Cây ngải cứu và những bí mật được tiết lộ

Một trong những phương thuốc vàng chữa bệnh trong dân gian được mọi người gọi tên chính là cây ngải cứu. Lá ngải cứu tuy đơn giản nhưng lại có sức mạnh điều trị bệnh tật, chữa đau bụng kinh, làm đẹp và tăng cường sức khỏe hiệu quả. Bên cạnh đó ta có thể dùng để chế biến thành một món ăn đơn giản, ngon miệng mà lại giàu dinh dưỡng. Cùng điểm danh những thông tin liên quan đến cách dùng, thành phần, tác dụng và những điều cấm kị khi sử dụng loại cây này nhé!

Cây ngải cứu là gì? 

Cây ngải cứu
Ngải cứu

Ngải cứu vốn dĩ là cây cỏ mọc hoang dại dại ở phía Bắc Việt Nam. Đa số mọi người dùng để nấu ăn và làm bài thuốc chữa bệnh. Dân gian hay gọi nó là rau ngải, ngải diệp.

Đặc điểm thực vật

Cây thân cỏ, chỉ cao tối đa 1m khi trưởng thành. Cây ngải cứu thuộc họ cây cúc, có thể sống lâu năm. Toàn thân đều màu xanh, mặt dưới của lá có thêm một lớp lông nhung trắng. Loài cây này mang mùi thơm đặc trưng có thể chiết xuất thành tinh dầu. 

Các địa điểm phân bố phổ biến của ngải cứu: Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang…Các nơi đây là nguồn cung cấp lá ngải cứu để làm dược liệu. Ngoài ra vì điều kiện dễ sống nên chúng ta có thể tự trồng tại nhà. 

>> Xem thêm những điều đặc biệt về rau ngải cứu tại đây

Thành phần dinh dưỡng của rau ngải

Hàm lượng tinh dầu trong rau ngải tương đối lớn và được đánh giá rất cao. Chúng chứa nhiều thành phần quan trọng như monoterpen, tetradecatrilin, dehydromatricaria ester, tricosanol, aracholalcol, rachel ancol. Bên cạnh còn có 1,8‑cineol, camphor, terpinen 4‑O‑l, β‑pinen, borneol, mycren và vulgrin. 

Một số nghiên cứu gần đây cũng phát hiện thêm flavonoid và các chất màu indigo – base. Riêng trong lá còn mang theo cả β caryophylen β cubedene

Lá ngải cứu có tác dụng gì? 

Lá ngải cứu có công dụng gì? 
Lá ngải cứu

Ngải diệp chắc chắn sẽ là một cây thuốc không thể thiếu trong các bài thuốc đông y. Với một loại thảo dược dễ kiếm và không tiêu tốn quá nhiều tiền, bạn nên tìm hiểu và dùng rau ngải để làm thuốc chữa bệnh. 

Ngải cứu chữa đau xương khớp

Ngải cứu có tính ấm giúp lưu thông khí huyết nên trở thành bài thuốc dẫn đầu trong quá trình trị đau nhức xương khớp. Những đối tượng bị gai cột sống, thấp khớp nên chắt lấy nước cốt của rau ngải và pha cùng mật ong để uống mỗi ngày. Đều mà bạn nhận được là cơ thể tự tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm hiệu quả những cơn đau. 

Trị chứng rối loạn kinh nguyệt

Không có phương thuốc trị đau bụng kinh nào tuyệt vời hơn ngải cứu. Đây được xem là vị cứu tinh của chị em mỗi khi tới tháng. Đặc tính ấm nóng ngăn ngừa chứng đông máu, giúp máu lưu thông dễ dàng, sẽ xoa dịu cơn đau bụng dưới, tức ngực, đau lưng. Nếu kiên trì sử dụng, chị em phụ nữ sẽ không còn lo s kinh nguyệt không đều. 

Lá ngải cứu giúp an thai

Dù chưa được giới khoa học nghiên cứu và công nhận nhưng theo kiến thức lưu truyền trong dân gian thì rau ngải rất tốt cho phụ nữ đang có dấu hiệu sảy thai. Khi được kết hợp với một số vị thuốc khác, ngải diệp sẽ tự động tham gia vào việc chữa chứng lạnh tử cung và làm tăng khả năng mang thai. 

>> So sánh ngải cứu với tác dụng của cây diệp hạ châu

Có tác dụng cầm máu

Trong một số trường hợp sơ cứu khẩn cấp như đứt chân tay chân, bị động vật cắn thì có thể dùng rau ngải để cầm máu. Nó có chứa các thành phần giúp sát khuẩn, chống viêm, giảm đau ở vết thương. Quan trọng là giúp bệnh nhân cầm máu nhanh chóng, hạn chế nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng do mất máu quá nhiều. 

Chống suy nhược cơ thể

Lá ngải cứu chữa bệnh
Lá ngải cứu chống suy nhược cơ thể

Ngải cứu có thể tăng cường sức khoẻ và bổ sung năng lượng qua các món ăn thơm ngon giàu dinh dưỡng. Chúng ta nên thường xuyên lấy lá ngải cứu đi hầm gà ác, cho thêm hạt sen, táo đỏ để tăng hương vị. Đây được xem là món ăn đầy đủ dưỡng chất hồi phục thể lực cho người mới ốm đây, bị bệnh lâu ngày. Đến hiện tại thì đây là món ăn đặc trưng của miền Bắc được nhiều người yêu thích. 

Ngải cứu có công dụng chữa nổi mề đay

Thật sai lầm nếu không nhắc đến lợi ích chữa nổi mề đay, mẩn ngứa và mụn nhọt trên da của tinh dầu ngải cứu. Chỉ cần giã nát ngải cứu tươi rồi chắt lấy nước cốt. Dùng nước đắp lên vùng da bị mẩn ngứa để chống viêm và kháng khuẩn. Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng đun lấy nước tắm chữa rôm sảy, mề đay. 

Trị các chứng bệnh về đường hô 

Ngải diệp được mệnh danh là thực phẩm đa dạng, biến tấu thành nhiều món ăn và làm nhiều vị thuốc điều trị bệnh khác nhau. Khi xông nước lá rau ngải, dầu khuynh diệp, lá bưởi sẽ giúp mũi khỏi bị ngạt, giải cảm mạo và trị ho khan hữu hiệu. Vì vậy đừng vội sử dụng các loại thuốc kháng sinh gây hại mà nên tìm hiểu và áp dụng các loại thảo dược từ dân gian. 

Hướng dẫn sử dụng tinh cây ngải cứu tại nhà 

Hướng dẫn sử dụng tinh cây ngải cứu
Tinh cây ngải cứu

Theo minh chứng từ y học cổ truyền thì chúng ta không thể nào phủ nhận khả năng và những lợi ích đối với sức khoẻ của rau ngải cứu. Muốn có một thể lực tốt, kéo dài tuổi thọ, hạn chế bệnh tật thì bạn nên tập thói quen dùng lá ngải cứu. Có thể ăn sống, đun lấy nước, hãm trà, nấu canh, nấu súp, hầm gà, nấu chung với thịt cá,…

Công thức làm món ăn từ rau ngải

Dù có vị đắng và mùi vị hay kén người dùng nhưng bạn sẽ nghiện nếu như dùng thử các món ăn ngon miệng từ rau ngải dưới đây: 

  • Nấu thịt nạc: Chọn những miếng thịt nạc tươi ngon rồi mang đi xay nhỏ. Tẩm ướp hết gia vị và xào qua 1 lần với dầu. Sau đó đổ đầy nước vào nồi, nấu đến khi sôi thì bỏ lá ngải cứu vào, nêm nếm, đợi rau chín thì mang ra sử dụng
  • Tráng trứng: Trứng gà tráng ngải cứu rất dễ ăn, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá ngải diệp, thái nhỏ. Đánh đều một quả trứng vịt với rau, nêm gia vị vừa miệng và bỏ lên chảo chiên như bình thường 
  • Nấu cháo ngải cứu: Cháo rau ngải là món ăn mới lạ nấu chung với gạo tẻ và đường đỏ. Với cách nấu này, chúng ta khi lấy bã lá mà chỉ cần giã nhỏ rồi chắt lấy nước cốt. Đổ hết nước vào nồi cháo và ninh nhừ cho đến khi mềm hẳn. Nếu bạn bị đau thấp khớp thì nên ăn liên tục 3 ngày, mỗi ngày 2 lần sáng và trưa để mau thấy tác dụng

Pha nước chữa bệnh

Pha nước rau ngải cứu
Nước rau ngải cứu

Nhỏ tinh dầu ngải cứu vào bồn nước ấm, có thể cho thêm vài cánh hoa hồng để tăng thêm hương thơm và không khí thư giãn. Ngâm mình vào nước khoảng 15 phút để giải tỏa cảm giác mệt mỏi và làm giảm cơn đau nhức tay chân. Thực hiện trong thời gian dài sẽ giúp da trị được chứng bệnh viêm da, mẩn ngứa, giúp da trở nên mềm mịn và trắng sáng. 

Bên cạnh đó, bạn có thể lấy tinh dầu để xịt khuẩn cho không khí,những không gian kín như trong xe hơi. 

Một số công dụng khác

  • Xông hơi tinh dầu ngải cứu để giải cảm: Chuẩn bị một chậu nước nóng, cho vỏ bưởi, tinh dầu sả và ngải cứu vào nước. Trùm chăn kín đầu và xông trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại với nước
  • Ngắt lấy đọt rau ngải cứu còn non và ăn kèm với rau sống
  • Cắt nhỏ lá ngải cứu để nấu súp
  • Mang lá ngải cứu đi sấy khô và sử dụng như một gia vị
  • Lá ngải cứu khô hãm vào một ấm nước sôi tầm 5 phút rồi lấy nước uống 

Những vấn đề cần lưu ý khi dùng ngải diệp

Những lưu ý khi dùng ngải diệp
Lưu ý khi dùng ngải diệp

Những loài cây có thành phần dược tính đều kèm theo nhiều rủi ro trong quá trình sử dụng. Ngải cứu tương đối an toàn với người lớn, nếu dùng ở liều lượng thấp sẽ  sử dụng liên tục trong 2 tháng. Đồng thời cần chú ý xuyên suốt quá trình sử dụng để đảm bảo an toàn cho cơ thể. 

  • Thận trọng khi kết hợp ngải cứu với nghệ tươi. Một số trường hợp chúng sẽ phát sinh ra tác dụng phụ. Vì vậy cần quan sát phản ứng của cơ thể và ngưng sử dụng nếu thấy sức khỏe không tốt
  • Có 3 đối tượng không nên dùng rau ngải cứu: Người bị viêm gan, phụ nữ mới mang thai 3 tháng và người rối loạn đường ruột cấp tính
  • Không ăn ngải cứu quá nhiều, chỉ nên sử dụng 3 lần/ tuần, mỗi lần không vượt quá 5 ngọn lá
  • Khi dùng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, tiểu đường, ung thư,…thì không nên ăn rau ngải

Ngải cứu quả thật là “thần dược” tự nhiên mang nhiều công dụng. Thế nhưng bạn đừng đòi hỏi quá nhiều và lạm dụng vào thuốc ngải cứu. Bởi nó chỉ mang nhiệm vụ hỗ trợ điều trị chứ không hề thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Đồng thời một điều mà chúng ta nên tránh là không nên lấy ngải diệp ngâm rượu. Vì theo đánh giá và nghiên cứu, công thức này gây nên ảo giác cho người dùng. 

 

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Shopping Cart