Cây xạ đen: cách dùng, công dụng và điều cần lưu ý

Xạ đen là một bài thuốc dân gian xuất hiện từ lâu đời. Được sử dụng với mục đích làm thuốc chữa bệnh ung thư, trị nhức mỏi toàn thân, thanh nhiệt, thải độc,…Dù ít được mọi người chú ý nhưng so về thành phần dược tính thì khó có loại cây tốt bằng cây xạ đen. Hãy cùng nhau xem thêm công dụng và cách dùng cây xạ đen dưới đây để biết nó có tốt như lời đồn đoán hay không. 

Tổng quan về cây xạ đen

xạ đen
Cây xạ đen

Cây xạ đen là gì? 

Xạ đen có tên gọi đặc biệt là cây ung thư, thuộc họ dây gối, xuất hiện nhiều ở Hòa Bình, Thanh Hóa và Ninh Bình. Đây là một loại thực vật dây leo và thân gỗ, mọc thành bụi. Khi chưa trưởng thành thì thân cây màu xám nhạt không có lông. Đến khi lớn cây mới bắt đầu chuyển sang màu xanh nâu và có nhiều lông xuất hiện.

Hình ảnh cây xạ đen rất dễ nhận biết, lá hình bầu dục có răng cưa ngắn ở mép. Hoa thì màu trắng, mọc từng chùm dài, quả xạ đen màu xanh, khi chín thì chuyển sang vàng. Tất cả các bộ phận đều được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất thì nên mang đi rửa sạch và cắt thành đoạn nhỏ để sấy khô. 

Cây xạ đen có mấy loại? 

Các chuyên gia vẫn chưa thống kê được hết những loại cây xạ đen hiện nay. Tuy nhiên để nói về độ nổi tiếng và tốt nhất thì phải kể đến 2 loại sau đây: 

  • Cây xạ đen châu Âu: hay còn gọi là dây gối Ấn Độ, có tên khoa học là Celastrus hindsii Benth et Hook, thuộc họ Dây gối (Celastraceae).
  • Cây xạ đen Hòa Bình: cây này phổ biến và hiện nay đang được sử dụng nhiều, có tên khoa học là Ehretia asperula Zoll. et Mor. , thuộc họ Vòi voi (Boraginaceae).

Địa điểm phân bố 

Địa điểm phân bố xạ đen
Trồng cây xạ đen

Xạ đen phù hợp với khí hậu của các nước Châu Á như Thái Lan, Trung Quốc,…và tập trung chủ yếu tại vùng núi cao từ 1.000m trở lên. Đặc tính của cây là ưa sáng, sinh trưởng mạnh ở nơi có đất tơi xốp như Ba Vì, Hoà Bình, Huế, Ninh Bình. 

So sánh sự khác nhau giữa cây xạ đen với các cây khác

Xạ đen mang họ xạ nên nhiều người nhầm lẫn với cây xạ vàng, cây xạ trắng và cây xạ lai. Trong đó mọi người hay lẫn lộn giữa xạ đen, xạ vàng, ngoài ra còn có cây đót và cây chùm ruột. Tuy cùng thuộc một họ nhưng về bản chất thì khác nhau hoàn toàn. Sau đây là cách phân biệt: 

  • Xạ đen: Lá dày màu tím xanh, thân cây cũng có màu rất đậm. Khi phơi khô thân sẽ chuyển sang màu đen và có mùi thơm nhẹ dễ chịu 
  • Xạ vàng: Lá mỏng không có răng cưa. Khi phơi khô thân lại chuyển sang màu trắng và hoàn toàn không có bất kỳ mùi thơm nào

Thành phần hóa học

Xạ đen có 3 hoạt chất chính:

  • Polyphenol: kaempferol 3-rutinoside, axit rosmarinic rutin, axit lithospermic và axit lithospermic B
  • Sesquiterpene và triterpene: estar agarofuran sesquiterpene, 1b, 2b, 6a, 9a-dibenzyloxy-b-dihydro agarofuran (celahin D), axit glucosyringic, emarginatine E, loranthol, lupenone,15b-tetraethoxy-8b, friedelanol, celasdin-A, celasdin-C, celasdin-B, cytotoxic.may zenfone-A…
  • Một số dưỡng chất đáng kể khác quinon, tanin, flavonoid, axit amin

Tác dụng của cây xạ đen đối với con người 

Tác dụng của cây xạ đen
Tác dụng của xạ đen
  • Xạ đen chứa nhiều hoạt chất có khả năng ngăn cản khối u không cho chúng hình thành. Từ đó kiểm soát được các tế bào ung thư dựa vào quinone, polyphenol, flavonoid
  • Làm giảm tác hại của các tế bào tự do
  • Hỗ trợ ổn định huyết áp, giảm nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng 
  • Lọc bỏ độc tố giúp gan điều trị tình trạng viêm nhiễm
  • An thần, chống thiếu máu, mang lại giấc ngủ ngon

>> Xem thêm một số tác dụng khác của cây xạ đen 

Nhờ những lợi ích này mà cây xạ đen được giới đông y lấy làm thuốc điều trị. Và chúng ta có thể dùng các bài thuốc này để thay thế cho thuốc đặc trị từ tây y:

  • Thuốc chữa bệnh gan: Đun lấy nước cây xạ đen, cà gai leo và mật nhân
  • Thuốc tăng cường thể lực: Nấu nước lá xạ đen nguyên chất
  • Thuốc ngăn ngừa ung thư: Sắc thuốc xạ đen, bạch hoa xà và  bán chi liên 
  • Thuốc trị mụn nhọt: Giã nát lá xạ đen và lấy bã đắp lên vết thương 

Hướng dẫn dùng xạ đen bảo vệ sức khỏe

Hướng dẫn dùng xạ đen
Dùng xạ đen bảo vệ sức khỏe

Bộ phận sử dụng 

Tất cả các bộ phận của xạ đen đều có chứa các thành phần dược tính và đều được dùng làm thuốc. Trong đó phần thân cây được thu hoạch quanh năm, riêng phần cành và lá thì đợi đến lúc già mới đạt được mức dược tính cao nhất. 

Và liều lượng sử dụng phụ thuộc vào dạng dược liệu bào chế hoặc bài thuốc chữa trị. Theo một số khuyến cáo của các chuyên gia thì mỗi ngày không dùng quá 70g cây xạ đen. Điều này nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra phản ứng phụ. 

Đối tượng nên lưu ý khi sử dụng xạ đen

  • Xạ đen có dược tính mạnh không phù hợp với cơ địa của thai nhi. Do đó phụ nữ mang thai và cho con  bú không dùng xạ đen 
  • Không dùng cho trẻ dưới 10 tuổi vì nguy cơ tổn thương hệ tiêu hóa rất cao
  • Cây xạ đen có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Do đó bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu có thể uống xạ đen nhưng khi tới giai đoạn cuối thì không nên sử dụng. Lúc này xạ đen không mang đến lợi ích gì chỉ làm mất thời gian lý tưởng để điều trị 

Tác dụng phụ khi dùng cây xạ đen mỗi ngày? 

  • Dùng quá liều lượng dẫn đến tình trạng đau đầu, chóng mặt và hoa mắt
  • Uống nước xạ đen để qua đêm làm đầy bụng, tiêu chảy
  • Ảnh hưởng đến chất lượng của công việc vì cơ thể sẽ cảm thấy buồn ngủ khi dùng xạ đen trước đó 

Cách dùng cây xạ đen chữa bệnh

Sau khi biết được tác dụng phụ do dùng xạ đen gây ra thì chúng ta cần chú trọng hơn vào cách dùng sao cho đúng cách. Tùy vào mục đích người dùng, xạ đen được điều chế thành nhiều dạng khác nhau. Tất cả các bộ phận đều được mang ra sử dụng ở dạng khô hoặc dạng tươi. Cụ thể: 

  • Hướng dẫn sử dụng xạ đen tươi: Mang thân và lá đi rửa sạch. Bỏ hết tất cả vào nồi và đun đến khi sôi để chắt lấy nước uống 
  • Hướng dẫn sử dụng xạ đen khô: Bỏ vào nước ấm khoảng 60 độ C, hãm đến khi tinh chất trong cây ra hết khoảng 20 phút thì mang ra uống 

Chú ý khi dùng dược liệu cây xạ đen tại nhà

Chú ý khi dùng dược liệu cây xạ đen
Chú ý khi dùng cây xạ đen tại nhà
  • Cần tránh rau muống khi dùng nước xạ đen vì nó làm mất tác dụng của dược liệu
  • Không uống rượu, bia khi đang trong quá trình dùng dược liệu
  • Luôn uống đúng liều lượng đã được các bác sĩ
  • Tránh uống xạ đen đã để qua đêm. Tốt nhất là sử dụng một liều lượng vừa đủ và sắc thuốc uống trong ngày
  • Cân nhắc việc dùng cây xạ đen trong những dịp làm việc quan trọng vì nó chứa các thành phần gây ngủ gà, ngủ gật
  • Xạ đen kị với thuốc Tây y, đậu xanh, cà pháo và măng chua

Như vậy sức ảnh hưởng của cây xạ đen đến sức khỏe là rất lớn. Muốn đạt được mục đích của người sử dụng thì luôn lắng nghe ý kiến và tư vấn từ bác sĩ. Đừng cố vượt qua liều lượng cho phép vì điều này có thể khiến bạn gánh chịu nhiều hậu quả nặng nề. 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart