Cà phê từ lâu đã được xem là thức uống quen thuộc đối với mọi lứa tuổi. Thức uống này được làm từ hạt cà phê, được sử dụng để làm giảm mệt mỏi về tinh thần và thể chất giúp gia tăng sự tỉnh táo. Cà phê cũng được sử dụng để ngăn ngừa một số bệnh về não và nhiều bệnh khác. Cà phê có thực sự tốt? Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu uống cà phê có tốt không bằng những thông tin dưới đây nhé!
Giá trị dinh dưỡng của cà phê
Cà phê được xem là nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa cho cơ thể, những chất này tương tự với trái cây và rau xanh. Trong cà phê chứa một số thành phần lipid, protid, khoáng chất đặc biệt là lượng lớn kali và magnesium.
Bên cạnh đó, trong cà phê còn chứa cafein gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và hệ tim mạch vậy nên nếu uống nhiều cà phê có thể gây ra các hiện tượng như tim đập nhanh, nhức đầu, run tay, bồn chồn lo lắng. Cà phê làm tăng lượng insulin trong máu nên nhiều đối tượng mắc các bệnh về tụy và gan thì không nên sử dụng nhiều cà phê.
Tham khảo: 6 công thức nước ép táo thơm ngon, giàu dinh dưỡng tại nhà
Uống cà phê có tốt không
Cà phê giúp giảm mệt mỏi và tăng năng lượng
Cà phê cafein – chất có khả năng kích thích hệ thần kinh có tác dụng giảm những cảm giác mệt mỏi giúp tăng cường năng lượng và cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả. Cafein có khả năng ngăn chặn sự xuất hiện của adenosine – một chất gây ức chế dẫn truyền thần kinh.
Khi adenosine bị ngăn chặn làm tăng nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh là norepinephrine và dopamine khiến các tế bào thần kinh tăng cường khả năng dẫn truyền xung thần kinh đi khắp cơ thể.
Uống cà phê có tác dụng gì hỗ trợ giảm nguy cơ mắc alzheimer, parkinson và chứng sa sút trí tuệ
Ngày nay bệnh về trí não ngày một tăng cao điển hình có thể kể đến là alzheimer và parkinson, hầu hết bệnh này phổ biến ở những người lớn tuổi trên khắp thế giới. Alzheimer là căn bệnh mà hiện tại chưa có phác đồ điều trị. Tuy nhiên cũng vẫn có những cách giúp phòng ngừa chúng trước khi xảy ra như thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, và cà phê là một trong những thực phẩm có khả năng phòng ngừa alzheimer.
Parkinson được biết là bệnh thoái hóa thần kinh chúng phổ biến sau alzheimer. Căn bệnh này khiến cho các tế bào thần kinh bị chết, làm giảm khả năng dẫn truyền xung thần kinh do lượng dopamine trong não giảm. Tương tự alzheimer, parkinson cũng chưa có hướng điều trị đặc hiệu.
Tham khảo: 8 Lợi ích và tác hại của gừng ngâm mật ong bạn nên biết
Cà phê có tốt không phòng và trị bệnh trầm cảm
Trong cà phê có chứa các polyphenol được chia làm 2 dạng, không có cafein và có cafein hoạt động như chất chống oxy hóa có khả năng giảm stress và viêm tế bào. Chúng có lợi cho thần kinh một số người và cơ chế hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm.
Hàm lượng cafein có trong cà phê có thể gây ảnh hưởng đến các trạng thái tinh thần như gia tăng sự tỉnh táo và chú ý, giảm thiểu lo lắng và giúp cải thiện tâm trạng tốt. Tuy nhiên, những người có hệ thần kinh nhạy cảm thì nên lưu ý khi uống cà phê bởi chúng có thể gây nên các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, lo lắng những triệu chứng này thường sẽ kéo dài trong 1 khoảng thời gian ngắn tùy vào hệ thần kinh của mỗi người.
Uống cà phê có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Một trong những tác dụng tiêu biểu của cà phê là giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư, từ khi tế bào ung thư xuất hiện đến lúc chết. Chúng có thể kích thích sản xuất acid mật và tăng tốc độ tiêu hóa khi đi qua ruột kết, do đó có thể làm giảm chất gây ung thư.
Hàm lượng polyphenol trong cà phê được chứng minh là có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, cà phê còn có khả năng làm giảm estrogen, một loại hormone có ảnh hưởng đến các tế bào ung thư
Cà phê hỗ trợ đốt cháy chất béo
Trong các sản phẩm giảm cân đều có sự xuất hiện của cafein- đây cũng là hoạt chất giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa. Cafein được xếp vào một trong những chất tự nhiên có khả năng đốt cháy chất béo hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng làm tăng hiệu suất trao đổi chất và tăng hiệu quả của quá trình đốt cháy chất béo.
Cà phê có tốt không? Ngăn ngừa quá trình oxy hóa
Cà phê chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa vượt trội hơn so với trà xanh và cacao. Theo các nghiên cứu có đến 1000 hoạt chất chống oxy hóa trong 1 hạt cà phê. Những hoạt chất này có chức năng là hỗ trợ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa có vai trò quan trọng trong việc vô hiệu hóa các gốc tự do giúp ngăn ngừa và làm giảm căng thẳng.
Khi sử dụng cà phê cần lưu ý những gì
Không thể phủ nhận những lợi ích mà cà phê mang tới cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi sử dụng bất kì một sản phẩm hay thực phẩm gì thì cũng nên chú ý đến những mặt trái của chúng để hạn chế được những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin cần lưu ý khi sử dụng cà phê.
Lựa chọn cà phê đảm bảo chất lượng, rõ ràng về nguồn gốc
Chất lượng cà phê ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị dinh dưỡng của chúng, chất lượng ó thể thay đổi nhiều phụ thuộc vào phương pháp chế biến và trồng trọt. Nhiều người vì lợi nhuận mà có xu hướng sử dụng những loại thuốc hóa học và hóa chất để bón và phun lên cà phê. Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng và giá tị dinh dưỡng của cà phê mà còn gây hại cho sức khỏe con người. Vậy nên việc lựa chọn một thương hiệu uy tín là điều cần thiết.
Uống cà phê nhiều có tốt không
Tùy vào đối tượng mà có những lượng sử dụng khác nhau ví dụ như đối với người lớn có thể trạng khỏe mạnh thì có thể tiêu thụ 400mg cafein mỗi ngày, đây được xem là mức độ an toàn. Đối với phụ nữ và trẻ vị thành niên, nhất là phụ nữ đang trong thai kì thì nên hạn chế việc tiêu thụ cà phê, chỉ nên tiêu thụ dưới 200mg mỗi ngày.
Thời điểm nên và không nên uống cà phê
Tuyệt đối không được uống cà phê khi bụng đói, hàm lượng cafein trong cà phê có thể kích thích việc acid dịch vị tiết ra, làm tăng nồng độ acid. Đồng thời, sử dụng cà phê khi đói có thể làm tăng nhịp tim, dẫn đến tình trạng tức ngực, tiêu hao năng lượng quá mức và dễ gây hạ đường huyết.
Không uống cà phê cùng với nhiều đường
Đường và kem nhân tạo có khả năng làm giảm đi các lợi ích vốn có của cà phê. Việc sử dụng đường và kem nhân tạo có thể khiến cho quá trình tích lũy mỡ thừa tăng. Thay vì sử dụng đường và kem nhân tạo có thể thay thế bằng sữa bò chứa canxi vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm nguy cơ loãng xương giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả.
Không sử dụng đồ có cồn sau khi uống cà phê
Sau khi uống rượu bạn không được sử dụng đồ có cồn bởi các hoạt chất enzym đặc biệt kiểm soát lượng AMP vòng sẽ bị khóa lại. Cafein làm gia tăng cảm giác hưng phấn và giảm tác dụng an thần. Việc sử dụng rượu và cà phê hỗn hợp còn khiến giấc ngủ bạn bị ảnh hưởng như một số tường hợp làm hại thần kinh như tỉnh dậy lúc nửa đêm, làm cho cơ thể mệt mỏi, kiệt sức.
Một số đối tượng không nên uống cà phê
Đối với một số người khi sử dụng cà phê có thể gây ra những tác dụng phụ tiêu cực điển hình như:
- Người bị rối loạn giấc ngủ
- Người hay lo lắng
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản
- Những đối tượng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch
- Phụ nữ trong thai kì và đang cho con bú
- Trẻ em dưới 10 tuổi