Cam thảo đem đến những lợi ích gì cho con người?

Có thể nói cam thảo là vị thuốc đông y quen thuộc nhất trong ngành y học cổ truyền. Nó không chỉ được lấy làm thuốc chữa bệnh mà còn tham gia vào việc tạo nên những gia vị, thức uống đầy bổ dưỡng. Vậy cam thảo có tác dụng gì? Uống mỗi ngày có tốt không? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây mà bạn không nên bỏ qua. 

Đặc điểm của cây cam thảo đất 

Đặc điểm cam thảo đất 
Cây cam thảo đất 

Cam thảo là gì?

Cam thảo hay còn gọi là lộ thảo, thuộc loài cây sống lâu năm được bao bọc bởi các lông tơ nhỏ trên thân cây. Khi vào mùa hè và mùa thu, cây lại bắt đầu ra hoa, những bông hoa màu tím nhạt hình dạng như cánh bướm. Trong khi đó quả cam thảo lại cong như lưỡi liềm, có màu nâu đen và nhiều lông. 

Về nguồn gốc thì cây cam thảo đất bắt nguồn từ các nước Tây Á và Nam Âu. Cho đến hiện tại thì Trung Quốc là nơi có số lượng cam thảo nhiều nhất thế giới. Chúng chủ yếu được trồng với mục đích làm thuốc chữa bệnh trong cả tây y và đông y. 

Bộ phận sử dụng và cách chế biến

Cam thảo là một vị thuốc được dùng trong cả Đông y và Tây y. Tất cả các bộ phận của cây từ thân tới rễ đều được mang đi làm thuốc. Đặc tính của nó là có vị ngọt nhẹ, mùi khá thơm, uống vào làm mát và khả năng thanh lọc, giải nhiệt tốt. Vì vậy được dùng như một loại trà để uống hàng ngày. Ngoài ra còn tham gia trong cả lĩnh vực ăn uống. 

Để thu hoạch cam thảo thì người ta sẽ bắt đầu hái từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm. Sau khi rửa sạch thì mang cam thảo cắt thành lát mỏng và phơi khô. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát để bảo quản được lâu hơn. 

Cách dạng bào chế của cam thảo

Cách dạng cam thảo
Dạng bào chế của lộ thảo
  • Phấn lộ thảo: Cạo hết lớp vỏ ngoài, ủ sơ với rượu sau đó đem phơi khô
  • Chích lộ thảo: Cho ngâm với mật ong rồi phơi khô
  • Sinh thảo: Cắt mỏng và sấy khô phần rễ cây 
  • Bột cam thảo: Cạo sạch vỏ ngoài, sấy đến khi khô hẳn thì tán thành bột mịn

Lộ thảo có những loại nào? 

Dù không nhiều nhưng Việt Nam cũng là một trong những vùng có trồng cây cam thảo. Hiện tại thì loài cây này có 3 loại được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh. 

  • Lộ thảo nam: Môi trường sống chủ yếu là ở miền núi phía Bắc, cao gần 1m với bộ rễ có kích thước lớn. Rễ cây mọc thành từng chùm, khi già sẽ hóa thành gỗ. Lá mọc đơn lẻ với những bông hoa màu trắng và quả nhỏ hình cầu. 
  • Lộ thảo bắc: Chỉ mọc ngầm ở dưới mặt đất, thân thảo khá yếu. Nó có lá kép, bắt đầu ra hoa va mùa hè, có vị khá ngọt và thường được dùng để trị bệnh dạ dày và huyết áp. 
  • Cam thảo dây: Thuộc thân leo, lá giống lông chim có màu hồng đẹp mắt. Quả khá nhỏ có hạt màu cam. Loại này có nhiều tại các vùng đồng bằng miền Nam. 

Tác dụng làm thuốc chữa bệnh của cây cam thảo

Cam thảo làm thuốc
Lộ thảo làm thuốc chữa bệnh

Đứng đầu trong danh sách các vị thuốc đông y thông dụng nhất nên lợi ích của lộ thảo mang lại cũng vô cùng đặc biệt. Tuy nhiên không đồng nghĩa với việc dùng càng nhiều càng tốt. Tất cả các dược liệu đều có những ưu nhược điểm riêng của nó nên chúng ta cần phải chú ý khi sử dụng. 

Cam thảo có công dụng gì? 

  • Có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn giúp da tránh khỏi tình trạng nổi mụn hoặc gặp các tổn thương về da
  • Cải thiện sức khỏe của hệ tiêu hoá, đường tiết niệu, dạ dày. Đặc biệt là chứng đau dạ dày, ợ chua, đầy hơi
  • Có nhiều chất chống oxy hóa ức chế các tế bào gây ung thư
  • Rất tốt cho hệ hô hấp, đặc biệt là trong việc điều trị bệnh hen suyễn

>> Tìm hiểu thêm các tác dụng khác của cam thảo

Các bài thuốc dùng lộ thảo

  • Thuốc trị Addison: Kết hợp phương pháp điều trị bằng cách uống cam thảo mỗi ngày và điều trị bằng corticoid
  • Thuốc chữa tá tràng: Uống cao cam thảo dạng lỏng trong vòng 4 tuần liên tục
  • Thuốc trị lao phổi: Dùng kết hợp nước uống cam thảo sống và thuốc chống lao
  • Thuốc ổn định nhịp tim: Sắc thuốc lộ thảo sống và chích cam thảo
  • Thuốc trị run chân: Phương thuốc chữa bệnh như thuốc tá tràng nhưng chỉ dùng trong vòng 1 tuần 
  • Thuốc trị xuất huyết: Uống nước lá lộ thảo 
  • Thuốc điều trị ngộ độc: Uống sinh cam thảo 
  • Thuốc trị viêm tuyến vú: Đun lấy nước cam thảo và xích thược 
  • Thuốc trị viêm họng: Dùng lộ thảo hãm thành trà và dùng liên tục đến khi khỏi bệnh
  • Thuốc chữa viêm tắc tĩnh mạch: Uống nước lộ thảo trước bữa ăn

Dùng cam thảo hàng ngày có tốt không? 

 cam thảo
Thuốc cam thảo

Với cây thuốc quý như cam thảo vẫn không thể tránh khỏi tình trạng gây dị ứng khi dùng quá nhiều. Ở người bình thường khi dùng cam thảo để bồi bổ thì nó sẽ gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, tụt huyết áp, tổn thương não bộ,…Còn phụ nữ đang mang thai lại làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Khiến thai nhi có nguy cơ sinh non vf không hấp thu được đầy đủ dưỡng chất. 

Do đó, những đối tượng sau đây cần chú ý, không dùng liên tục hoặc uống quá nhiều khi chưa có sự cho phép của bác sĩ:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú
  • Nam giới trong độ tuổi sinh sản
  • Đối tượng bị các bệnh liên quan đến gan và thận
  • Người lớn tuổi hay bị táo bón trong thời gian dài
  • Anh chị bị tổn thương hệ hô hấp như ho lao, viêm phế quản
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc lợi tiểu, thuốc tránh thai,…

Chúng ta có thể dùng cam thảo như nguyên liệu bổ trợ cho việc hồi phục sức khoẻ và chữa bệnh. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra nhiều vấn đề không cần thiết đến người dùng. Muốn có được một cơ thể khỏe mạnh thì cách tốt nhất là theo dõi thường xuyên. Không quên kết hợp giữa chế độ ăn uống và luyện tập điều đặn để nâng cao thể lực. 

Cửa hàng thức uống vì sức khoẻ
Việt Fresh

Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International

Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh

Hotline: 090 626 9190

Website: https://befresh.vn/

Gmail: info@thucphamviet.vn 

Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khỏe Việt

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart