Cỏ mần trầu: Cách dùng, công dụng và vấn đề lưu ý

Bạn đừng xem thường những cây cỏ mần trầu mọc hoang dại bên ven đường. Bởi đó là một vị thuốc chữa bệnh hữu hiệu giúp bệnh nhân vượt qua cảm giác khó chịu và cải thiện sức khỏe. Ngoài tác dụng làm thuốc điều trị, cỏ mần trầu còn đóng vai trò chủ đạo trong việc làm đẹp da, dưỡng tóc chắc khỏe. Cùng xem các tác dụng cụ thể mà loại cỏ này mang lại nhé! 

Cây cỏ mần trầu là gì? 

Cây cỏ mần trầu
Cây mần trầu

Cỏ mần trầu mọc thành cụm, từ bò dài chuyển sang thẳng đứng cho đến phân nhánh. Mỗi cây có rất nhiều lá, phiến lá khá mềm được nâng đỡ bởi các bẹ lá có lông. Hoa của loại cây này mọc thành cụm ở ngọn, quả thì thuôn dài. 

Mần trầu thuộc họ Lúa nên dễ bị nhầm lẫn với các cây khác như cỏ chân vịt. Tuy nhiên mần trầu ưa cả sáng và ẩm, chịu bóng khá tốt. Vì vậy với khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi như ở Việt Nam thì không cần nuôi trồng nó vẫn phát triển tốt. Và cây mần trầu được nhân giống bằng hạt. 

>> Xem thêm tác dụng cây ngải cứu

Giá trị của cây mần trầu

 mần trầu
Cây mần trầu có nhiều dưỡng chất

Vì là một loại cỏ dại nên không mấy ai để ý đến công dụng của mần trầu. Dù vậy nó vẫn là nguyên liệu được những chuyên gia về lĩnh vực y học và đông y tìm kiếm. 

Thành phần hoá học trong cỏ mần trầu

Cho đến nay, mần trầu đã được nghiên cứu hết thành phần bên trong nhờ y học hiện đại. Có 3 thành phần quan trọng mà bạn phải biết đó là dẫn chất 6 – 0 – palmitoyl, flavonoid và glucopyranosyl với 3 tác dụng riêng biệt:

  • Flavonoid: ổn định thần kinh
  • Palmitoyl: Chống rụng tóc
  • glucopyranosyl: Tăng cường sức đề kháng 

Theo nhận định trong giới đông y, mần trầu có vị ngọt xem một chút đắng,  tính hàn giúp lợi tiểu và trị ho hiệu quả. 

Công dụng đối với sức khỏe 

  • Khắc chế tình trạng tăng huyết áp
  • Có tác dụng chữa ho khan hiệu quả. Bên cạnh đó còn chống nguy cơ hình thành bệnh lao phổi, cơ thể lao lực, sốt dai dẳng
  • Mang đến dưỡng chất cho phụ nữ có thai. Với lợi ích giải tỏa cảm xúc, ngăn chặn động thai. Xử lý nhanh triệu chứng đau đầu, nôn mửa, táo bón, tức ngực
  • Điều trị mụn nhọt, loại bỏ độc tố làm đẹp da
  • Giúp bảo vệ sức khỏe của gan tránh nguy cơ bị vàng da, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn và viêm thận
  • Là liều thuốc cầm máu vô cùng hữu hiệu 
  • Vị cứu tinh của mái tóc, đảm bảo tóc không bị gãy rụng hay bạc sớm,..
  • Từ sách y học Trung Quốc, cây cỏ mần trầu được đánh giá là có tác dụng trị bệnh gút và bong gân 

Tiết lộ các bài thuốc dân gian dùng cỏ mần trầu

Tiết lộ các bài thuốc dân gian
Bài thuốc cỏ mần trầu
  • Bài thuốc hạ huyết áp: Giã nát cỏ mần trầu, pha thêm một ít nước sôi và chắt lấy nước uống 
  • Thuốc hạ sốt: Lấy nước mần trầu tươi và pha thêm một ít muối để dùng thường xuyên
  • Thuốc trị bệnh ngoài da: Sắc thuốc cỏ mần trầu tươi với  sơn chi ma
  • Thuốc chống viêm: Chia nước cỏ mần trầu và cái cùi vải thành nhiều lần uống trong ngày
  • Thuốc trị viêm màng não: Uống nước lá mần trầu trong vòng 3 ngày 
  • Thuốc an thai: Nấu chung cỏ tranh, rau má, mần trầu, cỏ mực, ké đầu ngựa, cam thảo, gừng tươi, sả, vỏ quýt,…để lấy nước 

Những điều cần nắm khi lấy cỏ mần trầu gội đầu

lấy cỏ mần trầu gội đầu
Cỏ mần trầu gội đầu

Ngoài khả năng chữa bệnh thì công dụng chính của mần trầu được mọi người yêu thích nhất chính là làm dầu gội đầu. Khi kết hợp với các nguyên liệu khác giúp tóc trở nên suôn mượt, chống gãy rụng và ngăn không cho tóc bạc quá sớm. 

Tuy nhiên vì là phương pháp tự nhiên nên cần kiên trì sử dụng trong một thời gian, gội với tần suất 3 lần. 

Cách gội đầu bằng cỏ mần trầu nguyên chất

  • Lấy lá và thân mần trầu đi rửa sạch
  • Bỏ vào nồi đun đến khi nước sôi
  • Khi nước chuyển sang màu xanh thì chắt lấy nước và bỏ phần bã
  • Tiếp tục đun với lửa nhỏ đến khi nước cô đặc lại
  • Làm ướt tóc và gội đầu như bình thường
  • Khi tóc đã khô, lấy bông mềm thấm nước cỏ mần trầu và thoa vào trong chân tóc
  • Thực hiện cho đến khi hết phần nước đã đun
  • Không cần rửa lại với nước, thực hiện đều đặn 3 lần/ tuần

Cỏ mần trầu gội đầu với hương nhu và bồ kết

Cỏ mần trầu gội đầu
Cỏ mần trầu và bồ kết

Nguyên liệu:

  • Nhổ một cây mần trầu có cả rễ, bông và thân lá
  • Mấy vỏ bưởi xanh, không dùng phần cùi trắng
  • Hương nhu 
  • Bồ kết 

Cách làm:

  • Rửa sạch rễ mần trầu và đun với nước nóng 
  • Khi nước sôi chuyển sang màu xanh thì lấy đồ vớt bỏ hết bã
  • Tiếp tục cho thêm vỏ bưởi, hương nhu, bồ kết vào nước đun tớ khi nước hết 1 nửa
  • Sau đó tắt bếp và để nước nguội
  • Dùng bông gòn thấm lấy nước thoa vào chân tóc
  • Sau 15 phút thì lấy phần nước còn lại đem pha loãng với nước và gội đầu

Kết hợp mần trầu với vỏ bưởi

Bưởi là loại trái cây giảm cân chứa nhiều vitamin C và khoáng chất được mọi người yêu thích. Các thành phần của vỏ bưởi có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ chân tóc chắc khỏe, còn ngăn ngừa gàu và chống khuẩn. Vì vậy hứa hẹn đây sẽ là bộ đôi giúp bạn sở hữu mái tóc đen mượt, khoẻ mạnh. 

Nguyên liệu thì vô cùng dễ tìm, chỉ cần cây cỏ mần trầu và vỏ bưởi xanh không chứa cùi trắng. Sau khi rửa sạch thì cắt vỏ bưởi thành miếng nhỏ. Bước tiếp theo là nấu sôi nước mần trầu, rồi thêm vỏ bưởi vào đun tầm 10 phút. Sau đó lấy nước để gội đầu. 

Một số điều cần chú ý khi sử dụng mần trầu

cần chú ý khi sử dụng mần trầu
Chú ý khi sử dụng mần trầu
  • Nên rửa thật sạch cỏ mần trầu vì chúng mọc hoang dưới mặt đất nên dễ bám bụi bẩn
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng cỏ mần trầu nếu cơ thể hay xảy ra các vấn đề về sức khỏe 
  • Không dùng trong thời gian dài sẽ làm tổn thương các cơ quan nội tạng bên trong
  • Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, không dùng khi nguyên liệu đã ẩm mốc

Trên đây là những thông tin về cây cỏ mần trầu mà bạn nên biết. Dù vậy không nên lạm dụng quá nhiều để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn. Tham khảo trước với chuyên gia để biết về cách dùng và liều lượng sử dụng hợp lí. 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart