Chùm ngây là một trong những loài cây hữu ích nhất thế giới, bên trong chứa đựng một hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú. Cây chùm ngây tham gia hình thành nên sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời bảo vệ được tim mạch, gan, thận và những cơ quan. Cùng Việt Fresh điểm danh những lợi ích mà con người nhận được từ rau chùm ngây qua bài viết dưới đây.
Thông tin về cây chùm ngây
Cây rau chùm ngây là gì?
Chùm ngây có tên khoa học là Moringa Oleifera, người xưa hay đặt cho nó nhiều cái tên khác nhau như cây cải ngựa, cây dùi trống, ba đậu dại, … Dù có nhiều tại Việt Nam nhưng nguồn gốc xuất xứ của nó lại bắt nguồn từ Ấn Độ.
Thân cây nhỏ nhưng vỏ lại khá dày, khi còn non có lông bao quanh. Lá kép hình trứng mọc so le với nhau. Hoa chùm ngây có màu trắng uống cong, quả thon dài mọc hướng xuống đất. Cây trông khá bắt mắt mời vỏ màu xám trắng, một khi có tác động là rách vỏ nó sẽ tiết ra một chất và nó chuyển sang màu trắng khi để lâu trong môi trường.
Thành phần hóa học
Khi nói về thành phần của cây chùm ngây thì khá đặc biệt. Bởi mỗi bộ phận lại có những chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy khi được lấy làm thuốc chữa bệnh người ta sẽ dựa vào tình trạng của cơ thể thể sử dụng bộ phận thích hợp.
- Vỏ cây: galactose, arabinose, acid glucuronic, -sitosterol và benzylamin
- Rễ: Chỉ gồm các thành phần thuộc nhóm hoạt chất glucosinolate
- Lá: Có flavonoid, phenolic, moringinin và moringa
- Hoa: Polysaccharide
- Hạt: Glucosinolate và peptid
- Thân: pterygospermin
Đồng thời bên trong những bộ phận này đều có một đặc điểm chung mà các nhà thuốc cần đến là có nguyên tố vi lượng và khoáng chất quý giá. Vì vậy nhiều người dùng hoa, lá chùm ngây để chế biến món ăn bổ sung năng lượng. Cứ 1kg cây chùm ngây sẽ sung dinh dưỡng cho tận 4 người.
Theo như nghiên cứu. Lá được xem là bộ phận quan trọng nhất vì có giá trị dinh dưỡng vượt trội. Với hàm lượng vitamin A và canxi cao gấp 4 lần các thực phẩm khác như sữa, trái cây,…
So sánh bồ ngót và cây chùm ngây
Vì một số đặc điểm tương đồng nên mọi người vẫn hay nhầm lẫn giữa cây chùm ngây và bồ ngót. Về tác dụng thì cả 2 đều có tính mát và khả năng giả nhiệt khá tốt. Tuy nhiên so về dược tính thì chùm ngây có phần nổi trội hơn.
Nếu quan sát kĩ chúng ta sẽ thấy lá chùm ngây không xanh thâm như bồ ngót, nó sẽ có màu xanh sáng và kiểu lá tròn hơn. Mùi thơm mà lá chùm ngây mang lại khi nấu canh cũng thơm hơn. Ngoài ra quả bồ ngót khá tròn không giống với dạng quả hình nang treo của chùm ngây.
Tác dụng tuyệt vời của chùm ngây
Trước khi được biết đến rộng rãi như ngày nay thì trong đông y, các nhà nghiên cứu đã thấy cây chùm ngây có nhiều tính vị khác nhau. Cụ thể rễ giúp lưu thông máu, vỏ cây ổn định hệ thần kinh, quả giảm đau nhức xương khớp và hoa giúp tăng cường sinh lý. Và trong tây y, chùm ngây có những tác dụng cụ thể sau đây:
- Bổ sung dưỡng chất cho bệnh nhân bị HIV
- Chất chống oxy hóa ngăn không cho gốc tự do hình thành và gây ra ung thư
- Tăng cường chức năng của gan, giúp gan không bị nhiễm mỡ trong máu
- Hoạt chất niazimicin và isothiocyanate điều hoà sự ổn định của huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng cường hệ miễn dịch bằng hàm lượng vitamin và khoáng chất
- Lợi tiểu, bảo vệ thận tránh khỏi nhiều tổn thương
- Có tác dụng lớn đối với những bệnh lý xảy ra ở đường ruột như táo bón, kiết lỵ
- Cây chùm ngây rất bổ máu nên ngăn chặn được nguy cơ thiếu máu
- Hỗ trợ quá trình giảm cân
Một số bài thuốc dân gian được điều chế từ chùm ngây:
- Thuốc ngừa thai: Băm nhỉ rễ cây chùm ngây rồi nấu nước uống
- Thuốc chống suy nhược cơ thể: Giã nát lá chùm ngây rồi vắt lấy nước cốt. Hoà thêm một muỗng mật ong vào và sử dụng
- Thuốc bổ sung máu: Nấu nước rễ chùm ngây khô
- Thuốc chữa u xơ: Đun lấy nước lá chùm ngây và cây trinh nữ hoàng cung
- Thuốc chống đau bụng: Giã nát trái chùm ngây rồi khuấy đều vớ một ít nước
>> Tìm hiểu các tác dụng của cây chùm ngây
Sử dụng cây chùm ngây sao cho đúng cách?
Không phải đối tượng nào cũng dùng được chùm ngây. Chúng ta nên chú ý hơn về cách dùng và liều lượng sử dụng từ trước đến nay. Nếu muốn chế biến theo cách khác và tăng nồng độ thì nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ.
Liều dùng
Tuỳ vào từng cơ địa khác nhau thì liều dùng của chùm ngây có thể khác nhau. Liều lượng được xem xét dựa trên độ tuổi, các vấn đề xảy ra với sức khỏe. Tốt nhất là duy trì 6g mỗi ngày trong vòng 3 tuần đối với cây tự nhiên. Còn ở dạng bào chế thì nhớ đọc trước hướng dẫn sử dụng.
Các kiểu chế biến chùm ngây tại nhà
- Ép lấy nước cốt lá chùm ngây làm sinh tố uống giải nhiệt
- Ăn sống lá cây hoặc nấu canh
- Phơi thân và rễ thật khô sau đó nghiền nát. Dùng làm gia vị nêm nếm bỏ vào cháo, canh, xào hoặc làm nước uống
- Phơi khô hoa chùm ngây để làm trà
- Nấu quả chùm ngây với thịt hoặc xương
Đối tượng không nên sử dụng
Phụ nữ đang mang thai: alpha-sitosterol và progesterone là co thắt tử cung và tăng nguy cơ sảy thai
Trẻ nhỏ: Dẫn đến tình trạng thiếu chất, khó hấp thu những nguồn dinh dưỡng khác. Ảnh hưởng đến sự phát triển của trí lực và nguy cơ tiềm ẩn nhiều bệnh tật.
Ngoài xác định những đối tượng không được sử dụng thì bạn cũng nên tìm hiểu những điều cấm kỵ khi dùng cây chùm ngây. Điều đáng nói là các thành phần của cây sẽ tương tác và làm mất tác dụng của thuốc điều trị suy tuyến giáp, trị đái tháo đường và thuốc chữa bệnh cao huyết áp.
Một số điều cần chú ý để dùng rau chùm ngây được an toàn
- Không nên lạm dụng quá nhiều, chỉ nên dùng 2 -3 lần/tuần
- Tránh ăn lá chùm ngây vào buổi tối
- Không được nấu quá chín sẽ là mất chất dinh dưỡng
- Tránh ăn trực tiếp phân thân, rễ và hạt
Cây chùm ngây thật sự mang đến nhiều lợi ích cho người dùng. Đây cũng là lý do mà hầu hết các quốc gia hiện nay đều đang sử dụng loại cây này. Đặc biệt là trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm và thẩm mỹ. Một số loại nước chùm ngây trong lĩnh vực nước uống giải khát cũng được mọi người đón nhận nhiệt tình.