Tinh dầu sả từ lâu đã được biết đến như là loại chiết xuất không những hữu hiệu cho sức khoẻ mà còn là cách tay đắc lực của các bà nội trợ thường xuyên bận rộn với việc chăm sóc nhà cửa. Cụ thể tác dụng của tinh dầu sả bao gồm những gi? Và bạn có biết cách làm tinh dầu sả chất lượng hay không? Cùng Viet Fresh bổ sung kiến thức về công dụng và hiểu thêm quá trình làm ra nó nhé!
Tổng quan về tinh dầu sả
Sả là một loại cây nhiệt đới được sử dụng trong nấu ăn và còn là vị thuốc quen thuộc. Tinh dầu sả chanh có mùi hương cam quýt đặc trưng chiết xuất từ thân và củ sả. Sả còn thường được sử dụng như một nguyên liệu góp mặt trong nước rửa tay, xà phòng,…
Giới thiệu về cây sả
Cây sả hay còn gọi là sả chanh với các tên khoa học là Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), ngoài ra còn có loại Sả Java – Cymbopogon winterianus Jowitt. Đây là loại cây thân thảo có tuổi đời lâu năm, ưa mọc thành bụi vào mùa hè nơi có đất xốp và ẩm, mọc nhiều tại các quốc gia Châu Á nhiệt đới như Sri Lanka, Indonesia, Miến Điện và Ấn Độ. Cây có chiều dài tầm 1-2 m, tối đa là 3m. Các lớp trên cùng dai và có màu xanh.
Thành phần hoá dược trong tinh dầu sả
Hàm lượng dinh dưỡng tìm thấy trong sả rất cao, và trải đều ở các bộ phận:
- Lá cây sả chứa 0,5 – 0,8% tinh dầu dễ bay hơi
- Thân cây sả chiết ra 75 – 85% tinh chất chanh có hương thơm tự nhiên và các chiết xuất đặc biệt dinh dưỡng khác
- Củ sả chứa 1 – 2% tinh dầu có màu vàng nhạt, thơm mùi chanh họ citra, 40% geraniol và còn nhiều chất khác
Lựa chọn sả đúng cách
Để sả phát huy hết công dụng tuyệt vời của mình, bạn đừng quên bỏ túi các lưu ý sau đây nhé:
- Chú ý lựa cây sả nhiều bẹ và các bẹ sả phải ôm chặt nhau
- Lá sả phải tươi và đẹp, không khô héo
- Vỏ sả không bị úa, thân không bị dập nát, chảy nước
- Sả chất lượng là loại sả thơm
Bật mí 5 lợi ích từ tinh dầu sả trong dọn dẹp nhà cửa
Đuổi muỗi, côn trùng
Vào mỗi mùa mưa kéo dài là điều kiện rất tốt để muỗi sinh sôi, bạn có thể sử dụng tinh dầu sả để bảo vệ cả gia đình khỏi các loài muỗi và côn trùng gây hại. Nhờ mùi hương của sả, các đầu dây thần kinh của muỗi sẽ bị tê liệt, khiến chúng gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng để đốt, cắn
Khử trùng đồ vật
Tinh dầu sả có hiệu quả cao trong việc dọn dẹp nhà cửa và khử trùng các bề mặt đồ vật trong nhà. Bằng cách pha dung dịch giấm với nước kết hợp 10 – 20 giọt tinh dầu sả vào, bạn đã có thể sát trùng vô khuẩn cho các loại đồ chơi mà con trẻ sử dụng hàng ngày hay các vật dụng khác như remote TV bàn ghế, tay nắm cửa,…
Diệt khuẩn, đánh bay nấm mốc
Hại khuẩn, nấm mốc luôn là những vấn đề tuy nhỏ nhưng rất khó bề giải quyết thậm chí khi đã dọn dẹp kĩ nhưng chúng vẫn còn mầm mống hoành hành. Để khắc phục, bạn có thể làm như sau: Tinh dầu sả được biết đến có khả năng diệt khuẩn, kháng nấm nhờ có hàm lượng Citral cao (65%-85%), hoạt động như Myrcene.
Khử mùi hôi
Tinh dầu sả chính là cứu tinh cho những vấn đề về mùi hôi trong không khí bạn có thể sử dụng tinh dầu sả bằng cách pha loãng tinh dầu sả với cồn y tế (70 độ), dùng dung dịch này để xịt phòng của mình hàng ngày, vừa tốt cho sức khoẻ mà phòng mình lại luôn thơm tho.
Xông nhà với tinh dầu sả
Không thể bỏ qua công dụng tuyệt vời của tinh dầu sả khi nó giúp thư giãn đầu óc, giải tỏa mệt mỏi căng thẳng của chúng ta hàng ngày. Mùi hương từ tinh dầu sả có tác dụng giúp lưu thông khí huyết, trị cảm mạo, hỗ trợ hệ thần kinh vận động, đem lại cảm giác nhẹ nhàng, giảm căng thẳng trong không khí của gia đình.
Làm tinh dầu sả chanh đơn giản tại nhà
Sả là một nguyên liệu phổ biến, dễ tìm mà lại còn có hiệu quả sát khuẩn cực kì cao nên không có lí do gì mà chúng ta bỏ qua cách làm tinh dầu sả chanh xông tốt cho sức khoẻ được đúng không nào? Bạn hoàn toàn có thể tự điều chế loại tinh dầu này tại gia cực kì tiện lợi, nhanh chóng:
Các nguyên liệu cần chuẩn bị
Không cầu kì như các loại tinh dầu điều chế khác, nguyên liệu của tinh dầu sả rất đơn giản như sau:
- Sả: Cần có ít nhất 12 cây
- Rượu trắng: Khoảng 200 ml (rượu vodka, rượu đế hoặc giấm gạo đều có thể sử dụng được)
- Nước lọc: Khoảng 200ml
>>> Tham khảo thêm: Cách làm thạch sương sáo đen
Điều chế tinh dầu
Loại bỏ bụi bẩn trên sả
Bạn rửa sạch sả cây, sau đó cắt thành khúc nhỏ vừa, bóc lớp vỏ đi và lấy phần lõi có nhiều bek.
Đem sả đi ngâm
Đem cây sả đi đập dập, rồi thêm 200 ml nước lọc và 200 ml rượu trắng vào và bỏ phần sả vào trong một bình thuỷ tinh thật sạch. Bạn nên đổ sao cho ngập hết phần sả, như vậy khi ngâm thì sả sẽ không bị úng. Bịt kín lọ thủy tinh và để chỗ thoáng mát, đợi tinh chất từ trong sả tiết ra. Sau 3 – 4 ngày, bạn cho phần sả đã ngâm đem đi xay nhuyễn.
Công đoạn xay và lọc
Kế tiếp là cho hỗn hợp vừa xay vào lại lọ thủy tinh và đem để nơi không có ánh nắng mặt trời, đợi thêm 3 tuần nữa thì bạn tiếp tục lọc lấy chiết xuất tinh dầu và không sử dụng đến phần bã nữa.
Tận hưởng thành phẩm
Mọi bước phức tạp đã qua, chỉ cần đợi thêm 4 tuần nữa là bạn đã có ngay một bình tinh dầu sả lành tính mà lại còn rất thơm có thể bôi lên da hoặc xịt lên quần áo để đuỗi muỗi, sát khuẩn hiệu quả tối đa rồi nhé!
Hai cách sử dụng tinh dầu sả thư giãn
- Massage trực tiếp trên da: Mặc dù sử dụng tinh dầu sả riêng cũng đã đủ đem lại cho bạn hiệu quả lớn, nhưng bạn hoàn toàn có thể kết hợp với tinh dầu khác như lavender, bưởi, hay dầu hướng dương, olive, jojoba để toàn cơ thể của mình được thư giãn, sức khoẻ tinh thần được cải thiện,…
- Xông hít: Nhỏ một vài giọt tinh dầu sả nguyên chất vào máy khuyếch tán tinh dầu hoặc hoà với nước nóng, xông mình trong 15 phút. Nhờ vậy, hệ hô hấp của bạn có thể được tiếp thêm sức đề kháng và mùi hương của tinh dầu sả sẽ giúp bạn thấy dễ chịu hơn khi được thẩm thấu qua cơ thể
Đọc đến đây, chắc bạn cũng đã phần nào biết thêm những thông tin về tinh dầu sả, công dụng của nó và đặc biệt là cách làm thế nào để tự mình điều chế tinh dầu sả tại nhà tiện lợi, đơn giản mà vẫn đảm bảo chất lượng. Chúc bạn thực hiện thành công để có thể thấy công năng rõ rệt đem lại từ loại tinh dầu này nhé!