Những năm gần đây con người dần chú trọng các loại thuốc thảo dược từ đông y. Chúng được xem là bảo vật hàng đầu mà thiên nhiên ban tặng với những sức mạnh làm thay đổi sức khoẻ. Trong đó cây đuôi chuột là một loài thảo dược lâu đời thường xuyên được con người sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Dù vậy những thông tin về loại cây này vẫn còn nhiều điều chưa giải đáp được. Cùng Việt Fresh khám phá thêm đó là gì nhé!
Đặc điểm và giá trị của cây cỏ đuôi chuột
Cây đuôi chuột là gì?
Cây đuôi chuột có nhiều tên gọi khác nhau như cây đũa bếp, hải tiên, mạch lạc, giả mã tiên, thuộc họ cỏ roi ngựa. Nó thuộc dạng cây thân thảo màu lục tím, cao khoảng 2m. Hoa đuôi chuột mọc lại thành cụm với màu tím cuốn hút, nở vào tháng 4 – tháng 6 hằng năm.
Hiện nay cây đuôi chuột ít được con người nuôi trồng mà chủ yếu là mọc hoang tại ven đường. Quê hương của chúng là tại châu Mỹ, mãi về sau mới được du nhập dần vào Việt Nam. Và được con người thu hoạch, sau đó phơi khô về làm thuốc uống.
>> Công dụng của cây cỏ mực trong y học cổ truyền
Thành phần hóa học
Vì xuất hiện nhiều trong bài thuốc cổ truyền nên đã có hàng loạt các nghiên cứu chỉ để xác định các hoạt chất bên trong cây đũa bếp. Và sau đó người ta đã phát hiện ra một số hoạt chất sinh học gồm phenol, steroid, terpenoid, alkaloid và flavonoid. Đây được xem là các khắc tinh của nhiều chủng vi khuẩn
Đặc biệt có 2 dưỡng chất quan trọng được tìm thấy là tannin và acid chlorogenic.
Cây đuôi chuột có lợi ích gì?
Mỗi một bộ phận trên đuôi chuột là đại diện của một vị thuốc khác nhau. Nếu rễ cây có tanin, axit chlorogenic thì lá và thân lại có dopamine và tarphetamin. Chúng đều là những chìa khóa quan trọng có tác dụng chữa nhiều bệnh khác nhau.
Trong Đông y, cây đũa bếp có tính hàn, vị đắng giúp thanh lọc, giải độc và rất lợi tiểu. Được dùng nhiều trong việc trị sốt, lở loét trên da, viêm khớp dạng thấp. Đặc biệt là tình trạng nổi mụn nhọt, viêm họng, viêm nhiễm đường tiết niệu và bệnh hoa liễu.
Còn theo như Y Học Hiện Đại, các bác sĩ lại nhận định cây đuôi chuột lại có tác dụng sau đây:
- Giảm đau nhức xương khớp khi vận động mạnh
- Hỗ trợ an thần, giúp ngủ ngon
- Giảm thân nhiệt, giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi của môi trường
- Lưu thông khí huyết hỗ trợ đưa máu đến tim, giải tỏa cảm giác khó thở, đau thắt ở ngực. Đồng thời làm giãn mạch, chống co thắt
- Ổn định đường huyết
- Giúp bệnh nhân không bị tiêu chảy
- Có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng rất cao. Đặc biệt là ngăn chặn tình trạng viêm cấp và chống nguy cơ nhiễm khuẩn chéo
- Phục hồi vết thương nhanh chóng, hỗ trợ cải thiện viêm đường tiết niệu, và loại bỏ các độc tố cho gan,…
Tổng hợp bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ đuôi chuột
- Thuốc trị khí hư: Sắc lấy nước rễ cây đuôi chuột, bạch đồng nữ, bạc thau
- Thuốc trị thấp khớp: Nguyên liệu cần có để đun nước gồm dây đau xương, thương nhĩ tử, cây đuôi chuột, hạt gấc
- Thuốc trị mụn nhọt: Giã lấy bã đắp của hỗn hợp lá gồm bọ mắm, ngưu tất, cây đũa bếp
- Thuốc trị viêm họng: Giã nát cây cỏ đuôi chuột tươi, thêm một ít đường vào và nhai lấy nước
- Thuốc chữa chấn thương ngoài da: Đắp bã cây đũa bếp và cây cứt lợn
- Thuốc trị nhiễm giun: Đun lấy nước rễ đuôi chuột
- Thuốc trị sốt rét: Sắc lấy nước đuôi chuột và muối uống hằng ngày
- Thuốc trị vàng da: Cần cây cỏ đuôi chuột, rau má, cây chó đẻ, rau diếp cá
- Thuốc trị viêm đường tiết niệu: Đun lấy nước dây bòng bong, kim ngân hoa, mã đề, cây cỏ đũa bếp
- Thuốc trị bệnh lậu: Sắc lấy nước rễ cây đuôi chuột
- Thuốc trị đái tháo đường: Hãm trà lá và ngọn cây đuôi chuột
- Thuốc chữa bệnh tim: Nhai 7 – 9 lá đuôi chuột vào mỗi buổi sáng
- Thuốc chữa tiêu chảy: Đun lửa nhỏ nước rễ cây đuôi chuột
Những vấn đề cần chú ý
- Đối tượng không nên dùng là người bị huyết áp thấp, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai
- Không dùng trong thời gian quá lâu
- Cây đuôi chuột hỗ trợ trị bệnh tim vẫn chưa được giới khoa học công nhận, vì vậy không nên lạm dụng quá nhiều
- Ngưng sử dụng nếu phát hiện tình trạng buồn nôn, mẩn đỏ, nổi mề đay,…khi uống cây đuôi chuột
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng hơn về cây đuôi chuột. Mỗi loại đều mang nhiều ưu nhược điểm, vì vậy nó không phải là quá an toàn cho chúng ta sử dụng thường xuyên. Tham khảo tại Việt Fresh để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác.