Mặc dù là loài cây dân giã nhưng nha đam lại là là nguyên liệu vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Ngoài việc chế biến thành món ăn, cây nha đam còn có tác dụng làm đẹp và nhiều lợi ích chữa bệnh khác. Cùng Việt Fresh tìm hiểu các đặc điểm của loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!
Nguồn gốc và quá trình hình thành cây nha đam
Nha đam là gì?
Nha đam còn được gọi là lô hội, là loại cây trồng có nguồn gốc từ Bắc Phi. Khi được du nhập vào Việt Nam, nó lại trở thành nguồn kinh tế có năng suất cao của Ninh Thuận, Bình Thuận.
Thành phần được sử dụng chính là chất gel bên trong. Chất gel này thực chất là một dung dịch đặc, nhầy, trong suốt. Chúng ta có thể tự lấy gel ở nhà hoặc tận dụng những loại gel lô hội được công ty mỹ phẩm sản xuất. Nha đam được sử dụng để nấu chè, làm salad trộn, ăn cùng sữa chua, làm mặt nạ đắp mặt.
>> Xem thêm thành phần, công dụng của lá tía tô
Thành phần dinh dưỡng của gel lô hội
- Vitamin: Vitamin D, A, C, E và cả vitamin B12 có ích cho những người ăn chay
- Enzym: Oxidase, amylase, catalase, lipase phân giải chất béo trong dạ dày
- Khoáng chất: Canxi, natri, kali, mangan, magnesium, đồng, kẽm, crom và selen cần thiết cho quá trình trao đổi chất
- Đường: Tăng cường hệ thống miễn dịch và khử độc
- Lignin: Dưỡng da
- Chất saponin: Thanh lọc, thải độc
- Axit béo: Gồm cholesterol, campesterol, B.sisosterol và lupeol có tác dụng kháng viêm
- Axit salicylic: Kháng khuẩn.
- Acid amino: Bổ sung năng lượng
Đặc điểm thực vật
Thân ngắn hoá gỗ, nhỏ, lá không có cuống nhưng khá dày và mọng nước. Màu sắc của lá thay đổi từ xanh nhạt đến xanh đậm. Mép lá có răng cưa, có một vài giống cây mang đốm trắng trên thân lá.
Hoa nở vào cuối xuân hoặc đầu hè, kết thành pháo dài rất đẹp và chúng mọc rủ xuống đất. Trong tất cả các thành phần của nha đam thì hầu như chỉ có lá là được sử dụng. Và theo như ước tính hiện tại thì trên thế giới có 200 loại giống nha đam khác nhau, mỗi loại có mọt đặc điểm riêng biệt dễ nhận biết.
Cây lô hội mang ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt
Ngoài những lợi ích mang lại cho sức khỏe con người, nha đam theo phong thuỷ học thì là loài cây đại diện của sự may mắn, tài lộc. Bởi nha đam mang mệnh Mộc sẽ mang lại thịnh vượng cho gia chủ, sức sống mãnh liệt của cây còn tượng trưng cho sức sống bền bỉ, không ngừng phát triển. Phù hợp với những người tuổi Mộc và mệnh Hoả.
Theo các chuyên gia thì bạn nên trồng một chậu cây nha đam trong phòng sẽ giúp tinh thần thoải mái, ngủ ngon hơn.
Công dụng của nha đam đối với sức khỏe
Bộ phận quan trọng nhất nắm giữ nhiều chất dinh dưỡng chính là phần gel bên trong lá Theo nhiều nghiên cứu thì thành phàn này cải thiện hiệu quả các chứng bệnh ngoài da như vẩy nến, chữa lành các vết thương bằng cách cải thiện lưu thông máu. Song song với điều đó là tác dụng ngăn chặn sự hình thành của một số chứng bệnh thông thường khác. Cụ thể:
- Trị các bệnh ngoài da liên quan như vẩy nến, gàu, bỏng nhẹ, mụn, loét mụn rộp, cháy nắng
- Dưỡng ẩm, dưỡng trắng giúp da mềm mịn
- Làm chậm quá trình lão hoá của làn da như nếp nhăn, lỗ chân lông to
- Là dưỡng chất chăm da bị mụn không lo bị kích ứng
- Sự kết hợp của enzym và các chất chống oxy hóa ức chế nguy cơ tiết dịch tại dạ dày. Từ đó giúp dạ dày điều trị một số bệnh lý hay xảy ra
- Thu nhỏ lỗ chân lông, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập sâu vào bên trong
- Có khả năng hỗ trợ điều trị triệu chứng đau nhức xương khớp, sưng tấy
- Tiêu huỷ và kiểm soát lượng đường trong máu, từ đó hỗ trợ điều trị tiểu đường, cao huyết áp
- Đặc tính vị đắng, tính mát loại bỏ độc tố, thanh lọc cơ thể, bảo vệ gan khỏi chứng xơ gan cổ chướng
- Nhờ tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp hệ tiêu hoá ổn định, không bị rối loạn, ngăn ngừa táo bón và các bệnh về đường ruột
Tuy nhiên bạn cũng đừng quá chủ quan vì nha đam cũng có một số tác dụng phụ không thể tránh khỏi. Tuỳ thuộc vào từng cơ địa, lô hội có thể an toàn hoặc gây ra những phản ứng dị ứng. Khi các hoạt chất hoạt động quá mạnh sẽ gây bỏng nhẹ, khi bôi lên chỗ vùng bị nhiễm trùng, gel lô hội phá vỡ quá trình chữa lành vết thương và khiến da nhiễm trùng nặng hơn. Trong một số trường bạn bị nổi mề đay hoặc mẩn đỏ có thể là dao dị ứng nha đam mà ra.
Trồng cây nha đam sao cho hiệu quả?
Điều kiện trồng cây lô hội
- Chọn giống cây trồng phù hợp, không sâu bệnh. Có 3 loại giống mà bạn có thể tham khảo là nha đam thái có bẹ to, thân ngắn, chịu hạn rất tốt. Lô hội Mỹ kích thước nhỏ hơn loại Thái nhưng cũng khá lớn, chúng thường nhiều gai, ưa đất ẩm, thu hoạch muộn. Và cuối cùng là cây lô hội Việt Nam, kích thước cây nhỏ, nhiều đốm.
- Đất trồng đảm bảo độ tơi xốp, thoát nước tốt, có thể kết hợp với một số thành phần đá perlite, viên sỏi nhẹ…
- Chậu trồng chắc chắn, có đường kính từ 25-35cm và chiều cao 30-40cm trở lên
Trồng nha đam đúng cách
Trồng bằng lá:
Bước 1: Đặt giá thể vào chậu, đặt lá nha đam nằm trên bề mặt giá thể và dùng đất che đi một nửa
Bước 2: Đặt chậu ở nơi khô ráo, nhiều ánh nắng. Thường xuyên phun nơ giữ ẩm cho lá nhưng không để đọng nước mưa lại
Bước 3: Khi cây con hình thành, tiến hành bứng cây và trồng vào một chậu khác, sau đó chú ý chăm sóc để cây phát triển bình thường
Cách trồng bằng cây con:
Bước 1: Nhổ cẩn thận cây con từ cây mẹ, chú ý không ảnh hưởng đến cây mẹ và thận trọng trong từng thao tác để rễ không bị đứt gãy
Bước 2: Đào một lỗ trên chậu chứa đất, lấp cố định phần rễ, tránh không cho đất che bẹ lá sẽ làm cho lá bị úng thối
Bước 3: Bước tiếp theo là đổ một lớp sỏi trên mặt đất rồi tiến hành chăm sóc. Giữ đủ ánh nắng và độ ẩm cho cây
Hướng dẫn chăm sóc cây phát triển tốt
Muốn cây phát triển tốt thì cần đảm bảo đủ 3 bước sâu đây:
- Tưới nước: Thời gian ban đầu rễ cây rất yếu, chúng ta cần cung cấp đủ nước cho nó để rễ mau bám chặt vào đất và phát triển thành nhiều rễ con. Tưới nước mỗi ngày cho cây và giảm dần số lần tưới khi cây đã cứng cáp. Khoét một lỗ nhỏ dưới đáy chậu để nước thoát tự nhiên ra ngoài mà không lo bị ứ đọng
- Bón phân: Sau khi cây đủ 10 ngày tuổi hãy sử dụng phân hữu cơ để bón nhằm tăng dinh dưỡng cho cây
- Tiêu diệt sâu bệnh: Trong quá trình chăm sóc cây trồng, chú ý quan sát và loại bỏ những lá bị hư hỏng để tránh làm lây lan sang các lá khoẻ mạnh khác
Quá trình thu hoạch và nhân giống
Tuỳ vào từng loại giống cây trồng mà bạn chọn sẽ cho thời gian thu hoạch khác nhau. Thông thường người ta sẽ thu hoạch nha đam sau 1 năm trồng trong chậu, còn trồng trực tiếp ngoài đất thì chỉ cần 6-8 tháng. Khi thu hoạch chỉ lấy lá và giữ nguyên rễ để cây tiếp tục sinh ra lá mới.
Bật mí các cách làm gel lô hội không độc tại nhà
Gel lô hội là thành phần quyết định giá trị của nha đam. Tuy nhiên nó có thể trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng nếu bạn biết cách tạo ra chúng và sẽ biến thành chất độc nếu chúng ta không biết cách lấy gel và sử dụng nó với mục đích thích hợp. Tay vì dùng những chất gel không rõ nguồn gốc trên thị trường thì chị em có thể tự tay làm gel lô hội tại nhà.
Cách làm gel không cần máy xay
Với cách làm này bạn chỉ cần chọn ra các bẹ lá đẹp và không bị hư hỏng. Ưu tiên lá nhỏ nhưng đã già sẽ cho ra mùi thơm dễ chịu hơn. Dùng dao cắt bỏ rìa lá, sau đó tác đôi bẹ lá để thấy phần ruột gel trắng trong. Sử dụng một thìa nhỏ cạo hết lớp chất nhầy này vào chén, sau đó dằm nhỏ là có thể dùng được.
Làm gel bằng máy xay
- Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ: Lá nha đam, dao gọt, thìa nhỏ, máy xay sinh tố, lọ thủy tinh có nắp đậy, vitamin C
- Mang nha đam đi rửa sạch, sau đó đặt thẳng đứng để dịch vàng tiết hết ra ngoài
- Rửa lại phần dịch vàng một lần nữa, dùng dao lọc lấy phần gel bên trong
- Cho gel vào máy xay và xay nhuyễn cho đến khi thấy nổi bọt và hỗn hợp thu được phải sền sệt
- Cuối cùng là bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu dài
Công thức kết hợp gel lô hội và bã cà phê
Bộ đôi lô hội và cà phê được xem là hỗn hợp trị rạn da hữu hiệu giúp lưu thông máu và tạo độ khỏe mạnh, săn chắc cho làn da.
- Cho một ít nước ấm vào bã cà phê để được hỗn hợp sền sệt
- Đổ hết phần gel thu được vào cà phê và tiếp tục đánh đều
- Lấy hỗn hợp thu được thoa lên vùng da bị rạn. Massage nhẹ nhàng tầm 20 phút để dưỡng chất thấm hết vào bên trong.
- Cuối cùng là rửa sạch lại bằng nước ấm
- Kiên trì dùng 3 – 4 lần/ tuần để nhanh chóng thấy được kết quả
Giới thiệu nước nha đam mủ trôm
Dù nha đam được sử dụng chế biến thành nhiều sản phẩm nhưng có lẽ món nước làm từ nha đam mới là chân ái của người sử dụng. Trong đó nước nha đam mủ trôm là loại được yêu thích nhiều nhất.
Loại nước này hiện nay đang được ưa chuộng trên thị trường với dạng nước uống đóng chai thanh mát, kết hợp với mùi thơm của lá dứa và vị ngọt thanh của đường cát tạo thành thức uống bổ dưỡng vào ngày hè nắng nóng. Đây sẽ là loại nước thích hợp để dùng khi lao động nặng đổ nhiều mồ hôi, suy nhược cơ thể hay không có sức lực.
Để an toàn thì bạn nên chọn những nơi cung cấp uy tín, nguồn gốc sản phẩm rõ ràng và được chứng nhận bởi Bộ an toàn thực phẩm. Và đó là những điều kiện mà chúng ta nên chọn nước uống nha đam mủ trôm làm người bạn đồng hành.
>> Tìm hiểu về nước uống ti – to tắc ( nước uống vì sức khỏe của người Việt )
Chú ý khi sử dụng nha đam
- Tránh dùng nha đam cho phụ nữ mang thai và cho con bú vì nó sẽ khiến gia tăng nguy cơ bệnh bẩm sinh
- Khi uống nha đam có thể khiến trẻ em dưới 12 tuổi bị đau dạ dày hoặc tiêu chảy
- Nha đam ohuf hợp với bệnh nhân tiểu đường, nó có thể kiểm soát lượng đường trong máu nên chú ý theo dõi chỉ số này trong cơ thể
- Tránh xa mủ nha đam nếu bạn đang mắc phải bệnh viêm loét đại tràng, bệnh Crohn
- Lô hội khiến tình trạng bệnh trĩ trở nên tồi tệ hơn
- Lạm dụng lô hội trong thời gian dài sẽ làm cho thận bị tổn thương
- Tuyệt đối không bôi gel lên vùng da bị nhiễm trùng nặng hoặc có vết cắt quá sâu
Nha đam luôn là nguyên liệu thiên nhiên an toàn, hiệu quả dáng để chúng ta sử dụng. Tuy nhiên nếu bạn tự làm tại nhà với số lượng lớn mà không chất bảo quản thì nên để trong tủ đông dạng viên đá là có thể sử dụng lâu dài. bên cạnh đó nếu như bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc thì cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ. Vì chất lô hội có thể làm các loại thuốc kháng sinh trị lợi tiểu, tim mạch, loãng máu bị mất tác dụng.