Cây cỏ ngọt được sử dụng phổ biến như là một thảo dược bổ sung và thay thế đường an lành, đem đến cho bạn nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thêm về những lợi ích, tác hại cũng như cách sử dụng của cây cỏ ngọt nhé!
Giới thiệu về cây cỏ ngọt
Tên khoa học của cây cỏ ngọt là Stevia rebaudiana. Đây một loài cây mọc và sinh sống theo bụi rậm. Cây cỏ ngọt có kích thước khá nhỏ, chỉ cao khoảng 1 mét, lá đối xứng với nhau, có răng cưa và hình dạng tựa như mũi mác. Điểm đặc biệt chính là cây ngọt có chứa lượng đường gấp 300 lần so với đường ăn thông thường.
Nguồn gốc cây cỏ ngọt
Cây cỏ ngọt thuộc họ Asteraceae và được phát hiện tại Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Nó được trồng phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, và Malaysia. Hiện tại, Trung Quốc rất chuộng sử dụng loại thảo dược này và đã trở thành thị trường tiêu thụ cây cỏ ngọt lớn nhất.
Dinh dưỡng trong cỏ ngọt
Như bao loại thảo dược khác, cây cỏ ngọt chứa hàm lượng dinh dưỡng giá trị cho bạn, có thể kể đến như sau: protein, chất béo, 52,8% từ carbohydrate, Stevioside và rebaudioside A, chất hòa tan trong nước, chất tạo ngọt tự nhiên glycoside,…
Mua cây cỏ ngọt ở đâu
Cây cỏ ngọt đang được bán rộng rãi trên các trang truyền thống, sàn thương mại điện tử hoặc các chợ truyền thống. Nếu không thể tìm ra cây cỏ ngọt tại địa phương nơi bạn sống, bạn có thể tham khảo các sản phẩm chế biến từ cây cỏ ngọt nữa nhé. Giá bán cây cỏ ngọt rơi vào khoảng 15.000 đến 20.000 Việt Nam đồng/cây.
Cây cỏ ngọt có tác dụng gì?
Nhiều người đã sử dụng và công nhận những tác dụng hiệu quả đến từ cỏ ngọt. Nó đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ đối với những người đang muốn ảm cân, có huyết áp cao, mắc bệnh tiểu đường, và người gặp các vấn đề về tim mạch, hãy tìm hiểu chi tiết hơn công dụng của nó trong việc trị các loại bệnh dưới đây.
>> Xem thêm: Các công dụng của sâm đương quy
Trị bệnh tiểu đường
Cỏ ngọt hoàn toàn không chứa calo nhưng vẫn có vị ngọt tự nhiên hơn nhiều so với đường ăn tinh luyện. Chính vì thế, đây là giải pháp cực kì lí tưởng đối với các bệnh nhân đang mắc bệnh đái tháo đường hoặc những người muốn cắt giảm lượng đường nhưng vẫn muốn nếm vị ngọt. Có thể bạn chưa biết, chiết xuất cỏ ngọt làm giảm 5,33% nồng độ HbA1C và lượng đường trong máu.
Giảm huyết áp
Cỏ ngọt có khả năng giúp giảm huyết áp thông qua đặc tính ổn định huyết áp và điều hòa nhịp tim. Glycoside trong cỏ ngọt có thể hỗ trợ thận lọc và đào thải nước tiểu, làm giảm huyết áp, hỗ trợ tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ tim mạch.
Giảm cholesterol
Các chị em phụ nữ là những đối tượng nên sử dụng cỏ ngọt vì các chuyên gia dinh dưỡng đã nhận định rằng khi tiêu thụ chiết xuất cỏ ngọt làm giảm đáng kể mức cholesterol mà lại còn hỗ trợ tăng cholesterol HDL – C rất tốt cho sức khỏe.
Hỗ trợ tăng đường cho bà bầu
Cây cỏ ngọt còn là loại thực vật bổ dưỡng mà các mẹ đang mang thai có thể sử dụng trong quá trình thai giáo nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất, đặc biệt là tăng lượng đường cho thai nhi. Cỏ ngọt đã được công nhận bởi FDA rằng có chứa Glycoside steviol, không ảnh hưởng đến việc sinh sản của phụ nữ, vậy nên các mẹ bầu có thể yên tâm sử dụng liều lượng hợp lí nhé!
Duy trì cân nặng
Cỏ ngọt được sử dụng thay thế đường trong các chế độ ăn kiêng vì nó không có calo nhưng ngọt hơn đường ăn gấp nhiều lần. Vì vậy, cỏ ngọt có thể cân bằng để giúp giảm lượng năng lượng, kiểm soát cân nặng mà vẫn giữ được độ ngọt của món ăn.
>> Tham khảo Hạt chia giảm cân
Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu chứng minh rằng kaempferol có trong cỏ ngọt hoạt động như một chất ức chế, giảm 23% nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư vú và ung thư tuyến tuỵ. Có thể thấy, loài cây này rất hữu dụng nên mọi người không cần quá lo lắng khi phải chật vật đi tìm phương thuốc đẩy lùi ung thư.
Các tác hại của cỏ ngọt
Như vậy, ta đã hiểu công dụng của cây cỏ ngọt như thế nào trong việc điều trị các loại bệnh. Tuy nhiên, bạn cũng không thể các tác dụng phụ khi sử dụng loại cây này, hãy lưu ý các tác hại của cỏ ngọt dưới đây nhé!
Hạ huyết áp
Liều lượng đường cao có tác dụng phụ hạ huyết áp nên các bệnh nhân mắc các bệnh lí về huyết áp hãy lưu ý khi sử dụng cỏ ngọt để trị bệnh
Dị ứng
Nếu bạn gặp phải vấn đề mẫn cảm cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ, thì bạn nên hạn chế sử dụng cỏ ngọt vì sẽ gây ra dị ứng đấy nhé!
Hạ đường huyết
Sử dụng cỏ có độ ngọt liều lượng cao sẽ dẫn đến tác dụng phụ hạ đường huyết. Vì thế, nếu bạn đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường thì hãy cẩn thận khi sử dụng.
Hạn chế kết hợp các loại thuốc khác
Dù lành tính nhưng cỏ ngọt không thể kết hợp cỏ tự do với các loại thuốc Tây hay các loại dược liệu khác khi chưa có sự chỉ định của chuyên gia hoặc những người có chuyên môn, tránh ảnh hưởng đến quá trình trị bệnh.
Dụng cụ sắc thuốc kim loại
Hãy cẩn thận với các dụng cụ bằng kim loại để sắc, đun thuốc vì chiết xuất từ cỏ ngọt có thể phản ứng với các chất sinh ra từ kim loại trong quá trình nấu thuốc nhé bạn!
Các sản phẩm an toàn từ cây cỏ ngọt
- Bột cây cỏ ngọt: Cỏ ngọt dạng bột có vị ngọt hơn đường tinh luyện. Trong đó, một lá cỏ ngọt xay có thể thay thế 1 thìa cà phê đường trắng nên bạn có thể cắt giảm việc sử dụng đường trắng bằng cách sử dụng cỏ ngọt nhé
- Nước ép từ cỏ ngọt: Đun sôi lá tươi cỏ ngọt. Nên uống mỗi lần 1 chén cỏ ngọt ấm để phát huy tác dụng điều trị bệnh huyết áp, tiểu đường,..
- Dịch cây cỏ ngọt chiết xuất: Dịch cây cỏ ngọt được chiết xuất và sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp thực phẩm
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin về cỏ ngọt và tác dụng cũng như tác hại của cây cỏ ngọt mang lại cho sức khỏe. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, hãy chia sẻ rộng rãi thông tin này đến người thân và bạn bè của mình nhé!
Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International
Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 090 626 9190
Website: https://befresh.vn/
Gmail: info@thucphamviet.vn
Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ Việt