Huyền sâm là loại dược liệu không còn xa lạ, đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y. Từ lâu, dân gian đã biết sử dụng huyền sâm để giải độc trị lở loét, lao, hạch,… Ngoài ra muốn biết huyền sâm có tác dụng gì hay muốn tìm hiểu những vị thuốc từ loại cây này thì mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Việt Fresh để biết thêm về vị thuốc quý này nhé.
Tìm hiểu chung cây Huyền sâm
Không chỉ y học cổ truyền Việt Nam mà ngay cả y học Trung Quốc cũng có nhiều bài thuốc có chứa thành phần huyền sâm. Huyền sâm phân biệt với các loại sâm khác ở một số đặc điểm sinh thái, phân bố, thành phần hóa học…
Huyền sâm còn được gọi với nhiều tên khác như đại hắc sâm, nguyên sâm,… Tên gọi của vị thuốc này cũng khác nhau tùy theo từng địa phương. Có thể kể đến những cái tên như trục mã, hàm, lộc trường, huyền đài, chính mã,…
Trong y học, người ta thường dùng rễ đã sấy hoặc rễ phơi khô lấy từ cây huyền sâm hoặc cây bắc huyền sâm.
Phân loại huyền sâm
Hiện nay có 2 loại huyền sâm chính là quảng huyền sâm và thổ huyền sâm. Ngoài ra còn có loại khác là dã huyền sâm – loại huyền sâm mọc hoang trong tự nhiên.
Quảng huyền sâm là loại cây thân cỏ sống lâu năm. Thân cây non, mặt sau lá có lông ngắn bao phủ, thân cây vuông, cao khoảng 1,5m, lá dày và có cuống rộng hơn thổ huyền sâm.
Dã huyền sâm có đặc điểm sinh thái khá giống quảng huyền sâm. Tuy nhiên lá cây có mặt phẳng nhẵn, đuôi nhỏ và nhọn, thân không có lông, hoa dài nhỏ, có màu vàng hơi xanh nhạt, củ nhỏ gầy gò. Cây được tìm thấy ở khu vực Đông Bắc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc).
Nên sử dụng, thu hái, sơ chế, bảo quản bộ phận nào của cây?
Bộ phận dùng được của huyền sâm là rễ và củ. Cây được trồng từ đầu năm đến cuối năm thì được thu hoạch. Khu vực phân bố là các vùng của Trung quốc như Liên Ninh, Cát Lâm, Quý Châu, Giang Tây, Hồ Bắc, Sơn Đông.
Huyền sâm cũng mới chỉ được du nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Cây cho năng suất, chất lượng cao ngay cả khi được trồng ở miền núi hay đồng bằng. Cách trồng và thu hoạch ở mỗi vùng cũng khác nhau. Ở đồng bằng, huyền sâm gieo trồng từ tháng 10 – 11 và thu hoạch từ tháng 7 – 8 năm sau. Ở miền núi cây gieo trồng vào tháng 2 – 3 và thu hoạch tháng 10 – 11.
Sau khi thu hoạch huyền sâm, người ta rửa sạch đất cát và sấy tới khi khô 50% thì mang ra chất đống, phủ cỏ rạ lên trên và để khoảng 2 – 3 ngày. Sau đó, ruột huyền sâm chuyển màu đen do nước từ bên trong tiết ra. Tiếp tục sấy đến khi khô 90% thì cho rây lại để loại bỏ hết đất cát. Cuối cùng phân loại huyền sâm và bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát.
Ngoài ra còn một cách thức chế biến khác là huyền sâm được thu hoạch sẽ mang đi phơi nắng đến khi khô 5 phần, chất đống khoảng 2 – 3 ngày lại tiếp tục phơi 40 ngày thì khô kiệt. Quan trọng là không làm rỗng ruột để đảm bảo chất lượng.
Huyền sâm có tác dụng gì?
Với nhiều thành phần dược liệu quý hiếm như vậy, huyền sâm có tác dụng gì? Hãy cùng đến với câu trả lời ngay sau đây:
Tác dụng của huyền sâm Y Học Hiện Đại
Có đến hơn 162 hợp chất khác nhau đã được xác định và tìm thấy ở huyền sâm. Trong đó có một số chất quan trọng với sức khỏe con người gồm iridoids, axit hữu cơ, dầu dễ bay hơi, terpenoid, flavonoid, sterol và saponin. Những hợp chất này có nhiều đặc tính dược lý khác nhau liên quan tốt đến hệ tim mạch, gan và hệ thần kinh. Tác dụng của huyền sâm là chống viêm, chống oxy hóa và có khả năng kháng lại tế bào ung thư.
Cao lỏng huyền sâm đã được các nhà khoa học thí nghiệm trên tim ếch với nồng độ thích hợp hỗ trợ làm tăng sức co bóp cơ tim và giảm nhịp tim. Còn khi tiêm tĩnh mạch ở thỏ, nó làm giảm huyết áp nhẹ và tăng khả năng hô hấp. Nó còn thể hiện tác dụng an thần và kháng lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh ở da.
Theo Y Học Cổ Truyền thì cao huyền sâm có tác dụng gì?
Theo Y Học Cổ Truyền, huyền sâm có vị đắng, ngọt, tính mát, quy vào kinh Phế, Thận. Vị thuốc có tác dụng tư âm giáng hỏa, lương huyết giải độc, hoạt trường và nhuận táo. Tức là bổ phần âm của cơ thể, làm mát phần bên trong, trị các chứng nóng trong người hay nổi mụn nhọt, táo bón…
Vị thuốc này giúp trị sốt cao, sốt nóng về chiều, viêm họng, miệng lưỡi lở, phát ban, mụn nhọt, mẩn ngứa, táo bón.
Một số bài thuốc từ huyền sâm
Tăng dịch thang
Huyền sâm 40g, Mạch môn đông 32g, Sinh địa 32g đem sắc uống. Bài thuốc này chủ trị sốt cao, nóng trong người, khô khát, miệng lưỡi khô và táo bón.
Thiên vương bổ tâm đan
Nhân sâm, Huyền sâm, Đan sâm, Viễn chí, Bạch linh, Cát cánh mỗi thứ 20g, Đương quy, Mạch môn, Bá tử nhân, Thiên môn, Toan táo nhân mỗi thứ 40g, Sinh địa 160g. Các vị thuốc tán nhỏ, vo thành viên hoàn bằng hạt bắp, sử dụng Chu sa làm một lớp áo bên ngoài. Uống bài thuốc này với nước ấm vào lúc đói giúp điều trị mất ngủ, người mệt mỏi, người hồi hộp đánh trống ngực.
Bài thuốc chữa các bệnh liên quan tới cổ họng
Huyền sâm 12 – 20g, Sinh địa 12 – 16g, Mạch môn 12g, Liên kiều 8 – 12g, Bạc hà 8g, Ô mai cho 2 quả, Hoàng cầm 8 – 12g, Cát cánh khoảng 8 – 12g, Cam thảo 4g. Sắc để uống, khi uống mới cho Bạc hà vào sau. Bài thuốc này đã trả lời được câu hỏi huyền sâm có tác dụng gì. Bởi nó hỗ trợ chữa các bệnh như viêm họng, viêm amidan gây sốt, cổ họng sưng đỏ
Bài thuốc trị tróc da tay từ huyền sâm
Mỗi ngày dùng huyền sâm, sinh địa mỗi thứ khoảng 30g. Hãm với nước nóng, uống như trà trị tróc da tay rất hiệu quả.
Huyền sâm có tác dụng gì: Bài thuốc thanh dinh thang
8g đan sâm, 8g liên kiều, 4g trúc diệp, 12g mạch môn đông, 20g sinh địa, 6g hoàng liên, 12g kim ngân hoa, 12g huyền sâm. Sắc với 8 chén nước đun đến khi còn 3 chén, uống liên tục 3 lần/ngày. Bài thuốc này trị chứng mất ngủ, người khô khát, tinh thần thường xuyên không tỉnh táo, sốt cao.
Lưu ý khi dùng huyền sâm
- Khi sử dụng huyền sâm cần kiêng ốc, hến, mướp đắng… các loại thực phẩm có vị đắng, lạnh khác
- Không dùng cho người thường xuyên bị tiêu chảy hoặc lạnh bụng, hay người tiêu hóa kém
- Không đem bào chế huyền sâm với các dụng cụ làm bằng đồng tránh làm thay đổi chất trong huyền sâm
- Huyền sâm và lê lô kỵ nhau, vì thế không được dùng chung
Việc khám phá ra vị thuốc huyền sâm có tác dụng gì đã làm phong phú thêm nền y học Việt Nam và cả trên thế giới, góp phần điều trị tốt hơn các chứng bệnh như nóng trong người, mụn nhọt hay viêm họng… Tuy nhiên Việt Fresh khuyên bạn chỉ nên dùng thuốc khi được sự hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.
Huyền sâm là một loại dược liệu có tác dụng bổ phần âm trong cơ thể, thanh nhiệt, làm mát, trị mụn nhọt, nóng trong người, sốt…. Huyền sâm đang dần được sử dụng rộng rãi trong nhiều bài thuốc dân gian cổ truyền để điều trị các loại bệnh thường gặp khác nhau. Để đạt được hiệu quả trị bệnh tối đa, huyền sâm cũng cần phải kết hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, trước khi đưa huyền sâm vào sử dụng để điều trị bệnh, người bệnh cũng cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu kĩ hơn về huyền sâm cũng như huyền sâm có tác dụng gì. Từ đó biết và ứng dụng chúng trong chữa trị. Việt Fresh luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình chăm sóc sức khỏe và nâng cấp bản thân.