Mã đề là thảo dược vốn không hề xa lạ trong các bài thuốc dân gian, vậy bạn đã bao giờ thắc mắc cây mã đề có tác dụng gì hay chưa? Cùng theo chân Viet Fresh tìm hiểu mã đề là gì và khám phá 4 tác dụng của cây mã đề đối với sức khoẻ của chúng ta nhé!
Tổng quan về cây mã đề
Mã đề là là loài là cây thân thảo và là loại cây sống lâu năm. Ngoài tên mã đề (tên khoa học Plantago asiatica), người ta còn có thể gọi nó là xa tiền thảo . Đây là một loại cây có chức năng tái sinh qua rất nhiều bộ phận như nhánh cây, hạt,…Người ta tận dụng triệt để hiệu quả từ hạt, lá, thân mã đề để làm sắc thuốc. Tại Việt Nam, mã đề được trồng rất phổ biến. Dưới đây là một số thông tin về tác dụng của cây mã đề.
>>> Tìm hiểu Tam thất ngâm mật ong
Thông tin thành phần dược lí của mã đề
Hãy cùng tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng có trong lá cây mã đề trước khi đi vào phân tích cây mã đề có tác dụng gì nhé! Mã đề rất giàu canxi, vitamin A và đặc biệt là nhiều loại khoáng chất có lợi khác. Thân cây chiết xuất ra một loại glucozit aucubin. Lá có chất nhầy, chất làm đắng nhưng cũng có nhiều vitamin K, C. Chất nhầy còn có ở trong hạt, thêm cả axit plantenolic, iridoid (catalpol, aucubosid), các loại flavonoid như quercetin, baicalin, apigenin, ngoài ra còn có dầu béo và đường.
Cách nhận biết cây mã đề
Mã đề là cây cỏ thân mềm, tuổi đời lâu năm, ưa sống ở những nơi ẩm ướt, đất thịt, mềm xốp, cây cao khoảng 10 – 15 cm. Có thể nhận biết cây mã đề bằng mắt thường bởi phiến lá có hình dáng giống trái xoan, hoặc hình thìa, gân lá hình cung trải đều trên mặt lá. Cũng có một cách khác để tìm ra đâu là cây mã đề thông qua vị giác, nó có vị ngọt, tính hàn.
Cây mã đề có tác dụng gì?
Tiếp theo, hãy cùng đọc các thông tin dưới đây để gỡ rối cho câu hỏi cây mã đề có tác dụng gì? Chúng tôi đã tổng hợp 4 loại bệnh lí có thể chữa được nhờ tác dụng của cây mã đề, mời bạn đọc tham khảo:
Tác dụng cây mã đề là chữa bệnh ho mãn tính
- Chuẩn bị 10g mã đề 10g; cam thảo, cát cánh mỗi loại 2g đun sôi, nhỏ lửa với 400ml nước trong 30 phút.
- Chia và sử dụng nước vừa pha và kiên trì uống thành 3 lần/ngày
Cây mã đề giúp giảm viêm, hồi phục vết thương
Rửa sạch và thái nhuyễn, nấu và ăn cùng 50 đến 100 gam cho đến khi các tình trạng viêm, ngứa, lở loét da,… khỏi hẳn bạn nhé. Còn có một cách khác chính là dùng lá sắc nhỏ dưới dạng hỗn hợp đắp lên da, điều này sẽ giúp làm mát, dịu và chống ngứa cho da.
Lợi tiểu, trị viêm bàng quang là tác dụng của cây mã đề
Cây mã đề được biết đến là bảo bối giải quyết các loại bệnh như viêm bàng quang, bí tiểu, tiểu dắt, đi tiểu ra máu. Bạn có thể áp dụng cách rửa sạch 1 nắm lá mã đề tươi hoặc 50 gam mã đề sấy khô và để ráo nước. Đun sôi cùng 1 lít nước sau đó hạ nhỏ lửa, đợi nước cạn khoảng 30 phút và chát nước mã đề ấm, sử dụng 3 lần/ngày. Duy trì thói quen này để phát huy tác dụng của cây mã đề bạn nhé!
Cây mã đề có tác dụng gì? Sơ cứu do rắn cắn
Khi không may bị rắn cắn, đừng hoảng hốt. Hãy tìm và nhai kỹ ngọn cây mã đề tươi, nuốt nước cốt từ nó và nhả bã. Phần bã còn lại phải đắp lên vết thương bị rắn cắn. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp giải quyết cơ bản trong tình thế cấp bách, sau đó bạn buộc phải đến các cơ sở y tế gần và thuận tiện nhất để lấy nọc độc ra nhé!
Cách dùng cây mã đề
- Làm dược liệu: Mã đề là thành phần được tìm thấy chủ yếu trong trà thảo mộc. Bên cạnh đó có thể tồn tại dưới dạng dược phẩm như bột tán nhuyễn, viên nang,…
- Làm nguyên liệu cho món ăn: Mã đề có thể là vị rau ăn kèm trong các bữa ăn hàng ngày, bạn có thể ăn sống lá non, đối với lá già có thể hầm chung với các loại thực phẩm bổ dưỡng như gà, chim cút, bồ câu,…
Lưu ý khi sử dụng cây mã đề
Loại thảo dược nào cũng sẽ trở thành thuốc độc nếu bạn không sử dụng đúng cách hoặc quá lạm dụng nó và mã đề cũng vậy. Thế nên, hãy ghi nhớ những điều sau đây khi quyết định sử dụng cây mã đề nhé!
>>> Tham khảo Bà bầu uống nước dừa
Dùng liều lượng mã đề hợp lí
Theo kết quả báo cáo từ các viện dinh dưỡng thì liều lượng sử dụng khuyến nghị để phát huy hiệu quả tác dụng của cây mã đề là từ 10 đến 20 gram mã đề tươi hoặc từ 6 đến 12 gram dưới dạng thuốc sắc. Lá mã đề cũng có thể được sử dụng như loại hỗn hợp giã đắp lên các vết thương, tuy nhiên hãy nên đắp một lượng vừa đủ để tránh bí da nhé!
Trường hợp nào không nên uống cây mã đề?
- Phụ nữ đang trong thời kì mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu ) tuyệt đối không nên dùng nước mã đề vì ảnh hưởng đến thai nhi, động thai và tệ hơn là sảy thai
- Người rối loạn chức năng thận hay mắc bệnh suy thận, thận yếu không nên sử dụng thực phẩm hay nước uống có thành phần cây mã đề
- Hạn chế sử dụng mã đề quá liều vì dần dần sẽ dẫn đến tình trạng tiểu nhiều vào ban đêm, gây mất ngủ
Như vậy thông qua bài viết này, hi vọng chúng tôi đã có thể giải đáp cho bạn các thắc mắc mã đề là gì?, liệu cây mã đề có tác dụng gì đáng quý không? Nếu cảm thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ nó với những người xung quanh bạn để chúng ta có thể tận dụng những tác dụng của mã đề một cách khoa học và hiệu quả nhất nhé!