Cỏ mực là một loài cây mọc hoang dã ở nhiều nơi khá dễ tìm. Vì vậy, mọi người đang mắc phải một sai lầm là xem thường tác dụng của loài cây này. Ít ai biết rằng cây cỏ mực nằm trong top các loại thảo dược dân gian quý hiếm được đông y công nhận. Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu lý do cây cỏ mực được các lang y coi trọng nhé!
Đặc điểm của cây cỏ mực
Cây cỏ mực là cây gì?
Cỏ mực hay còn gọi là cây nhọ nồi thuộc họ Cúc. Cây ở dạng thân thảo được bao bọc bởi một lớp vỏ màu lục hoặc đỏ tía. Ngoài ra trên thân cây còn có lông cứng. Hoa cây cỏ mực màu trắng, nhỏ, lá hình mác, quả hơi dẹt. Cụm hoa màu trắng, mọc ở ngọn thân hoặc kẽ lá thành đầu. Quả bế, có 3 cạnh, hơi dẹt. Sở dĩ cây được gọi là cỏ mực vì khi được vò nát, thân cây lại chảy ra một chất như mực đen.
Đặc điểm môi trường sống của loài thảo dược này là những nơi ẩm ướt, có độ ẩm tốt. Vì vậy với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam đang là một trong những quốc gia có nhiều cỏ mực, nhất là tại các vùng nông thôn. Ngoài ra còn có Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ,…
>> Tìm hiểu thêm về cây tầm bóp
Cách thu hái và bảo quản
Chỉ trừ rễ còn tất cả các bộ phận còn lại trên cây nhọ nồi đều được sử dụng với mục đích làm thuốc. Được sử dụng ở 2 dạng là lá tươi hoặc lá khô. Cách sử dụng cây cỏ mực khô tốt nhất là đợi đến khi cây ra hoa. Sau đó đem cắt ra thành từng đoạn và phơi khô. Đây cũng là cách bảo quản tốt nhất đảm bảo giữ lại dưỡng chất của cỏ mực trong thời gian dài.
Giá trị dinh dưỡng trong cỏ mực
- Tinh dầu
- Chất đắng
- Tannin
- Caroten
- Ecliptin
- Wedelolacton
Tổng hợp tất cả tác dụng của cây nhọ nồi
Tăng cường chức năng của gan
Sự kết hợp của hàm lượng flavonoid và một số hoạt chất sinh học khác tạo thành lớp màng bảo vệ gan tuyệt vời. Đặc biệt là ngăn cản sự hình thành các bệnh như viêm gan, vàng da, nóng gan,…
Tại một nghiên cứu của thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, con người đã phát hiện dịch chiết ethanol có trong cỏ mực giúp tăng cường hoạt động của các enzyme. Quan trọng là hỗ trợ gan tăng trọng lượng gan, ngăn không có chất độc từ bia rượu thấm vào gan.
Cây cỏ mực có tác dụng kháng khuẩn
Khả năng chống nhiễm trùng của cỏ mực được đánh giá rất cao. Chủ yếu là diệt khuẩn ở các triệu chứng như nấm lưỡi, mụn nhọt, viêm đường tiết niệu. Cho đến hiện tại thì nhọ nồi có thể loại bỏ 9 loại vi khuẩn khác nhau, đặc biệt là vi khuẩn E.coli.
Giảm đau hiệu quả
Xuất phát từ nền y học của Ấn Độ, cây cỏ mực trở thành một bài thuốc giảm đau hiệu quả. Đặc biệt là các cơn đau ở lưng, răng, thúc đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Và theo nhận định, thì tác dụng của nó ngang bằng với thuốc giảm đau aspirin hoặc codein.
Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa
Ấn Độ là nơi trồng nhiều nhọ nồi nên phát sinh ra hàng loạt phương thuốc chữa bệnh. Ngoài thuốc giảm đau còn có các loại trị chứng rối loạn tiêu hoá, khó tiêu, táo bón. Người ta đã tận dụng các hoạt chất như tannin, vitamin K, flavonozit, carotene,…để trung hoà axit.
Cỏ mực có tác dụng trị các bệnh về đường hô hấp
Nhờ tác dụng kháng viêm, làm tiêu đờm, lá cây cỏ mực điều trị hiệu quả chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp như ho, cảm cúm,…Ngoài ra còn tham gia vào việc chữa biến chứng ở bàng quang. Nó loại bỏ vi khuẩn E.coli giúp ổn định đường tiết niệu.
Dưỡng tóc chắc khỏe
Theo các chuyên gia, methanol là thành phần có tác dụng kích thích các nang tóc phát triển mạnh mẽ. Cải thiện nhanh chứng rụng tóc, hói, chống tóc bạc sớm. Để làm đẹp tóc với cỏ mực thì tốt nhất là nên trộn cùng với dầu dưỡng tóc. Kết hợp massage da đầu để tinh chất thấm hết vào góc tót và hạn chế tóc rụng. Ngoài ra cây nhọ nồi còn có thể phối hợp cùng với mật ong và rượu gạo.
Cải thiện thị lực nhờ cây cỏ mực
Nhọ nồi dồi dào carotene – một chất chống oxy hóa tuyệt vời bảo vệ đôi mắt ngày càng khoẻ mạnh. Cụ thể là nó ức chế các gốc tự do không để có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể và thoái hóa mắt nào xảy ra.
Ổn định sức khỏe tim mạch
Theo các nhà khoa nhờ tính lợi tiểu mà loại thảo dược này có tác dụng làm giảm cholesterol rất tốt. Vì vậy trở thành bài thuốc kiểm soát huyết áp trong dân gian. Đây cũng là điều mà thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đã công nhận.
Ngăn chặn hình thành bệnh ung thư
Một trong những lợi ích quan trọng không thể bỏ qua của nhọ nồi là khả năng ức chế tế bào ung thư. Nó đánh gãy các kết nối giữa các phân đoạn DNA, từ đó không cho tế bào ung thư sống sót.
Cây cỏ mực giúp hạ sốt và cầm máu
Cỏ mực điều trị triệu chứng sốt phát ban, trúng thử, sốt xuất huyết. Khi chưa có sự xuất hiện của các thiết bị y học hiện đại, con người đã dùng lá cỏ mực để trị chứng băng huyết sau sinh, rong kinh, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam…
>> Tham khảo công dụng của cây chùm ngây
Một số tác hại và lưu ý nên tránh
Hướng dẫn sử dụng cây cỏ mực đúng cách
- Ngâm các bộ phận của cây với rượu hoặc dầu oliu để làm thuốc
- Sấy khô nguyên liệu và hãm trà với nước sôi
- Hoà làm nước tắm
- Chế biến thành món ăn như nấu canh, ăn sống cùng rau xà lách
Tác dụng phụ thường gặp
Tác dụng phụ thường biết đến của loài cây này là gây ngứa cơ quan sinh dục, loét dạ dày, buồn nôn, đầy bụng, tiêu chảy,… vì vậy không phải ai cũng dùng được cây cỏ mực. Đặc biệt là lưu ý với các đối tượng sau đây:
- Người bị âm hư
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em dưới 1 tuổi
- Bệnh nhân mắc chứng rối loạn chức năng đại tràng
Cây cỏ mực quả thật là sự lựa chọn lý tưởng mà bạn không cần tiêu tốn 1 đồng nào vẫn có thể chữa được bệnh tật. Hãy tận dụng và phát huy tác dụng của những loại dược liệu có xung quanh chúng ta. Tuy nhiên không được quá đề cao và chủ quan khi sử dụng. Muốn an toàn thì chủ động phối hợp điều trị từ các bác sĩ có chuyên môn cao.