Rượu sâm cau có tác dụng gì? Cách ngâm rượu tại nhà

Sâm cau là loại thảo dược quý hiếm xuất hiện nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Bên cạnh làm nguyên liệu trong các bài thuốc đông y thì sâm cũng được con người sử dụng chế biến thành món ăn, ngâm rượu hay ngâm mật ong. Trong đó rượu sâm cau được xem là bảo bối của phái mạnh với nhiều công dụng tuyệt vời. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách ngâm rượu sâm đúng cách và việc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và dưỡng chất của sâm cau. 

Rượu sâm cau là  gì?

Sâm cau ngâm rượu
Rượu sâm cau

Rượu sâm cau là loại rượu được ngâm từ sâm cau và một số loại thuốc khác. Đây được xem là thần dược của đàn ông, không chỉ giúp tinh thần họ tỉnh táo mà còn có tác dụng chữa trị triệu chứng sinh lý khó nói. Dù là rượu nhưng sản phẩm này phù hợp với tất cả mọi người, vậy nên việc có một hũ rượu sâm trong nhà là hoàn toàn lý tưởng. 

>> Xem thêm về rượu đẳng sâm 

Rượu sâm cau có tác dụng gì? 

Tác dụng của sâm cau
Rượu sâm câu chữa yếu sinh lý ở nam giới

Nhiều người đồn đoán rằng rượu sâm cau có thể chữa bách bệnh nhưng hiệu quả của nó vẫn chưa được kiểm chứng. Do vậy việc mọi người chủ quan trong quá trình sử dụng là không nên. Dưới đây là một số tác dụng của sâm cau ngâm rượu mà bạn có thể tham khảo và đưa ra cho mình quyết định có nên dùng sâm cau hay không. 

Rượu sâm cau tăng cường sinh lý 

Chúng ta không thể bàn cãi về khả năng phục hội chứng yếu sinh lý của sâm cau, vì nó đã được giới chuyên gia công nhận. Bổ sung một ly rượu sâm mỗi ngày là cách tăng ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, hỗ trợ trị liệt dương, tinh trùng kém hiệu quả đối với nam giới. 

Sâm cau ngâm rượu giải tỏa căng thẳng thần kinh

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những thời điểm căng thẳng đầu óc, stress do áp lực công việc, vậy nên việc dùng 1 ly rượu sâm để giải tỏa là điều cần thiết. Hàm lượng chất curculigosid có tác dụng ức chế thần kinh, giảm căng thẳng, tạo cảm giác thỏa mái, thư giãn đầu óc cho người sử dụng. Tuy nhiên không được uống quá nhiều có thể làm cơ thể bị say.  

Ngâm rượu sâm cau đen ngăn ngừa tình trạng vô sinh 

Vô sinh đang là một trong những chứng bệnh có xu hướng gia tăng. Tỉ lệ vô  sinh ở nữ thường cao hơn do biến chứng của một số bệnh phụ khoa. Tuy nhiên hiếm muộn ở nam giới cũng không ít do thói quen hút thuốc, uống rượu bia và tính chất nặng nhọc của công việc. 

Theo nghiên cứu từ Đông y, vô sinh có thể chữa khỏi khi được điều trị sớm và phương pháp chữa trị đơn giản là dùng rượu sâm cau. Dưới tác dụng của các hoạt chất kích thích sự sản sinh các tinh trùng đạt chất lượng. Đặc tính ấm nóng giúp phòng chống tình trạng lạnh tử cung ở nữ. Nhờ vậy mọi người có thể yên tâm hơn về khả năng sinh sản của mình. 

Sâm cau có tác dụng làm đẹp da

Sâm cau làm đẹp da
Tác dụng làm đẹp da của sâm cau

Một trong những công dụng tuyệt vời mà nhiều người lại ưa chuộng việc dùng sâm cau là do nó có thể làm đẹp da. Điều này đã được kiểm chứng qua ứng dụng của người Ấn Độ xưa dùng sâm để xoa dịu và chữa lành vết thương. Tác dụng này dựa vào các hoạt chất chống viêm, tuy nhiên không quên làm sạch vết thương trước khi sử dụng. 

Khi dùng rượu chống sẹo thì không được để tiếp xúc trực tiếp với vết thương mà chỉ xoa bóp các vùng da xung quanh. Đồng thời kết hợp uống sâm cau để vết thương được phục hồi từ bên trong lẫn bên ngoài. 

Rượu sâm cau có tác dụng gì? Kiểm soát tình trạng tiểu tiện nhiều lần

Đi tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, tiểu buốt, bí tiểu là các hiện tượng hay gặp ở nữ giới, đặc biệt là người lớn tuổi. Nó làm ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây khó chịu, bất tiện cho đời sống sinh hoạt. 

Để bảo vệ bàng quang hoạt động tốt hơn thì nên bổ sung rượu sâm cau hoặc các chiết xuất từ sâm. Kiên trì sử dụng sẽ giúp người bệnh kiểm soát được quá trình tiểu tiện, chữa khỏi tiểu đêm, tiểu són.

Tăng cường hệ miễn dịch

Sâm là bài thuốc bảo vệ và tăng cường sức đề kháng của cơ thể vô cùng hiệu quả. Vị thuốc này giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống, kích thích hệ miễn dịch để chống lại sự xâm nhập từ vi khuẩn bên ngoài. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ hạn chế mắc các bệnh lý thông thường như cảm vặt, hen suyễn, viêm da cơ địa,… 

Do đó những người có cơ thể yếu kém như người già lạnh bụng, kén ăn, khó vận động thì càng phải được bổ sung sâm cau thường xuyên. 

>> Tham khảo tác dụng của sâm cau đối với sức khỏe

Một số tác dụng khác của rượu sâm cau đỏ

  • Trị hen suyễn, loét dạ dày, trĩ, bạch đới, vàng da
  • Chứng kinh nguyệt không đều
  • Chữa trị huyết áp thấp
  • Bài thuốc hiệu quả chữa xuất tinh sớm

Hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau đơn giản, thơm ngon

 cách ngâm rượu sâm cau đơn giản, thơm ngon
Hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau

Nhờ những tác dụng mà sâm cau mang lại, món rượu sâm ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn. Để tận dụng được hết dưỡng chất trong loại thảo dược quý hiếm này thì việc chế biến đúng cách là điều vô cùng quan trọng.  

Sâm cau ngâm rượu có khó không?

Thay vì tốn nhiều thời gian để chế biến sâm cau mỗi lần dùng, những con người bận rộn với công việc thường chọn cách ngâm rượu để dùng lâu hơn. Nhưng chỉ khi làm rõ vấn đề tỉ lệ giữa các thành phần thì quá trình ngâm rượu mới diễn ra dễ dàng. 

Có 2 cách ngâm rượu chính là chỉ dùng sâm cau và dùng kết hợp sâm với các thành phần khác. Tuỳ vào số lượng nguyên liệu bạn sẽ sử dụng lượng rượu thích hợp. 

Chọn mua nguyên liệu đúng chuẩn

Nguyên liệu chính để tạo ra một món rượu thơm ngon, bổ dưỡng chính là sâm cau. Chúng ta không khó để tìm thấy nó trên thị trường nhưng để tìm loại chất lượng thì không hề dễ dàng. Sâm cau tự nhiên và nuôi trồng có giá trị dinh dưỡng như nhau, khi mua hãy chọn củ to dài. Bên cạnh đó, cách phát hiện loại sâm giả nhanh nhất là ngâm vào nước, khi gặp chất lỏng, màu vỏ bên ngoài sẽ tự động chuyển sang màu đỏ. Để yên tâm thì nên chọn địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng của sâm. 

Đồng thời, ngoài các mẹo chọn sâm thì việc chọn bình ngâm cũng ảnh hưởng đến độ thơm ngon của rượu. Muốn giữ nguyên vẹn các dưỡng chất thì nên dùng bình thuỷ tinh. Tránh dùng bình nhựa và bình có chất liệu sắt.  

Mẹo khử độc sâm trước khi ngâm 

Ai cũng biết bên trong sâm cau còn chứa một số độc tố gây nguy hại cho sức khoẻ, vì vậy trước khi dùng cần phải khử độc. Lượng độc tố trong sâm khô sau quá trình sấy đã loại bỏ một ít nên chị em cần chú ý loại bỏ độc ở sâm tươi nhiều hơn. Theo mẹo dân gian thì biện pháp loại bỏ chất độc hiệu quả nhất là tận dụng nước vo gạo. 

Sau khi sâm được đào lên và rửa sơ qua với nước thì đem ngâm với nước gạo. Chia làm 3 lần ngâm, lần 1 và 2 giữ yên trong vòng 1 tiếng, lần cuối cùng thì kéo dài 10 tiếng đồng hồ. Trước khi dùng cần tráng sơ qua với nước lạnh để loại bỏ lượng chất còn bám bên ngoài vỏ. 

Hướng dẫn cách ngâm rượu sâm cau khô

Hướng dẫn cách ngâm rượu
Sâm cau khô
  • Rửa sạch sâm và ngâm vào nước gạo để khử độc
  • Để sâm ráo nước, thái thành lát mỏng và phơi khô
  • Bỏ sâm vào chảo, cho thêm mật ong vào sao vàng
  • Tiếp theo là cho sâm vào bình thuỷ tinh, đổ rượu ngập bình và ủ qua 3 tháng

Rượu sâm cau ba kích

Đặc tính của sâm cau phù hợp với rất nhiều nguyên liệu, vị thuốc,  nên để tăng mùi hương của rượu thì bạn có thể kết hợp thêm một số thành phần khác. Trong đó, bạn có thể dùng ba kích – sự kết hợp hoàn hảo giúp nam giới cải thiện hội chứng yếu sinh lý. 

  • Nguyên liệu chuẩn bị: sâm cau khô, ba kích khô, dâm dương hoắc, mật ong rừng. 
  • Cho tất cả vào bình thủy tinh và đổ rượu trắng vào để ngâm và sử dụng sau 1 tháng

Cách ngâm rượu sâm cau với đinh lăng

Đinh lăng được xem là vị thuốc sử dụng nhiều trong đông y và còn được con người sử dụng trong món ăn hằng ngày. Loại cây này là vị thuốc bổ giúp tăng cân, an thần, ổn định giấc ngủ, trị viêm gan, ho lao, đau nhức toàn thân, quan trọng là ổn định số lượng hormone trong nội tiết tố. Do đó những bệnh nhân khi gặp các biến chứng này hoặc bị yếu sinh lý thì nên ngâm rượu sâm cau với đinh lăng. 

Để tăng độ tương thích giữa các nguyên liệu thì nếu chọn sâm tươi phải sử dụng đinh lăng tươi và loại khô thì cả đinh lăng và sâm phải khô. Sau đó, chỉ cần chọn rượu ủ phù hợp, ngâm trong bình thuỷ tinh như cách làm trên là có thể sử dụng bình thường. 

Rượu sâm cau, bìm bịp và tắc kè

Bìm bịp và tắc kè trông thì có vẻ ghê rợn và gây một ít buồn nôn nhưng nó lại là thành phần quan trọng trong món rượu sâm cau bổ thận tráng dương. Tuy nhiên đây sử dụng động vật sống nên loại rượu cũng cần thay đổi, nên chọn rượu có độ cồn mạnh để bảo quản tốt hơn. Sau khi chọn được nguyên liệu ưng ý cho hết vào trong bình và ngâm như bình thường. Chú ý quan sát quá trình ngâm tránh tắc kè, bìm bịp bị hư và gây ra mùi khó chịu. 

Tuỳ thuộc vào thể trạng vì tình hình sức khoẻ của mỗi người và chọn rượu sử dụng sao cho phù hợp. Nếu ngam sai cách và uống quá liều sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. 

Liều lượng sử dụng rượu sâm an toàn 

  • Chữa chứng yếu sinh lý: Uống mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi trưa sau khi ăn xong khoảng 30ml rượu ngâm 
  • Trị tiểu nhiều lần: Không uống vào buổi tối, uống 1 ly nhỏ sau bữa ăn sáng hoặc bữa trưa tầm 30 – 60 phút. Dùng mỗi ngày cho đến khi bệnh được khỏi hẳn
  • Chống suy nhược, giảm stress: Uống 1 ngày 1 lần sau khi ăn no, có thể pha với nước ấm để sử dụng, lượng rượu tối đa không vượt quá 100ml
  • Chữa bệnh bên ngoài da: Không cần uống mà chỉ dùng rượu để xoa bóp bên ngoài vết thương, tránh sử dụng cho vết thương hở. Dùng bông thấm ít rượu thoa lên vùng da bị bầm tím, vừa bôi vừa xoa bóp để máu bầm mau tan

Một số câu hỏi liên quan đến rượu sâm 

câu hỏi liên quan đến rượu sâm 
Rượu sâm

Là loại rượu chứa nhiều thành phần dược tính nên những thắc mắc liên quan đến sản phẩm này vô cùng nhiều. Nắm rõ được những đáp án đó thì mọi người có thể tự tin hơn trong việc sử dụng. 

Uống rượu sâm cau cần chú ý điều gì? 

  • Luôn khử độc trước khi dùng
  • Nên pha loãng rượu với nước nếu rượu có độ cồn quá nặng
  • Không dùng cho cơ địa bị táo bón, nóng trong người

Rượu sâm nên ngâm bao lâu thì mới dùng được? 

Tùy và nguyên liệu được chọn mà thời gian ngâm rượu sâm cau sẽ có sự thay đổi nhất định. Cụ thể:

  • Nếu bạn chọn ngâm bằng củ tươi, chỉ cần chờ từ 10 ngày là có thể bắt đầu sử dụng.
  • Nếu bạn ngâm bằng củ khô kết hợp với các vị thuốc khác thì cần chờ từ 1 tháng trở lên.
  • Trường hợp bạn chọn ngâm bằng 100% củ sâm cau khô hoặc ngâm kết hợp với các vị thuốc có nguồn gốc từ động vật như bìm bịp, tắc kè thì nên chờ ít nhất 100 ngày.

Tuy nhiên bạn cũng có thể để rượu ủ trong vài năm, vì thời gian càng lâu, dưỡng chất ra càng nhiều, mùi vị của rượu cũng càng thơm ngon hơn. Muốn để rượu lâu cần bảo quản nó thật tốt. Đặt nơi khô ráo, thoáng mát, không để tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ làm rượu biến chất.

Tác dụng phụ của rượu là gì? 

Tác dụng phụ của rượu
Tác dụng phụ của rượu sâm cau
  • Làm hao tổn tinh lực khi uống quá nhiều
  • Dẫn tới hiện tượng sốt cao, nóng trong người và phát ban khi dị ứng với cồn
  • Buồn nôn chóng mặt với liều dùng quá mạnh

Dù là rượu nhưng rượu sâm cau lại là một vị thuốc trị bệnh hữu hiệu cho con người. Giúp sức khoẻ con người, đặc biệt là nam giới có nhiều chuyển biến tốt hơn trong hội chứng liên quan đến yếu sinh lý. Dùng rượu sâm chưa bao giờ là xấu, chỉ khi ta không biết phương pháp chế biến và dùng sai cách.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart