Quế chi là vị thuốc góp mặt thường xuyên trong các bài thuốc dân gian ở nước ta nhờ các công dụng tuyệt vời mà bạn có thể không ngờ đến. Có thể kể đến các loại bệnh như phù nề, các bệnh lí xương khớp, chứng hen suyễn, khó khăn trong tiểu tiện,… Trong bài viết dưới đây, Viet Fresh sẽ cung cấp thêm thông tin về những lợi ích bạn có được khi sử dụng quế chi!
Quế chi và các thông tin quan trọng
Quế chi hay quế chi thang là một loại vỏ của cây Quế có danh pháp khoa học là Caulis Cinnamomi cassiae, thuộc họ cây Long não – Lauraceae. Ngoài ra còn có tên gọi khác là quế đơn, quế bì. Quế chi được trồng nhiều ở Trung Quốc, Srilanka,… Nước ta cũng là nơi trồng phổ biến quế chi, kéo dài từ các vùng tỉnh phía Bắc đến phía Nam của miền Trung như Yên Bái, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh. Người ta tận dụng phơi hoặc sấy vỏ thân, vỏ cành non của cây quế để làm ra quế chi thang chất lượng.
Nguồn gốc và đặc điểm của quế chi
Người ta bắt đầu trồng quế đơn tại Việt Nam, nơi có các cụm Quế mọc hoang trong các loại rừng nguyên sinh. Quế chi là loài cây thân gỗ, cao khoảng 10 – 20cm. Vỏ có kết cấu nhẵn, màu nâu nhạt đến đậm. Lá dài, mọc so le, cuống lá cứng và ngắn, trên lá có màu xanh sẫm, mặt bóng, ngoài ra còn có gân lá hiện rõ
Thành phần dược lý trong quế chi thang
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra có những chất sau có trong thành phần hóa học của quế chi: Tinh dầu, diterpenoid, tanin, phenylglycosid, c banzaldehyd, cinnamylacetat, aldehyd cinnami, β-sitosterol, cholin, acid protocatechuic, oumarin, aldehyd cinnamic, bazylacetat,acid vanilic, acid syringic, diterpen, cinnacassiol, dẫn xuất flavonol,…
Công dụng thần kì của quế chi
Quế chi và tính vị của nó
Quế chi được nghiên cứu chỉ ra rằng nó có tính cam, tân, ôn, vị cay, mùi thơm nồng. Vì vậy rắt hữu hiệu khi sử dụng trong việc thông kinh lạc và mạch máu, điều hoà lưu thông khí huyết trong cơ thể. Đây là thành phần góp mặt chủ yếu trong các phương thuốc trị cảm mạo phong hàn, đông máu, tắc khí huyết, đau bụng do nhiễm lạnh, bệnh tiết niệu, khó khăn khi đi tiểu,…
>> Tham khảo Thông tin về Đông trùng hạ thảo
Giãn tĩnh mạch, bài tiết mồ hôi hiệu quả
Quế đơn có tác dụng làm ra mồ hôi yếu; khi phối hợp với Ma hoàng, tác dụng Kết quả từ thí nghiệm từ thực tế cho thấy, tinh dầu thảo mộc Quế chi có tác dụng giãn tĩnh mạch, hỗ trợ hệ tuần hoàn máu và bài tiết, giúp chúng ta ra mồ hôi rất nhanh.
Hạ sốt, giảm đau
Quế bì hiệu quả trong việc hạ thân nhiệt và hạ nhiệt độ da, với tác dụng hạ sốt làm giãn mạch dưới da, tăng khả năng tán nhiệt, tăng cường hoạt động của hệ bài tiết mồ hôi đưa cơ thể người về nhiệt độ bình thường
Chống viêm và chống dị ứng
Tinh dầu quế đơn có tác dụng ức chế đối với chất trung gian gây bệnh viêm cấp, ngăn ngừa hiệu quả tính thấm thành mạnch. Quế bì có đặc tính ức chế IgE và có nhiều dưỡng chất hoạt tính của bổ thể.
Kháng khuẩn và ngăn ngừa nguy cơ sinh bệnh
Ethanol có trong quế đơn có tác dụng ức chế giải phóng các chất vi sinh vật trung gian gây viêm, hỗ trợ bền vững tế bào mast,… nhờ tổng hợp histamin, quét sạch các gốc tự do,….
Ổn định hệ thần kinh
Tinh dầu Quế chi, aldehyd cinnamic có tác dụng giảm hoạt động tự chủ, tăng tác dụng gây ngủ từ hiệu quả barbiturat, đối kháng với tác dụng gây hưng phấn nhằm giảm tối đa khả năng co giật ở cơ thể người.
3 bài thuốc dùng quế chi hiệu quả
Quế chi thang chữa cảm vặt
Công thức sắc thuốc chữa bệnh cảm mạo như sau: Kết hợp sắc các vị thuốc như Quế chi 8g; Cam thảo 6g, Thược dược 6g, Sinh khương 6g; với 4 quả táo đen 600 ml nước và đun cạn còn 200ml. Khi sử dụng có thể chia uống 3 lần/ngày để thuốc phát huy hiệu quả.
Điều trị phong thấp
Quế chi còn có đặc tính hữu hiệu trong trị bệnh đau nhức xương khớp, thấp khớp. Hãy sử dụng: Quế chim và Thương truật, mỗi vị 260g; Hắc phụ chế, Cam thảo, mỗi loại160g; 80g Ma hoàng, 80g Tế tân, mỗi vị 80g đem thái nhỏ phơi khô, tán lẫn, rây mịn. Chia ngày uống 2 lần trước khi vào bữa ăn.
Chữa viêm loét tá tràng
Các nguyên liệu được sử dụng với liều lượng như sau: Quế chi 8g; Hoàng kỳ 16g; Bạch thược, mỗi vị 8g; Sinh khương, Cam thảo, Cao lương khương,Đại táo 12g; Hương phụ 6g, duy trì uống mỗi ngày 1 thang thuốc sẽ giúp bệnh tình cải thiện.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng quế chi
Duới đây là những điều bạn cần nhớ trước khi sắc thuốc, không nên bỏ qua những điều này:
- Phụ nữ đang trong thời kì thai sản tuyệt đối không được dùng vị thuốc này
- Kiêng sử dụng khi đang nóng trong, sốt
- Kiêng kị sử dụng ở bệnh nhân gan, khó khăn với tổn thương trong yết hầu
- Đặc biệt luôn nhớ tham khảo tư vấn của các bác sĩ và thấy thuốc để sử dụng Quế chi một cách tốt nhất, an toàn, hiệu quả.
Như vậy bạn đã được bổ sung kiến thức về quế chi cũng như tìm hiểu được quế chi có tác dụng gì thông qua bài viết tổng hợp này. Nếu những người xung quanh bạn đang có ý định sử dụng quế chi, hãy chia sẻ bài viết hữu ích này nhé! Chúc bạn đọc sử dụng vị thuốc thảo mộc này một cách khoa học và có sức khoẻ tốt hơn.