8 Công dụng của lá sâm đất

Cây sâm đất được xem là một trong những bài thuốc hay có nhiều công dụng và bổ sung nhiều dưỡng chất cho con người. Được biết đến từ loại cây mọc hoang, được tận dụng như một loại rau để ăn và là thành phần trong nhiều bài thuốc quý. Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu những đặc điểm của lá sâm đất bằng những thông tin của bài viết dưới đây.

Lá sâm đất như thế nào?

sâm đất
Lá sâm đất ( ảnh sưu tầm)

Theo các số liệu ghi chép, sâm đất có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Nó xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 1909. Đây là loại cây mọc hoang và phát triển ở nhiều vùng khí hậu với những điều kiện tự nhiên khác nhau.

Lá sâm đất mọc so le, có hình trái xoan thuôn dài hoặc hình trứng ngược, thót lại ở gốc thành cuống rất ngắn. Phiến lá dày, có phần hơi mập và bóng cả hai mặt, mép lá có hình dạng như lượn sóng.

Đặc trưng của hoa sâm đất thường là những bông hoa nhỏ, màu hồng tím, xếp thành từng chùm thưa ở ngọn và các nhánh, chiều dài khoảng 30cm. Thời điểm ra hoa là vào khoảng tháng 6-7.

Sâm đất có quả và hạt nhỏ, khi chín có màu đỏ nâu hoặc xám tro hay màu sẫm như quả của cây rau mùng tơi. Hạt nhỏ, dẹt, có màu đen nhánh. Thời điểm ra quả là vào khoảng tháng 9 -10.

Khu vực phân bố

Sâm đất có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Mỹ, sau đó du nhập vào Việt Nam khoảng những năm 1909, cây chủ yếu là mọc hoang và phát triển một cách tự nhiên, không có sự can thiệp của con người.

Ở Việt Nam chúng sinh trưởng và phát triển khắp các vùng miền trên cả nước. Cây thường phân bố nhiều ở các tỉnh trung du miền núi, chúng được người dân địa phương ở đây sử dụng như một dạng thực phẩm hằng ngày. Tại nhiều nước, sâm đất được sử dụng để làm thuốc bổ. Bên cạnh đó chúng còn được dùng để làm cảnh bởi dễ chăm sóc, đặc biệt có hoa rất đẹp nên sâm đất còn được dùng để làm cây cảnh.

Đặc điểm nổi bật của lá sâm đất

quả sâm đất
Đặc điểm nổi bật của lá sâm đất ( ảnh sưu tầm)

Cây sâm đất là một loại thảo dược quý, thuộc nhóm cây thân thảo, nhẵn, mọc đứng và phân nhánh bên dưới. Rễ cây sâm đất có thể phát triển thành những củ nhỏ màu vàng nhạt. Cây sâm đất có hoa màu hồng, hơi nhỏ mọc tập trung ở các nhánh và ngọn  thân. Quả của cây sâm đất nhỏ, mọng nước khi chín có màu đỏ nâu.

Cách thu hái lá sâm đất sao cho đúng

Sâm đất thường ra hoa từ tháng 6-7 đến tháng 9-10 thì có quả. Lá của cây sâm có thể hái quanh năm. Lá sâm đất sử dụng để chế biến ăn rất ngon. Củ sâm đất chỉ thu hoạch được khi cây được 3 năm tuổi. Thu hoạch củ về, bạn cần làm sạch, loại bỏ các rễ con và mang phơi khô.

Tác dụng chính của cây sâm đất

lá sâm đất
Tác dụng chính của cây sâm đất ( ảnh sưu tầm)

Không thể phủ nhận những tác dụng mà sâm đất mang đến cho cơ thể con người, tham khảo một số tác dụng chính của cây sâm đất bằng những thông tin dưới đây nhé!

Lá sâm đất điều trị bệnh tiểu đường

Trong sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides, làm cho cơ thể bạn hạn chế được việc hấp thu đường đơn, giúp ổn ddihj đường huyết, làm giảm lượng đường trong gan và tăng cường hoạt động của insulin trong cơ thể. Chính vì những lý do trên mà  sâm chính là sự lựa chọn hàng đầu cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Lá sâm đất hỗ trợ tương cường sức khỏe tim mạch

Theo nhiều số liệu nghiên cứu, trong sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides có khả năng chuyển hóa thành carbonhydrate và polyphenol. Đây được xem là những chất giúp giảm lượng natri trong máu, khác phục được tình trạng hạ đường huyết, chống oxy hóa. Nhờ vậy mà sức khỏe tim mạch luôn trong trạng thái ổn định.

Lá sâm đất điều trị táo bón

Theo nhiều số liệu nghiên cứu, trong sâm đất có chứa thành phần fructooligosaccharides đây là một trong những chất giúp kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong cơ thể, chống lại những vi khuẩn có hại, bảo vệ hệ tiêu hóa một cách tốt nhất. Do đó làm tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng một cách tốt nhất.

Có thể tham khảo bài thuốc với 30g lá sâm đất, 30g vừng đen đã rang nổ, 30g lá vông còn non, 20g lá thiên lý, 20g củ đinh lăng. Sơ chế các nguyên liệu để chế biến thành canh ăn hằng ngày, sau khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy táo bón giảm một cách rõ rệt.

Lá sâm đất giúp bổ huyết

Nguồn dinh dưỡng có trong củ sâm giúp điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì thế, khi sử dụng sâm đất có thể làm giảm lượng lipid trong cơ thể và ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol xấu giúp bạn hạn chế được những nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, làm bỏ khí huyết cho cơ thể. Bạn có thể dùng 40-80g sâm đất để nấu nước uống hằng ngày, khí huyết sẽ lưu thông tốt hơn.

Hỗ trợ điều trị kiết lỵ – Quả sâm đất

Sử dụng 100gr lá sâm đất tươi cùng 100gr cỏ sữa đun với 400ml nước cho cô đọng lại còn 100ml. Nước thuốc nên chia làm 2 lần uống trong ngày. Trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu đi ngoài nhiều lần nên bổ sung vào bài thuốc 20g cỏ nhọ nồi.

Hỗ trợ quá trình giảm cân – Trái sâm đất

quả sâm đất
Hỗ trợ quá trình giảm cân ( ảnh sưu tầm)

Trái sâm đất được khoa học chứng minh là có tác dụng thúc đẩy quá trình giảm cân. Ăn củ sâm đất có thể giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó khiến bạn mất đi cảm giác thèm ăn và tăng nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết những chất độc hại ra khỏi cơ thể.

Bạn có thể áp dụng bài thuốc sau vừa có tác dụng giảm cân vừa giúp đào thải độc tố tránh sỏi thận. Sâm đất khô mang tán thành bột mịn với một lượng vừa đủ. Mỗi lần bạn nên sử dụng khoảng 10g sâm đất khô hòa cùng 1 lít nước sôi để nguội và uống thay trà.

Xem thêm: 5 Tác dụng của trà hoa sâm đối với sức khỏe

Lá sâm đất điều trị mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt

Trong sâm đất có chứa lượng vitamin A, C và các khoáng chất giúp cho quá trình hồi phục cơ thể diễn ra nhanh hơn. Từ đó có thể làm giảm trình trạng căng thẳng và suy nhược cơ thể. Bên cạnh đó trong củ sâm còn có chứa adaptogenic giúp cho cơ thể dễ dàng thích nghi với sự mệt mỏi do làm việc quá sức làm giảm cảm giác mệt mỏi.

Ăn củ sâm thường xuyên sẽ giúp cung cấp nguồn năng lượng làm cho cơ thể trở nên khỏe khoắn và tăng cường sức đề kháng. Bạn dùng cả rễ và thân cây sâm đất với liều lượng 16g để đun cũng 250ml nước và uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang thuốc và kiên trì sử dụng trong vòng 1 tuần để loại bỏ những triệu chứng trên

Điều trị mụn nhọt bằng lá sâm đất

Bạn có thể sử dụng lá sâm đất giã nhuyễn đắp lên vết sưng của mụn nhọt hoặc có thể sử dụng phần hạt của quả sâm đất ngâm cùng nước, lúc này nó sẽ tạo ra một hỗn hợp keo dính dùng nó đắp lên nốt mụn nhọt.

Xem thêm: 5 bài thuốc từ cây sâm đất côn đảo

Một số vấn đề cần lưu ý khi sử dụng lá sâm đất

lá sâm đất
vấn đề cần lưu ý khi sử dụng sâm đất ( ảnh sưu tầm)
  • Cây sâm đất có nhiều công dụng đối với cơ thể con người. Tuy nhiên vị thuốc nào cũng cần có liều lượng và mức độ sử dụng
  • Riêng đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng loại cây này trong bất kì bài thuốc nào để đảm bảo cho sức khỏe

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart