Sương sáo là món ăn không thể thiếu mỗi khi tiết trời trở nên nắng nóng. Đây được xem là thành phẩm được lấy từ một loài cây rau cùng tên phổ biến tại miền Tây Việt Nam. Hãy cùng Việt Fresh tìm hiểu về lợi ích, xuất xứ và cách làm món ăn tuổi thơ này ngay bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của cây sương sáo
Một số nơi không có cây sương sáo, họ chỉ sử dụng bột khô là chủ yếu. Vì vậy Khá ít người biết đến đặc điểm nhận dạng của loài cây này.
Cây sương sáo là cây gì?
Cây sương sáo được người dân gọi với cái tên quen thuộc là cây thạch đen, cây thuỷ cẩm. Còn trong giới hoa học thì được biết đến là Mesona chisnensis Benth. Sương sáo có thân thảo phủ đầy lông, lá hình dạng quả trứng, thuôn dài, mép lá có răng cưa và mọc đối xứng với nhau. Còn hoa tương đối nhỏ, thường mang màu trắng hoặc hồng nhạt, Vào mùa thu hoặc sang đông, cây sẽ bắt đầu ra quả.
Đây là loài cây mọc hoang trong thiên nhiên, ngày nay thì được con người trồng cấy. Và địa điểm nhiều sương sáo nhất hiện nay chính là miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
>> Sử dụng nước sương sáo hạt é – vị ngon giải nhiệt ngày hè
Quá trình thu hoạch
Cây được thu hoạch quanh năm, nhưng để đạt đến hàm lượng dưỡng chất cao nhất thì người ta chủ yếu thu hái vào mùa mưa. Bộ phận mà con người sử dụng là thân và lá cây. Sau đó chúng được đem đi phơi khô để tạo thành nguyên liệu dùng trong ẩm thực hoặc thành phần trong các bài thuốc.
Giá trị dinh dưỡng
Cây sương sáo có chứa hoạt chất pectin – một chất tạo gel giúp cho nước sau khi được nấu lên sẽ đông lại. Đồng thời thành phần chính là canxi và các loại vitamin quan trọng. So với những loại rau thông thường thì loài cây này chứa rất nhiều chất xơ giúp con người sử dụng thoải mái không lo tới vấn đề tăng cân.
Những người nên dùng
- Đối tượng bị huyết áp cao, nóng gan, tiểu đường
- Đối tượng thường xuyên uống bia
- Cơ thể đang bị cảm mạo
- Bệnh nhân bị viêm thận, viêm khớp cấp tính
Dù là một loại cây lành tính, nhiều dinh dưỡng nhưng bạn cần chú ý kĩ hơn khi sử dụng chung với các thành phần thảo dược khác. Đặc biệt là mật ong, theo nhiều người thì mật ong khi gặp sương sáo sẽ biến thành độc tố gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.
Trồng cây thạch đen đúng cách
- Chọn một cành khoẻ mạnh ở một cây đã trồng lâu năm
- Xới đất tơi xốp, có thể cho thêm một ít phân bón
- Cắm thẳng cành xuống đất, thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho đất
- Sau 2 tuần thì cành bắt đầu đâm rễ, chú ý quan sát và chăm sóc đúng cách
Công dụng của cây sương sáo
- Được xem là vị thuốc trị bệnh tiểu đường hiệu quả trong giới đông y
- Giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, là thực phẩm thích hợp làm giảm cơn sốt khi bị cảm mạo
- Tốt cho đường huyết, ngăn chặn được triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, nôn mửa, say nắng
- Là vị cứu tinh của nữ giới, đặc biệt là chị em tới tuổi mãn kinh. Sương sáo chứa nhiều chất chống oxy hóa ngăn chặn tình trạng hình thành nếp nhăn, thâm nám và mụn trên da. Giúp da thêm trắng sáng và mịn màng hơn
- Chất xơ trong cây sương sáo là thành phần quan trọng hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động bình thường, trị chứng táo bón, tiêu chảy, rối loạn đường ăn uống,…
- Hàm lượng canxi dồi dào bổ sung giúp xương khớp chắc khỏe
- Nhờ thành phần diệp lục tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và tạo thành bức màng bảo vệ ngăn chặn sự tấn công từ vi khuẩn
Nhờ những tác dụng này, ngày càng có nhiều bài thuốc chữa bệnh từ sương sáo mà mọi người có thể sử dụng thay thế cho các loại thuốc kháng sinh khác.
- Thuốc trị tiểu đường: rau đắng đất khô, cây sương sáo khô, rung rúc sắc thành nước uống
- Thanh lọc, mát gan: lá sương sáo, cây thù lù, râu bắp, lá dứa sắc lấy nước
- Trị cảm mạo: Chỉ cần đun sôi lá sương sáo khô để lấy nước uống
So sánh sương sáo, sương sa và sương sâm
Dù là những loài cây khác nhau nhưng với đặc tính tự đông khiến nhiều người nhầm lẫn giữa 3 loại cây là sương sáo, sương sâm và sương sa. Hãy nhận biết từng đặc điểm của chúng để sử dụng đúng cách trong đời sống hằng ngày.
Sương sáo
- Nguyên liệu sử dụng là thân và lá cây
- Có thể dùng chung với một số món ăn khác như chè, nước cốt dừa, tinh dầu chuối
- Cách chế biến là chỉ cần dùng lá khô hoặc tươi và xay để lấy nước cốt
Sương sâm
- Sử dụng dây và lá để chế biến thành món ăn
- Cách sử dụng tương tự như cây sương sáo, nó có thể bỏ vào trong chè hoặc ăn riêng với đậu xanh, nước cốt dừa
- Để có được sương sâm chỉ cần giã nát lá , chắt bỏ cặn và dễ đông tự nhiên tầm 1 – 2 tiếng
Sương sa
- Nguyên liệu tạo nên sương sa là rong tảo biển
- Là thành phần thường thấy trong các món chè, món sương sa hạt lựu hoặc ăn không cùng nước đường
- Cách chế biến khác hơn so với 2 loại trên. Cần rửa sạch rong tảo biển bằng nhiều nước, bắt lên bếp đun sôi, sau khi để nguội thì nó sẽ đông lại
Hướng dẫn các cách làm sương sáo chuẩn vị tại nhà
Sương sáo là loại cây có tính đắng nên nếu không biết cách chế biến rất dễ làm cho món ăn có vị đắng khó chịu. Ta có thể tạo ra thạch sương sáo bằng nhiều cách khác nhau như làm từ bột, lá tươi hoặc khô. Phù thuộc vào từng sở thích của mỗi người mà dùng nguyên liệu sao cho phù hợp.
Công thức làm sương sáo khô truyền thống
Trước khi cây bắt đầu nhú nụ, người ta sẽ lấy hết lá tươi rồi mang đi phơi nắng. Sau khi trải qua nhiều lần phơi, lá sẽ được để nguyên hình dạng ban đầu hoặc xay nhuyễn thành bột mịn rồi đựng vào hũ kín để dùng dần.
Nguyên liệu:
- Sương sáo khô
- Bột năng
- Nước lọc
Cách làm:
- Cho lá sương sáo khô vào nước và ngâm trong vòng 5 phút để nó mềm hẳn, sau đó mang đi rửa sạch
- Bỏ sương sáo vào chậu nước, vò cho đến khi hết nhớt
- Lấy phần nước đem lọc qua rây để loại bỏ hết cặn
- Sau đó đổ vào nước lọc và bắt lên bếp để đun sôi
- Trong thời gian này cần đánh tan bột năng với nước để đổ vào nồi
- Cuối cùng là chỉ cần để nguội, bỏ vào ngăn mát tủ lạnh là ta đã có ngay một món sương sáo dẻo mềm
Giải nhiệt bằng lá sương sáo tươi
Mọi người ngày nay chỉ dùng bột pha sẵn hoặc lá khô vì độ tiện lợi nhưng thực chất thì loại tươi tốt hơn rất nhiều. Chỉ cần chuẩn bị 1 kí lá tươi, rửa sạch với nước và bỏ vào nồi để nấu sôi. Khi thấy ra dịch nhầy thì tắt bếp và lọc bỏ bã.
Cho bột sắn và nước vào nước sương sáo, đun lại lần nữa, nên nhớ chỉ vặn lửa nhỏ. Khuấy đều tay cho đến khi nước đong lại là bạn đã có ngay cho mình những miếng thạch mát lạnh, bổ dưỡng.
Cách chế biến bột sương sáo
Nguyên liệu:
- Bột sương sáo
- Đường
- Nước lọc
Cách chế biến:
- Cho một ít đường vào trong bột, không đổ quá nhiều để không ảnh hưởng đến cân nặng
- Đổ hết hỗn hợp vào nồi và ngâm tầm 5 phút
- Sau đó tiến hành đun nóng đến khi thấy bột sệt lại
- Đổ ra khuôn và tạo hình nếu muốn
Hướng dẫn làm sương sáo nước cốt dừa, hạt é
Nguyên liệu:
- Thạch sương sáo
- Sữa tươi
- Đường
- Nước cốt dừa
- Nước đường
- Hạt é
- Bột năng
- Gia vị
>> Xem thêm công thức nấu nước nha đam hạt chia cực hấp dẫn
Cách chế biến:
- Ngâm hạt é vào nước để chúng nở ra hết, còn bột năng thì đem đi hoà tan với nước
- Bắt một nồi nước có đường trong đó, khi đường tan hết thì cho hỗn hợp vào và khuấy đều tay ( nên đổ bột từ từ để bột không bị vón cục )
- Tiếp theo là cho thêm nước cốt, muối và sữa tươi nấu them tầm 10 phút
- Khi nước sôi lại chúng ta có thể để đông rồi sử dụng
Sương sáo bao nhiêu calo? Một số vấn đề cần chú ý
- Không dùng quá 15 lá sương sáo tươi mỗi ngày, tùy vào thể trạng và chứng bệnh của mỗi người mà dùng liều lượng cho phù hợp
- Sương sáo kỵ với người bị khí hư, âm hư và không an toàn đối với trẻ có độ tuổi quá nhỏ
- Sương sáo đã bị nấm mốc chứa một lượng độc tố rất lớn, vì vậy không được sử dụng và cần bảo quản kĩ hơn
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn biết được đặc tính và cách nấu sương sáo không bị đắng. Để an toàn thì học ngay cách bảo quản và chỉ nên chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được phân bố bới địa chỉ uy tín.
Công Ty Cổ Phần Việt Fresh International
Địa chỉ: số 1C đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa Phú Lâm, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 090 626 9190
Website: https://befresh.vn/
Gmail: info@thucphamviet.vn
Fanpage: Việt Fresh – Thức Uống Vì Sức Khỏe Việt