Lá lốt có tác dụng gì? là chủ đề được nhiều người thắc mắc và thảo luận dạo gần đây. Có rất nhiều loại thảo dược mà bạn có thể dùng để bổ sung sức đề kháng cho cơ thể, trong đó có lá lốt. Có lẽ không phải ai cũng biết, cây lá lốt cũng là một bài thuốc hay chữa bách bệnh. Công dụng của lá lốt là gì? Viet Fresh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Giới thiệu về lá lốt
Trước khi giải đáp cho câu hỏi Lá lốt có tác dụng gì?, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin tổng quan về đặc điểm, cách nhận biết cây lá lốt. Cây lá lốt (hay còn gọi là cây lá lốp) là loại cây thân thảo thuộc họ hồ tiêu, có tên khoa học là Piper lolot. Loài cây này sinh trưởng mạnh mẽ nhất ở những nơi mát mẻ, có bóng râm kết hợp ánh nắng mặt trời.
Đặc điểm lá lốt
Cây lá lốt là loài cây được trồng để hái lá ép nước, giã thuốc,… Thân cây được chia thành nhiều nhánh nhỏ rất mềm. Lá lốt thường mọc đơn lẻ, có hình dạng tựa như trái tim, nhiều gân nhỏ rên phiến lá, lá mịn và bóng. Ngoài ra, cây lá lốt còn có hoa màu trắng thường thấy mọc cùng với lá. Người ta phân biệt lá lốt với các loại lá tương tự nhờ mùi thơm đặc trưng.
Nguồn gốc của lá lốt
Người ta phát hiện lá lốt ở các nước Đông Á, chủ yếu là Lào, Việt Nam, Campuchia. Ở nước ta, cây lá lốt thường được thấy mọc dại ở các tỉnh khu vực miền Bắc. Nhiều người đã sử dụng và có thể trả lời được câu hỏi Lá lốt có tác dụng gì?
Thành phần dinh dưỡng của lá lốt
Công dụng của lá lốt có thể được suy luận ra từ các giá trị dinh dưỡng của các vi chất có trong lá lốt. Lá lốt cũng như bao loại cây ăn lá khác, chứa rất nhiều khoáng chất, vitamin, các hợp chất bổ dưỡng khác, đem đến cho bạn sức khoẻ tuyệt vời, có thể kể đến các thành phần như sau trong mỗi 100 gam lá lốt:
- Chất benzyl axetat được tìm thấy trong rễ lá lốt
- Chất alkaloit và beta-caryophylen từ lá và thân
- Dưỡng chất khác
- Năng lượng: 39 kcal
- Nước: 86,5g
- Canxi: 260mg
- Protein: 4,3g
- Vitamin C: 34mg
- Chất xơ: 2,5g
- Photpho: 980mg
- Sắt: 4,1mg
Lá lốt có tác dụng gì?
Các bác sĩ Đông y nhận định rằng cây lá lốt có vị nồng, tính ấm và chống hàn, dùng làm thảo dược chữa bệnh rất hiệu quả, đặc biệt là với người mắc bệnh lí về xương khớp. Vậy lá lốt có tác dụng gì nữa hay không? Hãy cùng điểm qua các công dụng của lá lốt dưới đây:
Công dụng của lá lốt
Lá lốt là một nguyên liệu dễ kiếm, chi phí không đắt đỏ mà lại đầy dưỡng chất tốt cho sức khoẻ. Vậy lá lốt có tác dụng gì? Bạn không thể bỏ qua các công dụng của lá lốt, chẳng hạn:
- Hỗ trợ đắc lực các bệnh lí xương khớp
- Cải thiện tình trạng tiêu chảy, táo bón
- Chữa đau đầu, nôn mửa
- Han chế đau, chảy máu chân răng, viêm lợi
- Tăng chức năng thận
- Điều trị phù nề, phù thũng
- Chữa rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu
- Kiểm soát tuyến mồ hôi
Tác dụng của lá lốt với đàn ông
Trong lá lốt có hoạt chất chống viêm nhiễm, giảm đau, hỗ trợ tuần hoàn máu cực kì tốt. Vậy nên, tác dụng của lá lốt với đàn ông là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong việc hỗ trợ sức khoẻ sinh lý cho phái mạnh.
- Chức năng lưu thông máu của lá lốt có thể giúp bổ thận tráng dương, giúp phái nam có thể tự tin hơn
- Đặc tính chống viêm nhiễm, giảm đau của lá lốt rất mạnh nên nhờ nó có thể ngăn chặn rủi ro viêm nhiễm dương vật
- Tác dụng của lá lốt với đàn ông còn bao gồm đảm bảo chất lượng tinh trùng vì lá chưa rất nhiều Vitamin, kali, canxi,…
>>> Tham khảo thêm Sâm cau đen điều trị bệnh yếu sinh lý
Tác dụng phụ nên tránh
Được xem như là loại thảo dược công dụng mạnh, đặc biệt là tác dụng của lá lốt với đàn ông nhưng vẫn có những điểm hạn chế, bạn nên lưu ý những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra từ việc lạm dụng liều lượng lá lốt vì như vậy sẽ không tốt cho cơ thể mà ngược lại còn gây mệt mỏi và tệ hơn là hậu quả khó lường nữa đấy:
- Ăn quá liều lượng cho phép dẫn đến các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như khó tiêu, đầy bụng, ợ chua,… Con người được khuyến khích sử dụng từ khoảng 100 gam lá lốt trở xuống để phát huy hiệu quả nhất công dụng của lá lốt
- Phụ nữ đang cho con bú không nên sử dụng nhiều lá lốt, sẽ gây loãng sữa, không đủ chất dinh dưỡng cho con, thậm chí bị tắc sữa
- Người hay bị nóng gan, nhiệt miệng nặng, đau dạ dày không nên dùng lá lốt vì sẽ khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn
Các bài thuốc xương khớp hữu hiệu từ lá lốt
Nhiều người được truyền tai về các bài thuốc lá lốt trị xương khớp truyền thống hiệu quả, vậy công dụng của lá lốt sẽ như thế nào trong các phương thuốc lưu truyền trong dân gian từ xa xưa này?
Lá lốt có tác dụng gì? Lá lốt ngâm chân
Rửa sạch 30 gam lá lốt tươi, phơi ráo nước và bỏ vào nước, đun sôi khoảng 4-5 phút. Hoà loãng một ít muối với nước ấm rồi dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân. Ngâm cho đến khi nước nguội. Nếu bạn tìm được lá lốt già, thân hay rễ thì sẽ càng tốt vì nhiều dưỡng chất hơn, tuy nhiên thời gian đun sôi sẽ kéo dài đến tầm 15 phút nhé.
Công dụng của lá lốt ngâm rượu
Một bài thuốc khác là ngâm rượu trắng với cả thân và rễ của cây lá lốt. Rửa sạch thân, rễ rồi thái nhỏ và ngâm, 1 tháng là khoảng thời gian lí tưởng mà thuốc ngâm tốt nhất. Ngâm rượu với lá lốt có tác dụng gì? Sử dụng nước này mát xa ở vùng xương đau, duy trì xoa bóp mỗi ngày sẽ hỗ trợ bệnh xương khớp của bạn thuyên giảm đáng kể đấy.
>>> Xem thêm 6 Loại Nước tốt cho xương khớp
Công dụng của lá lốt lấy nước
Phơi khô 5 – 10 gam lá lốt hoặc sử dụng 30 gam lá tươi sắc thuốc như bình thường khoảng 2 lần. Có thể chia nước sắc lá lốt thành 2-3 phần, nên uống sau bữa ăn tối, triệu chứng đau nhức sẽ giảm hiệu quả trong vòng 2 tuần.
Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin giải đáp thắc mắc của bạn về lá lốt có tác dụng gì, công dụng của lá lốt được phát huy như thế nào trong các bài thuốc dân gian. Hãy nhớ vị thuốc này sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn khi gặp phải các bệnh tình nan giải kia nhé!