Thảo mộc là cái tên thường gặp trong các bài thuốc chữa bệnh truyền thống của dân gian. Dù có sự xuất hiện của các dạng thuốc tây y những nguyên liệu này vẫn được mọi người ưa chuộng. Trong đó khả năng được công nhận nhiều nhất chính là tác dụng trị bệnh ngoài da, chống ung thư, bảo vệ tim, gan, thận. Với mức độ phổ biến khắp nơi, dễ kiếm, dễ sử dụng, dây được đánh giá là nhóm thực phẩm tự nhiên tốt nhất cho đến hiện tại.
Đặc điểm của thảo mộc?
Thảo mộc là gì?
Thảo mộc là tên gọi chung của những loại cây có đặc tính thơm và chứa các thành phần có thể làm thuốc. Chúng được sử dụng để chế biến thành những sản phẩm có lợi phục vụ cho đời sống con người bao gồm làm gia vị nêm nếm, thành phần trong nước hoa, nguyên liệu trong thuốc bắc.
Môi trường sống của các loại thảo mộc rất rộng, dễ dàng bắt gặp như ngò tây, húng quế, xạ hương, hương thảo,…Tuy nhiên bạn nên phân biệt rõ giữa nhóm này và gia vị. Bởi vì thảo mộc chỉ sử dụng phần lá chứ không bao gồm gốc, thân hay rễ.
Công dụng của thảo mộc đối với sức khỏe
- Bên trong các loại thảo mộc chứa rất nhiều chất chống oxy hoá và vitamin giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus
- Khả năng chống viêm hiệu quả, từ đó chữa bệnh viêm khớp dạng thấp hay viêm loét dạ dày
- Một vài cây trồng kiểm soát được lượng đường trong máu để chống mắc các bệnh về tim mạch
- Cải thiện trí nhớ, là vị thuốc cần bổ sung cho bê4jnh nhân bị alzheimer
- Nó tham gia vào việc phá huỷ cấu trúc của các tế bào gây bệnh ung thư
- Hỗ trợ làm đẹp da, giúp da trắng sáng, không lão hoá thông qua nhiều cách như uống bên trong hoặc dùng ngoài da
- Người ta thu được một lượng tinh dầu có trong các loại cây thảo mộc. Và nhờ dưỡng chất này mà giúp răng tóc chắc khỏe, không gãy rụng, sâu bệnh, kích thích tóc mọc dịch. So với những dòng kem đánh răng thì thảo mộc lại là chất làm trắng vượt trội hơn hẳn mà không khiến răng ê buốt
- Bên cạnh đó, tác dụng chính của cây này là làm vị thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền. Cụ thể là bệnh hen suyễn, suy nhược thần kinh, viêm phế quản, tiêu chảy, nhiễm trùng, viêm da cơ địa, huyết áp thấp
>> Tham khảo công dụng và cách dùng cây nha đam
Tổng hợp các loại thảo mộc nên trồng tại nhà
Thay vì để cơ thể tổn thương bởi quá trình điều trị bằng thuốc tây y nồng độ mạnh thì chúng ta nên trồng ngay các loại thảo mộc dưới đây. Đây sẽ là vị thuốc hữu hiệu giúp điều trị kịp thời và nhanh chóng khi gặp các vấn đề bất ổn về sức khỏe.
Bạc hà
Bạc hà là loại rau quen thuộc trong các bữa ăn gia đình. Với đặc tính chính là tươi mát giúp trị bệnh nóng gan, thải độc. Đối với loài cây này, chúng ta có thể dễ dàng trồng tại nhà và chỉ cần tưới nước mà không cần tốn nhiều thời gian chăm sóc thì cây vẫn phát triển tốt.
Nguyệt quế
Với vẻ ngoài thu hút và sức sống mãnh liệt, nguyệt quế là một trong những loài thực vật đáng để trồng tại nhà. Đặc điểm của loại cây này là thân gỗ thẳng, lá dài, hình bầu dục, hoa trắng thơm và nở quanh năm. Để cây phát triển tốt thì không nên đặt ở trên cửa sổ mà để nơi thoáng khí, có ánh nắng mặt trời. Phun sương thường xuyên và chăm bắt sâu bệnh đẻ nhanh chóng tận dụng dưỡng chất của nó.
Ngò tây
So với những loại rau còn lại thì ngò tây không cần quá nhiều ánh nắng mặt trời nhưng lại khó trồng nhất. Ngò tây có màu xanh đậm, được trồng nhiều nhất ở các nước châu Âu. Bên trong có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào gồm Vitamin và khoáng chất như vitamin E, B, Protein, Sắt, Natri.
Được chia làm 2 loại là ngò tây lá thẳng và lá xoăn với công dụng chính là trị chứng khó tiêu và kích thích vị giác hiệu quả.
Xạ hương
Xạ hương có giá trị cao nhất trong các loại thảo mộc. Nhìn vẻ ngoài khá nhỏ bé nhưng mùi thơm và hương vị lại rất mạnh. Là nguyên liệu đi đôi với các món ăn mặn, đặc biệt là thịt bò. Điều kiện cần thiết để trồng được cỏ xạ hương là trồng ở nơi khô ráo nhiều nắng.
Khi cây lớn nên cắt bớt thân cây để cây phát triển tốt, đồng thời loại bỏ những bông hoa để cây thơm mùi hơn. Ngoài công dụng chính là nấu ăn thì cỏ này còn có tác dụng giảm đau họng, tăng cường sức lực và giải tỏa căng thẳng.
Húng quế
Húng quế xuất hiện nhiều ở các vùng quê, hay gọi với cái tên quen thuộc là húng chó. Thuộc loại cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc đối xứng kèm theo cuống có màu xanh lục. Thành phần được cho là tốt nhất trong cây húng quế chính là tinh dầu, có vị cay nồng nên được dùng trong ăn uống và các phương thuốc chữa bệnh trong đông y.
Với đặc tính ưa ẩm, không ưa nắng, bạn nên trồng húng quế ở khu vực có bóng râm và nên trồng trong chậu. Nếu bạn thường xuyên bị táo bón, đau nhức xương khớp, ho lâu năm thì nên suy nghĩ đến việc sử dụng rau húng quế.
Lá hẹ
Được biết đến là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, lá hẹ thường xuyên sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn quen thuộc trong các bữa ăn gia đình. Theo các nghiên cứu thì lá hẹ rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là ít calo và rất nhiều vitamin. Là nguồn bổ sung dưỡng chất dồi dào, giúp an thần, dễ ngủ. Tuy nhiên để hẹ có mùi hương đặc trưng thì không nên để cây ra hoa.
Có 2 cách để trồng hẹ là gieo bằng hạt hoặc dùng cây để trồng. Chỉ cần 1 lần gieo trồng là bạn đã tận dụng thu hoạch nhiều lần.
Hương thảo
Hương thảo có một hình dáng độc nhất vô nhị so với các loại thảo mộc khác. Đặc điểm nhận dạng là thân nhỏ, nhiều nhánh, lá dẹp màu xanh sẫm. Hoa hương thảo khá dễ chịu giúp không khí trong lành cho không gian sống. Đồng thời là giải pháp giải tỏa căng thẳng, đuổi côn trùng hiệu quả.
Thuộc nhóm thảo mộc khó trồng trong nhà nên chúng ta cần đảm bảo đủ các yếu tố sau đây:
- Luôn đảm bảo độ thông thoáng cho cây trồng
- Để cây hấp thụ nhiều ánh nắng trong vòng 8 giờ đồng hồ
- Trồng ở nơi có độ ẩm nhưng không để bị úng
Kinh giới
Với vẻ ngoài khá giống tía tô nên khiến không ít người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên đây là 2 loài cây hoàn toàn khác nhau. Kinh giới thuộc họ hoa môi thường mọc hoang ở những vùng đồi núi hoặc bờ sông.
Thân thẳng, hoa nhỏ có màu tím hơi nhạt và thường tập trung thành cụm ở đầu cành. Hương vị đặc trưng của kinh giới là thơm, cay và hơi đắng nhẹ.
Muốn trồng tại nhà thì chỉ cần chuẩn bị một hạt giống thật tốt, ủ trong hỗn hợp phân đa năng không đá để thoát nước tốt hơn. Không quên phun sương và để ý đến tình trạng sâu bệnh của cây để xử lý kịp thời.
Phong lữ thảo
Phong lữ thảo ( cây phong lữ ) có thân thảo hoá gỗ tròn. Xung quanh thân có lông tơ bao bọc, kể cả lá. Hoa phong lữ khá bắt mắt, 5 cánh và đủ màu sắc mang nhiều có nghĩa như màu sẫm u sầu, màu đỏ an ủi, màu tím sầu muộn, màu hồng ngọt ngào. Không nhiều chức năng chữa bệnh như các loại thảo mộc khác nhưng lại là món quà tặng đặc biệt trong những dịp lễ, còn là nguyên liệu để tạo nên nước hoa.
Điều kiện nuôi trồng phong lữ thảo:
- Đất tơi xốp, nhiều dinh dưỡng và thoát nước tốt
- Ua ẩm, nên tưới nước thường xuyên
- Không để cây nhiều giờ dưới ánh nắng
- Bón phân cho cây tuần 2 – 3 lần sau khi cây lớn
- Ưu tiên nhiệt từ 16 – 28 độ C
Hướng dẫn cách trồng thảo mộc cho người mới
Để trồng được một loại thảo dược tại nhà không khó, tuy nhiên quy trình chăm sóc cũng không hề đơn giản. Trước tiên muốn trồng bất kì một loại cây nào thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ nhất. Đồng thời chọn không gian nuôi trồng phù hợp.
- Không gian trồng rộng rãi, thoáng mát, nhiều ánh sáng tự nhiên
- Nhóm đất có độ PH phù hợp
- Chọn giống hạt tốt, đạt chất lượng, nếu là cây trồng thì phải là cây không bị sâu bệnh
- Chăm sóc thường xuyên và để ý mọi sự thay đổi bất ổn trên cây để xử lý kịp thời
- Tái sử dụng các hộp đựng bằng nhựa để bảo vệ môi trường, ưu tiên thùng các – tông để ủ hạt
- Với sức sống mãnh liệt vốn có của thảo mộc thì người trồng không cần dùng đến phân bón hoá học
- Liên tục thu hoạch lá hoặc cắt tỉa cành để cây ra lá nhanh hơn
- Có thể đổi vị trí của chậu cây nếu cây không thích điều kiện môi trường đang sống
Với những lợi ích mà thảo mộc mang lại, bạn nên trồng ít nhất một loại cây thảo mộc trong nhà của mình. Dù tốt đến đâu thì việc lạm dụng quá nhiều thảo mộc cũng không phải là vấn đề tốt. Bởi trong nhóm này có chứa axit aristolochic sẽ ảnh hưởng đến thận và sức khoẻ của những đối tượng bị bệnh huyết áp hay phụ nữ mang thai. Nên sử dụng đúng cách, đúng liều lượng để bảo vệ sức khoẻ mỗi ngày.