Cà gai leo: Đặc điểm, công dụng và cách dùng

Cà gai leo là loài cây mọc hoang quen thuộc rất nhiều tại Việt Nam, nhưng ít người biết đến. Cho tới khi được tìm thấy trong các đơn thuốc Đông y thì mọi người mới dần quan tâm đến loại thảo dược này. Nếu bạn chưa biết rõ xuất xứ và tác dụng của nó thì hãy để Việt Fresh giới thiệu cho bạn biết nhé!

Giới thiệu về đặc điểm của cây cà gai leo

Giới thiệu cây cà gai leo
Đặc điểm của cây cà gai leo

Có vẻ ngoài khá giống với một số giống cà khác nên đôi khi mọi người dễ nhầm lẫn. Tuy yếu thế về khả năng sử dụng trong đời sống hàng ngày như nấu ăn, nhưng lại dẫn đầu về tính năng làm thuốc chữa bệnh. 

Cà gai leo là gì? 

Cà gai leo còn có tên gọi khác là cà lù, cà quánh, cà gai dây,…thuộc loại cây leo nhỡ họ cà. Lá có màu xanh lục dạng hình trứng hoặc thuôn dài, mặt dưới có nhiều lông mềm màu trắng. Vào tháng 4 đến tháng 9 hàng năm thì cây sẽ bắt đầu ra hoa, hoa cà màu trắng nhỏ, có một số loại màu tím. Quà cà mọng nước, vỏ bóng nhẵn màu đỏ bên trong có hạt màu vàng. 

Dưới góc độ y học, người ta xem cà gai dây như một dược liệu được sử dụng cả  cành, lá và rễ. Với cách sơ chế đơn giản là đun lấy nước, sau đó uống để trị ho, giải rượu, thải độc gan,…

>> Xem thêm cây đuôi chuột 

Phân loại

gai leo
Cà gai leo gồm nhiều loại

Theo màu sắc:

  • Cà gai leo hoa trắng: Làm dược liệu  
  • Cà gai leo hoa tím: Làm hàng rào

Theo vùng miền:

  • Cà gai leo miền Trung:  màu nâu đất, khó trồng 
  • Cà gai leo miền Bắc và miền Nam:  màu xanh, dễ chăm sóc

Theo đặc điểm:

  • Cà gai leo khô: Là sản phẩm thu được sau khi sấy khô loại cà tươi 
  • Cà gai leo tươi: Là loại cà giữ nguyên đặc điểm ban đầu

Thành phần trong cây cà gai leo

Thành phất chất hóa học trong cà gai dây có sức ảnh hưởng quan trọng đến sức khoẻ con người, phải kể đến là Flavonoid, acid amin, saponin, steroid, alkaloid,… 

Ngoài ra còn có một số thành phần dược tính khác gồm: Solamnia A, Solamnia B, glycoalkaloid, cholesterol, 3beta hydroxy 5 alpha pregnan 16 on, dihydro lanosterol…

Những ai không nên uống cà gai leo

Mặc dù chứa nhiều thành phần dược tính mang lại lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể uống được. Đặc biệt là những người sau đây: 

  • Phụ nữ mang thai 
  • Trẻ em dưới 5 tuổi
  • Người bị huyết áp thấp
  • Đối tượng mắc bệnh về thận
  • Bệnh nhân đang điều trị theo liệu trình của bác sĩ 

Các tác dụng quan trọng của cà gai dây 

Các tác dụng của cà gai dây 
Tác dụng quan trọng của cà gai leo

Dù trên thân có gai nhọn nhưng mọi người cũng hay săn lùng cà gai leo. Được biết nó có công dụng chữa khỏi bệnh, đặc biệt là mang lại tác dụng to lớn cho công tác bảo vệ gan. 

Ngăn ngừa các bệnh về gan

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh được công dụng của loại cà này với gan. Glycoalcaloid trong cà trở thành một hoạt chất cần thiết xoa dịu tình trạng viêm gan B. Tăng hệ miễn dịch cho gan giúp gan chống lại sự tác động của vi khuẩn, làm chậm quá trình tiến triển xơ gan trong giai đoạn đầu. 

Ngoài ra nó còn mang nhiều chất chống oxy hóa ngăn chặn nguy cơ hình thành bệnh ung thư gan bằng cách khử trừ hết độc tố. 

Cà gai leo giúp chữa bệnh hen suyễn

Bệnh ho, hen suyễn, bệnh lý đường hô hấp đã không còn là nỗi lo nếu như mỗi nhà đều có cây cà gai dây. Các chiết xuất của cà làm ổn định tế bào sản xuất các hóa chất trung gian gây co thắt đường thở, giúp hệ hô hấp được bảo vệ. 

 Hỗ trợ trị đau nhức xương khớp, phong thấp

Bên trong thành phần có chứa chất hóa học alkaloid, flavonoid, tinh bột rất tốt cho gân cốt và xương khớp. Với tính ấm, vị cay hơi thể giúp bệnh nhân xoa dịu cơn đau, dễ dàng cho việc di chuyển. Do đó người lớn tuổi cần sử dụng nước lá gai cây thường xuyên. 

Cà gai leo chữa dị ứng hiệu quả

Không thể phủ nhận khả năng tăng hệ miễn dịch của cà gai leo. Khi được cơ thể hấp thụ, vi khuẩn và ký sinh trùng không có cơ hội tiếp cận. Bên cạnh đó, cà gai leo sẽ tự động giải phóng interleukin giúp kiểm soát dị ứng và tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể. 

Ngoài ra, loại thảo dược này cũng chứa một số tác dụng đáng kể như loại bỏ độc tố do rắn cắn hoặc làm một bài thuốc giải cảm. 

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cà gai leo

  • Thuốc trị xơ gan:  Cây cà gai dây, cây dừa cạn, cây chó đẻ mang đi sao vàng rồi nấu nước và sử dụng 
  • Thuốc chữa tê thấp: Sắc thuốc cà gai leo, dây gấm, thổ phục linh, kê huyết đằng, lá lốt 10g
  • Thuốc trị ho gà: Sắc lấy nước cà gai dây, thiên môn, mạch môn 
  • Thuốc trị cảm cúm: Đun lấy nước cà gai dây và uống hàng ngày
  • Nước uống  giải rượu: Hãm trà gai leo uống mỗi ngày, đặc biệt là dùng nhiều sau khi uống rượu 

Cách sử dụng cà gai leo đạt hiệu quả tối đa

Cách sử dụng cà gai leo đạt hiệu quả
Cách sử dụng cà gai leo

Với thân hình nhiều gai nhọn, khó thu hoạch, dễ tổn thương da tay nên nhiều người băn khoăn không biết sử dụng cà gai leo như thế nào. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia thì bạn nên thực hiện các công thức sau đây: 

Sắc nước uống

  • Lấy toàn bộ cây cà gai leo từ rễ đến ngọn và mang đi rửa sạch
  • Cho hết vào nồi và đổ đầy nước vào
  • Đun đến khi nước sôi thì vặn lửa nhỏ lại
  • Đế lửa rêu rêu tầm 10 phút thì tắt bếp
  • Cuối cùng là chắt nước ra sử dụng 

Hãm trà cà gai leo

Sắc lấy nước uống còn tốn khoảng thời gian đun nước nhưng với cách hãm trà thì càng đơn giản hơn. Đây có thể xem là một cách đơn giản và tiết kiệm nhiều thời gian.

  • Chọn gai leo khô và mang đi rửa sạch
  • Trụng qua một lần với nước sôi
  • Đậy kín nắp và hãm trong vòng 30 phút 
  • Chắt lấy nước uống hàng ngày

Biến cà gai dây thành viên nén

Đây cũng được xem là công thức hữu hiệu hỗ trợ người dùng cà gai leo trị bệnh một cách thuận tiện. Chỉ cần xay nhuyễn những cây cà khô, thêm một ít mật ong hoặc nước để cho dễ nén lại. Dùng lực mạnh và nén hỗn hợp thành viên tròn. Sau đó bỏ vào hũ đựng và đậy kín. Với cách làm đơn giản này chị em có thể tự tin sử dụng dù ở bất kì đâu, đồng thời đây được xem là cách bảo quản nguyên liệu khá tốt. 

Kết hợp cà gai leo, bán chi liên và cây an xoa làm nước uống

Chi liên và an xoa đều là những vị thuốc thảo dược dùng nhiều trong Đông y. Khi kết hợp với thành phần của cà  gai leo giúp dược tính được nhân lên gấp đôi. Để đảm bảo thì mọi người nên mua nguyên liệu tại các quầy thuốc và tiến hành chế biến:

  • Rửa sạch nguyên liệu
  • Bỏ vào chung một ấm
  • Đổ đầy nước
  • Bật lửa nhỏ và đun đến khi nước trong bình vơi hết một nửa
  • Chia nước thanh 3 chén uống trong 3 buổi  sáng, trưa và tối

Chú ý về cách dùng và giá cả của cà gai dây

Chú ý về cách dùng cà gai dây
Cách dùng cà gai dây

Một số vấn đề cần lưu ý

  • Không thay thế cây cà gai leo cho thuốc chữa bệnh. Sử dụng với liều lượng thích hợp, với mục đích hỗ trợ điều trị
  • Nếu đang uống thuốc tây thì nên cách 60 phút mới nên uống lại nước cà gai dây
  • Những đối tượng có tế bào gan chưa hoàn thiện thì không nên dùng 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng cho phụ nữ đang cho con bú
  • Tránh uống vào lúc đói để bảo vệ dạ dày
  • Chọn dược liệu đảm bảo chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng 

Cây cà gai leo giá bao nhiêu tiền? 

Quả cà gai leo
Cây cà gai leo có giá phải chăng

Dù mọc hoang nhưng với nhu cầu sử dụng nhiều như hiện nay thì loại thảo dược này đang có nguy cơ tuyệt chủng nếu không được nuôi trồng. Bên cạnh đó, quá trình thu hoạch khá khó khăn nên mọi người thường hay mua loại đã có sẵn tại các quầy thuốc. Tuy nhiên không phải ở đâu cũng bán sản phẩm tốt và có mức giá phù hợp, 

Thực trạng hàng kém chất lượng còn tồn tại khá nhiều. Điều này ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dùng. Do đó hãy đến các quầy thuốc Đông y để mua và tham khảo mức giá dưới đây. 

  • Loại tươi: 10.000 – 15.000 đồng/kg
  • Loại  khô: 150.000 – 250.0000 đồng/kg
  • Rễ khô: 350.000 – 550.000 đồng/kg
  • Dạng bào chế: 60.000 – 400.000 đồng/sản phẩm

Với xu hướng tìm đến những loại thảo dược từ thiên nhiên như hiện nay thì cây cà gai leo quả là sự lựa chọn sáng suốt cho người dùng. Nó không chỉ tốt cho gan mà còn tăng cường được sức đề kháng, giữ cho sức khỏe luôn được khỏe mạnh. Đây cũng là lý do khiến ngày càng có nhiều người tìm đến cà gai leo hơn. 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart