Bệnh béo phì đang gia tăng ở mức báo động. Đây là nguy cơ tiềm ẩn làm giảm tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của con người trong tương lai, kéo theo nhiều hệ lụy về các bệnh tật khác như: Cao huyết áp, suy tim, tiểu đường, ung thư… Để đẩy lùi các nguy cơ mắc bệnh béo phì, bạn cũng nên được cập nhật một số thông tin về nguyên nhân và tác hại của nó. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm thông tin về căn bệnh này nhé!
Thế nào là bệnh béo phì?
Thừa cân hay còn gọi là bệnh béo phì là sự tích tụ mỡ trong cơ thể một cách bất thường hoặc quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo khảo sát của Tổ chức Y Tế Thế Giới – WHO, có hơn 1,9 tỷ người trên 18 tuổi bị thừa cân vào năm 2016 và hơn 650 triệu người trong số họ bị béo phì. Điều này tương đương với 39% dân số thế giới bị thừa cân và 13% bị béo phì. Trẻ em cũng không phải là đối tượng ngoại lệ của căn bệnh này. Có thể bạn chưa biết? Béo phì cũng đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến ở trẻ em. Năm 2016, hơn 340 triệu trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 5 đến 19 mắc phải bệnh béo phì.
Chúng ta có thể phân loại bệnh béo phì theo 2 yếu tố: độ tuổi và mật độ phân bố mỡ như sau:
Phân loại theo tuổi:
- Béo phì ở giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành.
- Béo phì thanh thiếu niên.
Phân loại theo sự phân bố mỡ:
- Béo phì thường gặp ở nam: Mỡ chủ yếu tập trung ở cổ, gáy, mặt, vai, cánh tay, ngực và vùng bụng phía trên rốn.
- Béo phì thường gặp ở nữ: Mỡ chủ yếu tập trung ở đùi, mông và chân.
- Béo phì tích hợp: Mỡ được phân phối tương đối đồng đều.
Cách đơn giản và khoa học nhất để bạn biết được thể trạng của mình như thế nào? Có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường không đó chinh là tham khảo và tính chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index – BMI) dựa trên cân nặng và chiều cao của mình. Ngoài ra, trong thực tế bạn có thể theo dõi các dấu hiệu ở các thông tin sau đây để tìm hiệu nguyên nhân béo phì là gì nhé.
>>> Tham khảo: Nhịn ăn gián đoạn có giảm cân không?
Tìm hiểu nguyên nhân béo phì
Bệnh béo phì là một căn bệnh không hề xa lạ với chúng ta. Trong trường hợp ngược lại, thực tế là đã có rất nhiều người đang ở thể trạng bình thường nhưng vì một lí do nào đó lại không may mắc phải căn bệnh này. Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc phải bệnh béo phì, nên bạn tuyệt đối không nên chủ quan mà hãy tiếp tục đọc các thông tin về nguyên nhân béo phì dưới đây để phòng tránh bạn nhé!
Ăn nhiều gây bệnh béo phì
Tiêu thụ nhiều calo hơn lượng cơ thể bạn tiêu thụ hàng ngày trong một thời gian dài có thể dẫn đến béo phì. Ăn quá nhiều liên quan đến béo phì có thể xảy ra do:
- Thức ăn nhanh, không lành mạnh
- Thực phẩm giàu chất béo bão hòa
- Thực phẩm giàu carbohydrat (đặc biệt là đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bia rượu…)
- Thói quen ăn uống của gia đình
- Ăn nhiều do bệnh lý tâm thần (rối loạn lo âu, hội chứng cuồng ăn,…)
>>> Đọc thêm: Bệnh tiểu đường
Lười vận động, giải phóng cơ thể
Lối sống ít vận động, giảm tiêu hao năng lượng dẫn đến lượng calo dư thừa tích tụ theo thời gian. Sự kết hợp giữa thiếu vận động và ăn quá nhiều là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì. Những người dễ bị béo phì do lười vận động là:
- Có lối sống tĩnh tại, quan liêu
- Nghề nghiệp ngồi nhiều như nhân viên văn phòng
- Hạn chế vận động do tuổi tác, bệnh lý
Bệnh béo phì di truyền
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng bệnh béo phì có gen di truyền (di truyền đa gen). Nếu cả bố và mẹ đều béo phì thì con có 80% khả năng bị béo phì. Chỉ có khoảng 7% bệnh nhân béo phì và có cha mẹ bình thường.
Ngoài ra, thiếu vận động đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát sinh bệnh béo phì, sự phát triển của khoa học, tiến bộ của công nghệ thông tin, phương tiện giao thông phát triển khiến con người ít vận động. Trẻ tăng cân nhanh một phần là do vai trò của các phương tiện nghe nhìn như TV, trò chơi điện tử và thậm chí là trong môi trường học đường ít chú ý đến việc tập thể dục.
Do thần kinh nội tiết
- Đa nang buồng trứng: Đa nang buồng trứng gây rối loạn kinh nguyệt, tăng huyết áp, tăng androgen, kháng insulin và béo phì gặp 50% bệnh nhân
- Suy giáp: Suy giáp làm gián đoạn quá trình chuyển hóa nước và điện giải, giảm khả năng giữ natri và nước, đồng thời gây tăng cân rất khác với tăng mỡ
- Bệnh lý tuyến giáp gây béo phì: U tuỵ nội tiết (insulinoma), hội chứng phì sinh dục (Babinski – Froehlich).
- Bệnh nhân bị rối loạn nội tiết và chuyển hóa như: U vỏ thượng thận, mãn kinh, rối loạn chuyển hóa glucose, rối loạn mỡ máu,… kích thích hình thành các mô mỡ. Sự hình thành các mô mỡ trong cơ thể dẫn đến nhu cầu đường tăng, từ đó kéo theo nhu cầu insulin tăng, hai chất này tăng sẽ kích thích hình thành các mô mỡ, dẫn đến các bệnh lý khó kiểm soát.
Bệnh béo phì do gen
Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết răng một trong những nguyên nhân gây nên bệnh béo phì thuộc về yếu tố gen trong cơ thể. Do vậy, không phải chỉ cứ ăn nhiều và lười vận động mà mắc bệnh béo phì bạn nhé!
Đột biến gen có thể khiến bạn gặp triệu chứng bệnh béo phì:
- Gen tổng hợp POMC
- Gen gây ra Prohormone convertase – 1 (PC – 1)
- Đột biến gen Leptin
- Đột biến Receptor của Leptin
- Me – 4 Receptor
- Gen PPAR – 2 (Peroxisome Proliferator Activator – receptor 2)
Tác hại của béo phì là gì?
Béo phì có thể nguy hiểm đến tính mạng và đe dọa đến tính mạng nếu không xác định được nguyên nhân và điều trị. Hãy lướt qua khái quát một vài thông tin nhỏ sau để biết tác hại của béo hì đối với sức khoẻ của bạn nghiêm trọng như thế nào:
- Béo phì là hội chứng chuyển hóa có thể dẫn đến nhiều hội chứng chuyển hóa khác: tiền đái tháo đường, đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu, rối loạn chuyển hóa acid uric, có thể gây cơn gout cấp.
- Béo phì là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ (xuất huyết não/thiếu máu cục bộ)
- Béo phì có thể dẫn đến các bệnh về hệ tiêu hóa: Gan nhiễm mỡ, tiến triển thành viêm gan nhiễm mỡ, xơ gan, sỏi mật, viêm tụy cấp, trào ngược dạ dày thực quản.
- Béo phì gây biến chứng trầm trọng ở phổi: suy chức năng hô hấp, ngưng thở khi ngủ.
- Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh xương khớp: Thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, trượt cột sống.
- Giảm khả năng sinh dục
- Rối loạn kinh nguyệt
- Chứng rậm lông
- Tăng nguy cơ ung thư như tử cung, vú, buồng trứng, tuyến tiền liệt, gan, tuỵ, mật, thận và đại tràng
- Sừng hóa gan bàn tay, bàn chân
- Rạn da
- Biến chứng trong khi mang thai: nhiễm độc thai nghén, khó sinh.
Bạn biết không? Trẻ em có nguy cơ béo phì, tử vong sớm và tàn tật khi trưởng thành. Ngoài ra, trẻ béo phì có thể bị khó thở, tăng nguy cơ gãy xương, huyết áp cao, bệnh tim mạch sớm, kháng insulin và ảnh hưởng tâm lý.
>>> Xem thêm: Tác hại của lá ổi
Phương pháp hội chẩn bệnh béo phì
Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) là một phương pháp được quốc tế công nhận để chẩn đoán bệnh béo phì. Ngoài ra, béo phì có thể được chẩn đoán bằng cách sử dụng công thức Lorenz như sau
- Công thức: (Trọng lượng thực / trọng lượng lý tưởng) x 100%
- Đo lường dựa trên tiêu chuẩn: Kết quả > 120-130% là tăng cân, > 130% là béo phì
Một số xét nghiệm khác được sử dụng để chẩn đoán béo phì là:
- Đo độ dày lớp mỡ dưới da
- Đo các chỉ số cánh tay và đùi
- Đo chu vi vòng eo của bạn
- Cận lâm sàng: Siêu âm, chụp CT
Một phương án khác chính là các bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm bổ sung để chẩn đoán các nguy cơ sức khỏe liên quan đến béo phì, ví dụ như:
- Tầm soát rối loạn lipid máu: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerid.
- Sàng lọc bệnh tiểu đường
- Kiểm tra chức năng gan
- Khám tuyến giáp
- Đánh giá sức khỏe tim mạch thông qua điện tâm đồ
Chắc hẳn với những thông tin hữu ích trên đủ để bạn tìm ra câu trả lời cho bệnh béo phì đúng không nào. Hy vọng nhờ những thông tin này, bạn sẽ biết cách cân bằng lượng cân nặng có trong cơ thể giúp khoẻ mạnh hơn mà không bị mất sức. Với mục tiêu cung cấp cho khách hàng những thức uống vì uống sức khoẻ, Việt Fresh chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng và giúp bạn đẹp tự nhiên khỏe theo thời gian. Hãy tiếp tục theo dõi các bài viết hữu ích đến từ chúng tôi!
Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International
Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 090 626 9190
Website: https://befresh.vn/
Gmail: info@thucphamviet.vn
Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khoẻ Việt