Cuộc sống ngày càng cải thiện, con người lại ngày càng quan tâm đến sức khoẻ. Một cuộc đua tìm những thực phẩm, dược liệu tốt cho cơ thể cũng hình thành từ đó. Và dĩ nhiên tổ yến là một cái tên không thể thiếu, là loại thượng dược mà ai cũng mong muốn sở hữu. Yến sào đa dạng về công dụng và đối tượng khách hàng, từ người già cho đến trẻ em. Vì vậy ìm hiểu về loại thần dược này là điều cần thiết.
Nguồn gốc và quy trình khai thác yến sào
Yến sào xuất hiện rất nhiều trên thị trường, nhưng đa số mọi người sử dụng lại được chế biến sẵn từ tổ yến nuôi tại nhà. Trong đó nói về giá trị cao thì loại yến tự nhiên lại tốt hơn cả.
Yến sào là gì ?
Yến sào là tổ của loài chim yến, môi trường sống của loài chim này chủ yếu là trên các vách đá ngoài biển, vì vậy mọi người mới khai thác được. Tổ yến dạng hình chén bổ đôi được kết hợp từ các sợi tơ ( nước bọt của chim yến ). Để lấy được tổ, cực kì khó khăn và cũng khá nhiều nguy hiểm, vì vậy nó mới có giá đắt đỏ. Ngoài ra sự đẳng cấp của sản phẩm này còn được thể hiện qua việc là món ăn chỉ dành cho vua chúa ngày xưa.
Một tổ yến hoàn chỉnh phải mất thời gian là 1 tháng, yến bắt đầu làm tổ vào tháng 3 đến giữa tháng 6 hàng năm. Để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, một số người đã tìm cách nuôi yến, và cho đến hiện tại ta có thể dễ dàng mua yến ở bất cứ đâu trên thị trường.
Quy trình khai thác tổ yến
Muốn khai thác yến sào đạt chất lượng tốt nhất thì cần xác định rõ thời điểm thích hợp để khai thác tổ yến. Có 3 thời điểm được người trong ngành cho là lý tưởng nhất để khai thác yến:
- Trước khi chim đẻ trứng: Tổ yến giai đoạn này đạt giá trị cao nhất vì yến chưa sinh con nên tỏ sẽ khá sạch sẽ, ít lông. Tuy nhiên vì chưa có nhiều bọt yến nên trọng lượng nhẹ
- Sau khi chim đẻ: Khi chúng ta thấy trong tổ có trứng chưa nở con thì có thể tiến hành thu hoạch tổ. Lúc này trọng lượng của tổ cũng đã được tăng lên
- Lúc chim rời tổ: So với tổ được thu hoạch ở 2 thời điểm rên thì giá trị ở giai đoạn này đã bị hạ xuống 1 bậc. Vì lúc chim rời tổ là tổ đó đã có khá nhiều bụi bẩn và lông yến nên chất lượng không còn đảm bảo
Sau khi nắm được thời gian nên lấy tổ yến thì chúng ta có thể bắt đầu tời công đoạn khai thác. Cần đảm bảo một sức khỏe tốt, cơ bắp dẻo dai để bám trụ vào các vách đá. Nếu bạn lấy yến nuôi trong nhà thì nên giữ không khí yên lặng, làm thật nhẹ nhàng để không làm chim bay đi mất.
Địa điểm phân bố nhiều chim yến nhất hiện nay
Yến tự nhiên
Thường sinh sống tại các khu vực đảo biển, cách xa với môi trường sống của con người. Chúng dư vào điều kiện tự nhiên mà tự nuôi sống bản thân à không cần bất kì sự can thiệp nào từ con người. So với cả nước thì miền Nam trung bộ có nhiều biển đảo hơn, do đó yến đảo tập trung nhiều tại Kiên Giang, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Bình Định và trong đó điển hình là Khánh Hoà.
Yến nuôi trong nhà
Yến tự nuôi xuất hiện ngày càng nhiều, nhà nuôi yến thường được xây dựng ở nơi vắng vẻ có khí hậu mát mẻ. Tương tự như những khu vực có yến tự nhiên ở trên, người dân tại Đà Nẵng, Cần Giờ, Khánh Hoà cũng bắt đầu tập nuôi yến.
Những loại yến sào phổ biến
Có 4 cách để phân loại các tổ yến.
Dựa vào địa hình:
- Yến thiên nhiên
- Yến sào nuôi trong nhà
Dựa vào màu sắc:
- Yến huyết: màu đỏ
- Hồng yến: màu cam hoặc nâu hồn
- Bạch yến: màu trắng
Dựa vào hình dáng:
- Tổ yến vuông
- Tổ yến bê
- Tổ yến tai
Dựa trên cách chế biến:
- Tổ yến thô: yến nguyên chất, chưa qua chế biến
- Yến sơ chế: đã được xử lý lông và chất bẩn
- Yến tinh chế: yến ngâm vào nước bị gãy, sau đó chắp vá trên khuôn thành tỏ hoàn chỉnh
- Chân tổ yến: phần giúp cố định tổ trên đá
- Nước yến: yến sào có sự kết hợp với các nguyên liệu khác để làm thành nước uống
Giá trị dinh dưỡng trong yến
Yến sào là gì? Được biết đến là một trong những loại thượng dược quý hiếm nên tất nhiên ta không còn nghi ngờ gì về thành phần có trong loại thượng dược này. Dựa trên nhiều công trình nghiên cứu thì người ta đã phát hiện ra hàng loạt dưỡng chất quan trọng
với hơn 30 nguyên tố vi lượng và các axit amin.
Cụ thể là Glycine, Valine, Leucine, Isoleucine, Threonine, Methionine, Proline, Acid aspartic, Phenylalanine, Histidine, Lysine, Tryptophan, L-arginine.
Tác dụng khi uống nước yến sào thường xuyên
- Kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng và giúp tiêu hóa tốt hơn
- Bảo vệ cơ quan hô hấp, tránh bệnh suy nhược hô hấp, hen suyễn
- Giúp trí nhớ tốt hơn, giảm stress đầu óc và giữ tinh thần không bị stress
- Tăng hệ miễn dịch, bổ sung năng lượng, chống ý nhược cơ thể
- Hỗ trợ làm đẹp da, chống lão hoá và kiểm soát các hắc sắc tố melanin
- Giảm cân, chống bệnh béo phì
- Tăng cường sinh lý cho nam và nữ
- Cung cấp canxi giúp xương khớp ngày càng chắc khỏe
- Lưu thông khí huyết, bổ máu
- Là vị thuốc tốt cho phụ nữ mang thai và người mới bệnh dậy
>> Xem thêm các tác dụng khác của yến sào
Hướng dẫn cách chế biến tổ yến tại nhà
Từ xưa đến nay, yến luôn được con người sử dụng vì lợi ích cho sức khoẻ, vì vậy không thiếu những cách làm món từ yến mà con người có thể dùng đến.
Yến chưng đường phèn
Nguyên liệu:
- Yến tinh chế
- Đường phèn
- Gừng
Công thức thực hiện:
- Bỏ tổ yên vào một tô nước sạch và ngâm đến khi mềm hẳn ra
- Sau đó tiến hành làm sạch lông yến còn sót
- Bỏ hết vào trong thố nước rồi đậy kín nắp
- Để thố yến vào nôi, vặn lửa và chưng cách thuỷ
- Khi nước trong nồi sôi thì bỏ thêm đường phèn và gừng thái sợi vào và có thể sử dụng
Yến sào chưng hạt sen
Nguyên liệu:
- Yến tươi
- Hạt sen
- Đường phèn
- Gừng thái sợi
Cách làm:
- Rửa sạch hạt sen, đem đi hấp chín và ngâm vào nước lạnh
- Giã nhỏ đường phèn đánh tan với nước sôi để nguội
- Cho hạt sen, gừng và yến vào chưng cách thuỷ
- Khi chín thì tiếp tục canh chỉnh và bỏ thêm đường vào
>> Tham khảo cách nấu nha đam đường phèn
Những thắc mắc khi dùng yến sào
Liều lượng sử dụng yến hợp lý là bao nhiêu ?
Dù nhiều dưỡng chất hưng không đồng nghĩa với việc nên dùng càng tốt. Và trong đó, tránh dùng cho trẻ còn quá nhỏ dưới 1 tuổi vì trẻ có đường tiêu hóa còn yếu.
- Trẻ từ 1 – 3 tuổi: 1g yến khô/lần
- Trẻ trên 3 tuổi: 3g yến khô/lần
- Phụ nữ mang thai 3 – 7 tháng: 5g yến/lần
- Phụ nữ mang thai 8 – 9 tháng: 7g yến/lần
- Người mới ốm dậy: 5g yến/lần
- Người già: 3g yến/lần
Thời điểm vàng nên dùng yến sào?
Để cơ thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất có trong yến thì các chuyên gia khuyên chúng ta nên dùng vào buổi sáng hoặc tối. Bạn có thể kết hợp hêm nhiều nguyên liệu khác để món ăn thêm nhiều dinh dưỡng hơn.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng nên quan sát, nếu phát hiện yến có màu vàng nhạt thì nên cẩn thận hơn. Đây có thể là do quá trình trộn tinh bột, trứng và một số hoá chất kem an toàn. Vì vậy bạn nên cân nhắc kĩ hơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Làm thế nào để bảo quản được tổ yến tốt nhất?
Mỗi loại yến khác nhau lại có một cách bảo quản riêng. Đối với loại yến thô chưa qua chế biến thì chỉ cần đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Yến tươi thì bỏ vào ngăn đông, còn loại yến đã rút lông thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Giá tổ yến sào là bao nhiêu?
Dựa trên đặc điểm sinh sống và hàm lượng dinh dưỡng có trong từng sợi yến, giá của loại tượng dược này không hề thua kém nhân sâm hay đông trùng hạ thảo.
- Yến vụn: 2.000.000.đ 1 lạng
- Yến thô: 2.700.000 1 lạng
- Yến tinh chế: 2.900.000 1 lạng
- Yến rút lông: 3.400.000 1 lạng
Yến sào mang đến cho người dùng nhiều nguồn dinh dưỡng bổ ích. Thế nhưng không phải lúc nào cũng dùng được. Và trên thực tế thì nó không thích hợp cho người bị viêm gan, đau bụng, viêm đường tiết niệu, bị lạnh bụng, cảm mạo,…Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ và chú ý chọn những địa điểm uy tín để sở hữu cho mình một loại yến chất lượng, nên ưu tiên loại yến tự nhiên.