Giấm táo và 8 lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ

Giấm táo là một loại gia vị thường có trong gian bếp của nhiều người nhờ có vị chua nhẹ và thơm ngon được làm từ táo tươi. Dù được sử dụng đa dạng như làm nước chấm, gia vị cho salad nhưng vẫn ít ai biết được giấm táo còn có nhiều lợi ích vàng cho sức khỏe.Trong bài viết này, Việt Fresh sẽ đồng hành cùng bạn trong việc tìm hiểu thêm về giấm táo các công dụng của nó và cách sử dụng trong ẩm thực nhé!

Tổng quan về giấm táo

Giấm táo lên men từ nước và táo tươi
Giấm táo được lên men từ nước và táo tươi

Giấm táo là loại giấm thành phẩm trong giai đoạn lên men kết hợp nước và táo tươi. Ở giai đoạn đầu, đường trong táo lên men thành rượu, khi ngâm tiếp, rượu sẽ kết hợp với táo để tạo thành giấm. Thành phẩm là một màng giấm trắng đục tự nhiên nổi lên trên bề mặt. Lớp giấm này có thể dày hoặc mỏng, tùy thuộc vào chất lượng táo và lượng vi khuẩn trong giấm. Giấm táo có chứa axit axetic kèm axit lactic và vi khuẩn, axit malic và axit xitric – đây chính là những thành phần khiến giấm táo có vị chua.

Các loại giấm táo phổ biến

Giấm táo chứa khoảng 4 – 8% axit axetic và độ mạnh của giấm phụ thuộc vào khả năng hoặc khuynh hướng mất proton H+. Có 2 dạng giấm thường thấy:

  • Dạng nước: Axit trong giấm không đủ mạnh để tách ra nhiều H+ thì chúng chủ yếu ở dạng nước, khó bảo quản và chỉ cho phép sử dụng trong thời gian ngắn
  • Dạng bột : Có thể tách nước và đông khô giấm để tạo ra dạng bột nguyên chất, dễ bảo quản hơn nhiều so với giấm táo vì nó giúp dễ dàng xác định liều lượng hơn và hạn chế các trường hợp dùng quá liều có thể gây tác dụng phụ cho cơ thể

Những lưu ý khi sử dụng giấm táo

Cách tốt nhất để sử dụng giấm táo một cách an toàn và hiệu quả là thêm nó vào trong quá trình nấu nướng hoặc bổ sung vào thực đơn của bạn trong các món ăn như salad và súp.

  • Khi sử dụng để pha đồ ​​uống, cần cân nhắc kỹ về liều lượng
  • Lượng giấm thường dao động từ 5-10 ml (1 – 2 thìa cà phê) đến 15-30 ml (1 – 2 thìa cà phê)

>>> Xem thêm: Lưu ý khi dùng cỏ mần trầu

Giấm táo có tác dụng gì với sức khoẻ con người?

Giấm táo và những công dụng thần kì
Giấm táo cùng những công dụng thần kì

Giấm táo chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như axit acetic, chất chống oxy hóa và khoáng chất. Có nhiều dưỡng chất như vậy, ta có thể suy ra được rất nhiều công dụng thần kì của giấm táo. Hãy đọc các thông tin sau để biết giấm táo có tác dụng gì nhé!

Cải thiện tiêu hóa

Tác dụng của giấm táo là gì? Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giấm có khả năng cải thiện hệ tiêu hóa, nhờ chứa nhiều enzym và axit amin cũng như các vi khuẩn có lợi cho cơ thể nên nó giúp ích rất nhiều cho người có vấn đề về hệ tiêu hóa, bảo vệ cơ thể.

Ngoài ra, các enzym trong loại giấm này giúp tăng tốc độ tiêu hóa nói chung, tiêu diệt những vi khuẩn có hại này có thể gây tiêu chảy, đầy bụng và co thắt ruột. . Đồng thời, giấm táo cũng có lợi cho những người bị dị ứng thực phẩm.

Giấm cũng chứa các khoáng chất và nguyên tố vi lượng có giá trị. Pectin trong giấm táo làm giảm cholesterol LDL có hại và đốt cháy chất béo. Axit axetic và malic trong giấm táo giúp chống lại vi rút.

Giảm táo bón, ợ chua và các vấn đề về đường ruột

Dùng giấm táo có tác dụng gì? Giấm táo hoà loãng với nước giúp điều chỉnh và cân bằng nồng độ axit trong dạ dày xuống mức thấp. Vì vậy, giấm tác có tác dụng giảm chứng ợ nóng.

Nhờ có chất xơ của giấm táo mà người ta dùng nó để ngăn ngừa đau bụng, đầy hơi và chướng bụng. Tuy nhiên, giấm khá mạnh nên hãy cẩn thận. Đặc biệt với những người bị ợ chua và viêm loét dạ dày. Nhờ được pha loãng trước khi uống. Trong trường hợp nếu bạn bị loét dạ dày thì không nên sử dụng.

Tăng cường hệ miễn dịch

Axit malic trong giấm cũng có đặc tính kháng vi-rút mạnh, từ đó nâng cao sức đề kháng tổng thể của hệ miễn dịch. Ngoài ra, giấm táo nguyên chất được cho là có lợi cho hệ bạch huyết nhờ đặc tính làm sạch các hạch bạch huyết và hòa tan chất nhầy trong cơ thể. Theo thời gian, nó có thể giúp giảm nghẹt mũi, giảm cảm lạnh và giảm dị ứng.

Nuôi dưỡng làn da

Làm đẹp bằng giấm táo
Giấm táo rất phổ biến trong làm đẹp

Giấm táo được phụ nữ ưa chuộng vì công dụng làm đẹp. Loại giấm này là một loại mỹ phẩm tại nhà hoàn hảo cho làn da và mái tóc của phụ nữ. Hầu hết các vấn đề cơ bản liên quan đến ngoại hình đều có thể được khắc phục nhờ sự thần kỳ trong tác dụng của giấm táo: Làm sáng và mịn da, se khít lỗ chân lông và giảm bã nhờn, trị mụn, dưỡng da, phục hồi làn da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Điều trị bệnh tiểu đường

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng loại giấm này có khả năng làm giảm lượng đường trong máu. Giấm táo có tác dụng phá hủy hoạt động của quá trình chuyển hóa tinh bột. Ngoài ra, tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ của nó còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

  • Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1, giấm giảm lượng đường trong máu cao sau khi ăn.
  • Đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, giấm giúp cải thiện độ nhạy insulin và giảm chỉ số đường huyết.

Tác dụng của giấm táo là nhanh chóng hạ và ổn định chỉ số đường huyết lúc đói. Đồng thời, nó cũng có thể hạ đường huyết sau bữa ăn 2 giờ.

>>> Tham khảo: Lợi ích của bột sắn dây

Điều trị huyết áp cao

Ít ai biết loại giấm này hỗ trợ huyết áp rất hiệu quả. Kết quả từ một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng giấm táo làm giảm huyết áp. Khả năng hạ huyết áp của nó  có thể là do tác dụng sản sinh oxit nitric. Chất này góp phần làm giãn mạch máu và có tác động tích cực đến hệ tim mạch, dần dần hỗ trợ hạ huyết áp ở những người hay gặp tình trạng huyết áp cao.

Lọc độc tố trong gan

Uống giấm táo đem đến cho bạn lợi ich gì? Ngoài các lợi ích làm sạch cơ thể, uống giấm táo pha loãng được cho là:

  • Giúp giải độc cơ thể và thanh lọc, giải độc gan
  • Cân bằng độ pH và thanh lọc bạch cầu
  • Kích thích hoạt động của hệ tim mạch

Hỗ trợ giảm cân

Người ta nói rằng tác dụng của giấm táo hữu cơ hỗ trợ ăn kiêng và duy trì vóc dáng. Axit axetic trong loại gia vị này đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa sự tích tụ chất béo trong cơ thể và chất béo trong gan.

Các nhà khoa học cho rằng loại gia vị này làm rối loạn quá trình chuyển hóa tinh bột trong cơ thể khiến lượng calo đi vào máu giảm đi. Do đó, nhiều người đã áp dụng nguyên tắc này để giảm cân. Để giảm cân bằng giấm táo, bạn có thể kết hợp giấm với gừng, mật ong và đậu đen.

Tác dụng phụ khi sử dụng giấm

Tình huống không mong muốn khi dùng giấm
Tình huống không mong muốn khi sử dụng giấm

Giấm táo có nhiều lợi ích cho sức khỏe và được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số tác dụng phụ, mời bạn cùng xem qua:

Trì hoãn hoạt động dạ dày

Giấm táo giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến bằng cách làm chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày và đi vào đường tiêu hóa dưới.  Trong liệt dạ dày, các dây thần kinh trong dạ dày không hoạt động bình thường, vì vậy thức ăn tồn đọng trong dạ dày quá lâu có thể làm dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng. Nó có thể gây ra các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi và buồn nôn.

Làm chậm dòng thức ăn qua dạ dày có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 có vấn đề về dạ dày. Rất khó để đo lượng insulin trong bữa ăn nên khó dự đoán thời gian để thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ.

Gây vấn đề về tiêu hóa

Giấm táo làm rối loạn hệ tiêu hoá
Giấm từ táo làm rối loạn hệ tiêu hoá

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng giấm táo và axit axetic làm giảm cảm giác thèm ăn, thúc đẩy cảm giác no và dẫn đến giảm lượng calo hấp thụ. Giấm táo không chỉ giảm đáng kể cảm giác thèm ăn mà còn tăng đáng kể cảm giác “buồn nôn”, đặc biệt nếu giấm là một phần của đồ uống có vị khó chịu.

Hạn chế kali trong máu và giảm mật độ xương

Tuy nhiên, có một trường hợp báo cáo rằng uống một lượng lớn giấm táo trong một thời gian dài có thể dẫn đến lượng kali trong máu thấp và xương giòn. Các bác sĩ đã điều trị  tin rằng liều cao giấm táo hàng ngày có thể lọc khoáng chất từ ​​​​xương và làm cho máu có tính axit hơn. Nồng độ axit quá cao có thể ức chế quá trình hình thành xương mới.

Ăn mòn men răng

Đồ ăn và thức uống có tính axit đã được chứng minh là làm hỏng men răng. Nước giải khát và nước ép trái cây đã được nghiên cứu rộng rãi hơn, nhưng một số nghiên cứu cho thấy axit axetic trong giấm cũng có thể làm hỏng men răng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng axit axetic trong giấm cũng có thể làm hỏng men răng. Men răng khôn được ngâm trong nhiều loại giấm có độ pH từ 2,7 đến 3,95. Giấm loại bỏ 1-20% khoáng chất khỏi răng sau 4 giờ.

Sử dụng giấm táo như thế nào?

Sử dụng giấm táo đúng đắn
Hướng dẫn sử dụng giấm táo đúng đắn

Bạn có thể pha loãng nó trong nước và uống như một loại nước giải khát. Liều lượng phổ biến từ 1 – 2 thìa cà phê (5 –10 ml) đến 1 – 2 thìa (15–30 ml) được pha loãng trong 1 ly nước và sử dụng trước/sau bữa ăn.

Với những người mới bắt đầu, nên dùng giấm táo với nồng độ tối thiểu và tăng dần cho những lần sử dụng sau. Sử dụng quá nhiều giấm táo có thể gây ra tác dụng phụ có hại như xói mòn men răng và tương tác thuốc.

Lưu ý khi sử dụng giấm trong những trường hợp đặc biệt:

  • Người bị tiểu đường hoặc có nguy cơ bị tiểu đường:Khi dùng trước bữa ăn nhiều carbohydrate, giấm làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày và ngăn ngừa lượng đường trong máu tăng đột biến.
  • Người đang giảm cân: Giấm có thể giúp mọi người giảm cân bằng cách tăng cảm giác no và giảm lượng thức ăn trong ngày.
  • Người muốn cải thiện hệ tiêu hoá: Giấm táo hoà loãng với nước theo tỷ lệ 1:1 uống ngay trước bữa ăn.

>>> Đọc thêm: Cách uống vitamin E

Giấm táo là một sản phẩm tự nhiên đa năng và tốt cho sức khỏe, đúng chuẩn ĐẸP TỰ NHIÊN KHOẺ THEO THỜI GIAN. Không quá bất ngờ khi chính tác dụng của giấm đã khiến nó trở thành gia vị chính trong nhiều căn bếp gia đình trên khắp thế giới. Phải chăng bạn chưa từng sử dụng giấm táo trong bữa ăn của mình? Nếu vậy, hãy thử ngay bây giờ và trải nghiệm hương vị cùng lợi ích tuyệt vời của nó nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart