Theo như nghiên cứu của Y Học Cổ Truyền, cây tầm bóp có khả năng thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả. Đặc biệt là giúp điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp và tiểu đường. Liệu rằng đối với một loại cây mọc dại tại các vùng quê của Việt Nam thì nó có tốt đến thế không. Cùng Việt Fresh tìm hiểu thêm về tác dụng và những cách dùng tầm bóp hữu hiệu dưới đây nhé!
Giới thiệu về cây tầm bóp
Việt Nam là một quốc gia có nhiều cây thuốc tự nhiên không hề kém cạnh các nước lớn khác. Có thể nói để có được nền y học cổ truyền lớn mạnh như ngày hôm nay cũng nhờ một phần vào Trung Quốc. Một số loại thảo dược bắt nguồn từ đất nước này, Việt Nam đã ứng dụng, không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu để cho ra nhiều phương thuốc chữa bệnh hiệu quả.
Cây tầm bóp là gì?
Tầm bóp hay còn gọi là cây bôm bốp, thù lù cạnh, lồng đèn. Chúng thuộc họ cà, có thân thảo, có nguồn gốc xuất xứ từ các nước nhiệt đới như châu Mỹ. Dù rất tốt nhưng không được con người nuôi trồng, chủ yếu là mọc dại tại các bờ ruộng hoặc vườn nhà.
Khi được du nhập vào Việt Nam, loài cây này phát triển rất nhanh ở khắp nơi và được sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày. Nó có vị chua chua ngọt ngọt giúp mát gan, giải toả tâm trạng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đặc điểm nhận dạng
- Thân thảo cao trung bình khoảng 90 cm, có nhiều cành và rủ xuống mặt đất
- Lá tầm bóp màu xanh mọc kiểu so le nối liền với thân và có thể phân thành nhiều thùy
- Hoa 5 cánh màu trắng mọc đơn độc được bao phủ lớp lông tơ mịn ở bên ngoài
- Quả cây tầm bóp thuộc loại quả mọng, hình tròn bóng nhẵn. Khi sống có màu xanh và chuyển dần sang màu vàng khi chín. Bên trong quả khi chẻ ra ta sẽ thấy có nhiều hạt ở bên trong
Thành phần dinh dưỡng và bộ phận sử dụng
Dù là loài cây mọc hoang nhưng tất cả bộ phận của cây đều có giá trị cao từ thân, rễ, lá đế hoa và quả. Cây tầm bóp có sức sống mãnh liệt, cho quả quanh năm. Mọi người có thể thu hoạch và đem đi phơi khô để sử dụng từ từ. Tuy nhiên bạn nên nhớ rằng tầm bóp không ưa ẩm, dễ bị mốc và nhiễm khuẩn khi để ở nơi ẩm ướt.
Khi nói về giá trị dinh dưỡng thì không ít người phải kinh ngạc vì nó có nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Có thể kể đến là alkaloid, carbohydrate, protein, chất xơ, chất béo, canxi, magie, photpho, sắt, kẽm, vitamin A và vitamin C
Cây tầm bóp có mấy loại?
Khác với những loại cây dược liệu khác, cây tầm bóp chỉ có 1 loại duy nhất. Tuy nhiên họ cây này lại có rất nhiều nên có khá nhiều cây có vẻ ngoài khá giống tầm bóp. Đặc biệt là có 2 loại cây hay bị mọi người nhầm lẫn là cây lu lu đực và cây xoan leo.
So sánh cây xoan leo và tầm bóp
Nói về tác dụng thì cả 2 đều là những loại cây tốt cho sức khỏe. Cây xoa mọc ở dạng thân thảo, có nhiều nhánh mảnh, mỗi cây có 2 loại lá là lá nhẵn và lá lông. Hoa màu trắng và có những đặc điểm khá giống như hoa tầm bóp, vì điều này mà mọi người hay bị nhầm lẫn.
Nhận biết cây tầm bóp và cây lu lu đực
Cây lu lu đực là loại hay bị nhầm lẫn nhiều nhất. Tuy nhiên đây là một cây có chất độc, nếu không may uống phải sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Vì vậy ta nên cố gắng để ý, hoa lu lu đực thì mọc thành chùm, quả chín màu tím, vị khi ăn có vị đắng ngọt lẫn lộn.
Tổng hợp lợi ích từ tầm bóp đối với cơ thể
- Thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể
- Chứa các hoạt chất làm giảm lượng cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa việc hình thành bệnh tim mạch
- Bảo vệ mô hiệu quả, ngăn chặn sự hình thành các cơn đau ở mô xương khớp
- Có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư miệng và ung thư ruột
- Bổ sung vitamin A giúp mắt sáng, khỏe mạnh, không bị tình trạng mắt khô, đục thủy tinh thể
- Tăng sức khoẻ của hệ miễn dịch, đẩy mạnh khả năng hấp thu sắt và chống nhiễm trùng của cơ thể
- Là phương pháp ngăn ngừa sỏi tiết niệu
>> Xem thêm những tác dụng khác của cây tầm bóp
Dùng cây tầm bóp sao cho đúng cách
Làm thuốc trị bệnh
- Thuốc trị bệnh đái tháo đường: Đun nước cây tầm bóp nguyên chất trong thời gian 20 phút và chia làm 3 lần uống mỗi ngày
- Thuốc chữa u gan: Đun nước cây tầm bóp và diệp hạ châu để uống
- Thuốc trị viêm họng: Sắc lấy nước tầm bóp khô
- Thuốc trị mụn nhọt: Giã lấy nước tầm bóp tươi để uống, riêng bã thì đem đắp lên vết thương
Cần chú ý không nên dùng với liều lượng quá nhiều. Uống thật nhiều nước, bổ sung thêm rau xanh và trái cây để tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất của cơ thể.
Cách chế biến cây tầm bóp leo thành món ăn thơm ngon
Món ăn từ rau tầm bóp là những món vô cùng lạ miệng nhưng lại đem đến hương vị cuốn hút cho người dùng. Từ một nguyên liệu này mà chúng ta có thể tạo ra nhiều món khác nhau giúp tăng cường và bồi bổ sức khỏe.
Luộc rau tầm bóp
Đay là cách làm đơn giản nhất nhưng lại chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất. Chỉ cần rửa sạch và luộc chín là đa có ngay một món rau luộc giàu vitamin với hương vị giòn và ngọt. Theo nghiên cứu thì món ăn này có tác dụng ngăn ngừa ung thư và chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Rau tầm xào tỏi
Rau tầm bóp thích hợp để làm món xào với tỏi hoặc thịt bò. Không chỉ ngon mà gây thương nhớ với sự kết hợp giữa vị giai béo của thịt và đắng nhẹ của tầm bóp. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, món ăn này rất tốt cho xương khớp, cung cấp thêm vitamin B6, protein cho cơ thể.
Canh rau tầm bóp
Cây tầm bóp là một trong những nguyên liệu tạo nên món canh giải nhiệt ngày hè. Khi nấu chung với cua sẽ cho ra hương vị ngọt thanh, giúp bổ sung canxi và thải độc gan, giảm mụn hình thành.
Những vấn đề cần chú ý khi dùng cây tầm bóp
Một số điều cần lưu ý
- Cây tầm bóp không phù hợp với cơ địa dị ứng với loại cây thân thảo
- Ngưng sử dụng và đến gặp bác sĩ nếu phát hiện tình trạng buồn nôn, tức ngực, khó thở và nổi mẩn ngứa khắp người khi uống nước tầm bóp
- Tránh dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
- Cần thận trọng khi đang điều trị bệnh bằng tây y. Bởi tầm bóp sẽ làm giảm tác dụng của thuốc
- Cần phân biệt rõ cây tầm bóp và loài cây chứa nhiều độc tố lu lu đực
Tắm nước cây tầm bóp cho trẻ sơ sinh được không?
Ngoài những phương thuốc trị bệnh thì tầm bóp được dùng để tắm cho trẻ sơ sinh. Đây là cách dùng xuất hiện từ xa xưa và điều mang đến những tác dụng có lợi cho làn da của trẻ. Tuy nhiên vì da trẻ khá mẫn cảm và sức đề kháng cũng yếu nên các mẹ cần phải chú ý nhiều hơn:
- Không pha với nước quá nóng, nước tắm vừa phải là khoảng 37 – 38 độ C
- Cần tắm lại bằng nước sạch để loại bỏ hết nước lá tầm bóp
- Tránh dùng cho vùng da ở mặt, mũi và mắt
- Không được tắm cho bé có vết thương hở trên người
- Áp dụng 1 – 2 lần/tuần để da trẻ không bị bào mòn
- Ưu tiên những cây tầm bóp có nguồn gốc rõ ràng, không dùng loại có nhiều thuốc trừ sâu
Cây tầm bóp có gây ngộ độc không?
Bản chất của tầm bóp vẫn là cây có chứa độc tố, đặc biệt là khi người dùng ăn phải quả xanh. Dù lượng độc không quá lớn nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng. Một số đối tượng bị dị ứng ngay cả khi ăn quả chín. Tuy nhiên nhìn chung thì tầm bóp cũng khá an toàn, ít tác dụng phụ, vì vậy người dùng có thể yên tâm sử dụng để nấu ăn hiawjc chế biến thành thuốc uống.
Cây tầm bóp có nhiều tác dụng chữa bệnh đáng nể cho sức khỏe con người. Nhờ những lợi ích vốn có mà số lượng người tìm kiếm và sử dụng ngày càng nhiều. Dù vậy một điều tiên quyết mà bạn nên nhớ là không nên dùng quá liều lượng. Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.