachloride tạo ra. Chính điều này làm cho các chức năng gan hoạt động tốt hơn.
Tăng cường miễn dịch
Bởi vì trong rễ cây có rất nhiều chất xơ nên tác dụng của cây bồ công anh là giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, cung cấp các chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh đường ruột. Từ đó giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn. Ngoài ra, với đặc tính kháng khuẩn, loài cây này sẽ giúp chỗng lại những vi khuẩn gây bệnh, giúp bảo vệ cơ thể tốt hơn. Bên cạnh đó, vitamin C cùng A sẽ thuchs đẩy cho hoạt động trao đổi chất diễn ra hữu hiệu hơn nhiều.
Tốt cho thận
Tác dụng của bồ công anh đó là giúp ức chế sự lớn lên và loại đi những chất gây hại, axit uric ra hệ thống tiết niệu nhằm bảo vệ gan tốt hơn. Loại thảo dược này còn là một bài thuốc dân gian rất phù hợp với những người bị sỏi thận, nhằm ngăn ngừa sự phá hủy thận, từ đó giúp bảo vệ thận tốt hơn.
Tốt cho người bị tiểu đường
Bồ công anh có tác dụng gì với những người bị đái tháo đường? Chính chất sucrose trong bồ công anh sẽ giúp cải thiện bệnh tiêu đường. Hơn nữa, chlorogenic và các axit cũng giúp làm lượng đường trong máu được ổn định hơn, điều chỉnh được lượng đường trong cơ thể. Nhờ vậy mà có thể khiến đường trong máu giảm và độ ngạy của insulin cũng được điều hòa.
Chăm sóc da mặt
Giúp làn da luôn căng mịn chính là tác dụng của cây bồ công anh mà nhiều chị em yêu thích. Bởi vì chứa các chất chống oxy hóa cùng vitamin C nên sẽ giúp xóa mờ đi các vết tàn nhang, nám, thâm trên da để trả lại làn da mịn màng, trắng hồng. Ngoài ra, những chiết xuất từ bồ công anh cũng khiến da không bị tổn thương do tia UV từ ánh nắng mặt trời, giúp loại đi các vi khuẩn có trên da. Bên cạnh đó, đây cũng là thảo dược giúp chống lão hóa hiệu quả, khiến da bạn luôn ẩm mịn.
Những bài thuốc dân gian từ cây bồ công anh
Bởi vì tác dụng của cây bồ công anh rất nhiều nên chúng thường là nguồn thảo dược được sử dụng nhằm làm các bài thuốc dân gian vô cùng hiệu quả. Không chỉ làm thuốc, chúng còn có thể làm gia vị trong các món ẩm thực thơm ngon.
- Chữa viêm dạ dày: Bạn hãy sử dụng khoảng 30g bồ công anh cùng với các thành phần khác như là cam thảo, hoàng bá, nhục quế, chung ngũ thạch rồi nghiền tất cả chúng thành bột thật mịn để uống
- Chữa viêm gan: Bạn hãy sắc thành nước uống từ các nguyên liệu bồ công anh, nhân trần, tử thảo. Ngày uống 2 lần, sáng 1 lần tối 1 lần
- Chữa quai bị: Bồ công anh có tác dụng gì với bệnh quai bị? Lấy 300g bồ công anh mang đi dã nát cùng với đường phèn và lòng trắng trứng và đắp lên vùng bị quai bị
- Chữa mụn: Hãy chuẩn bị 15 g bồ công anh với các thảo dượng như là đại hoàng tẩm rượu, sơn tra, hổ trượng mang đi sắc thành nước để uống 2 lần 1 ngày.
- Làm trà: Tác dụng của bồ công anh còn có thể làm trà từ rễ và hoa của cây. Khi pha trà có thể thêm các loại thảo quả cùng mật ong để dậy mùi thơm
- Làm salad: Loại rau này giàu chất xơ và có vị đắng nên tác dụng của bồ công anh trong những món salad khi két hợp cùng các loại rau xanh khác sẽ tạo nên độ thơm ngon, đậm đà
Những lưu ý khi dùng cây bồ công anh
Mặc dù tác dụng của cây bồ công anh vô cùng tuyệt vời trong ẩm thực, y học nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Nếu khi bạn sử dụng lần đầu và thấy cơ thể có những biểu hiện lạ như dị ứng, ngứa hay da mẩn đỏ thì hãy dừng lại ngay
- Thảo dược này chứa kali nên đừng dùng chung với thuốc lợi tiểu hay thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến tình trạng mất đi sự cân bằng của các khoáng chất trong cơ thể
- Tác dụng của cây bồ công anh khá nhiều nhưng nếu dùng nhiều cũng ảnh hưởng đến quy trình đông máu
- Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay những người có chuyên môn trước khi sử dụng cây bồ công anh làm thuốc
- Mỗi ngày bạn không nên dùng quá nhiều chỉ nên từ 12-40 gam để tránh buồn nôn, chán ăn hay sỏi mật,…
- Trẻ sơ sinh, phụ nữa có thai hay những người bị cao huyết áp, suy tim không nên dùng cây bồ công anh
- Những ai dị ứng và mẫn cảm với các thành phần trong lá, rễ của bồ công anh cũng không được dùng
Trên đây là những thông tin hữu ích mà chắc hẳn sẽ giúp bạn hiểu rõ tác dụng của cây bồ công anh. Loại thảo mộc này đã được làm thuốc từ bao đời nay nên bạn hãy cố gắng tận dụng chúng nhằm tăng cường sức đề kháng cũng như chữa trị bệnh hiệu quả, an toàn nhé.