Sâm cau đen là loại cây đã không còn quá xa lạ đối với những người chú ý đến việc chăm sóc sức khỏe. Mức độ phổ biến của loại thảo dược này xuất phát từ công dụng chữa bệnh nam giới và làm đẹp cho phụ nữ. Tuy nhiên không phải chị em nào cũng am hiểu hết về nó. Để giúp mọi người biết đến loại cây quý này nhiều hơn thì Việt Fresh sẽ chia sẻ các thông tin hữu ích qua bài viết dưới đây.
Sự khác biệt của sâm cau đen
Sâm cau đen là gì?
Sâm cau đen được khoa học gọi là Curculigo orchioides thuộc họ thủy tiên. Xuất hiện từ rất lâu và được người dân hay gọi là cây ngải cau, tiên mao, nam sáng ton, bồng bồng…
Thuộc nhóm sâm cau nên so với sâm trắng và sâm đỏ nó cũng có hình dáng, đặc điểm tương tự nhau. Sâm cau đen rừng là loại cây thân thảo ưa sáng và ẩm . Lá hình dạng giống lá cau, bẹ to mọc ra từ thân rễ. Rễ củ có vỏ bên ngoài màu đen, không phân nhánh.
Hoa sâm cau đen màu vàng giống hoa bí, hình trái xoan. Quả thuôn dài chúa hạt. Bộ phận được sử dụng chính là rễ. Bước vào thời điểm 10 – 11 hàng năm thì người ta sẽ tiến hành thu hoạch.
Một số địa điểm trồng nhiều sâm cau đen ở nước ta: Hòa Bình, Yên Bái, Sơn La, Ninh Bình, Tuyên Quang, Lào Cai,…
Đối tượng sử dụng sâm cau đen rừng
- Người hay xuất hiện các triệu chứng như đau lưng, mỏi gối, lưng lạnh, suy nhược cơ thể, da dẻ xanh xao
- Đối tượng có chức năng sinh lý yếu
- Người thường xuyên đau ốm, có sức khỏe yếu muốn bổ sung năng lượng
- Nam giới và phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, mãn kinh suy giảm nội tiết tố
Đối tượng không nên sử dụng
- Người hư yếu
- Cơ địa bị âm hư hỏa vượng
- Sử dụng thường xuyên
- Bệnh nhân bí tiểu
- Phụ nữ mang thai
- Trẻ em có độ tuổi quá nhỏ
Sâm cau đỏ và sâm cau đen loại nào tốt hơn?
Mỗi loại có một ưu nhược điểm khác nhau và tuỳ vào mục đích sử dụng mà chọn loại phù hợp.
- Sâm cau đỏ: ít độc, mùi vị thơm ngon, dễ uống
- Sâm cau đen: nhiều chất độc, uống quá nhiều hoặc dùng sai cách sẽ gây ra hiện tượng ngứa ngáy, mùi vị tương đối khó uống. Tuy nhiên về tác dụng chữa trị bệnh yếu sinh lý thì nó được đánh giá cao hơn
Công dụng của sâm cau đen tươi đối với sức khỏe
- Điều trị chứng xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh
- Phục hồi chứng yếu sinh lý giúp mối quan hệ vợ chồng được gắn kết
- Trị bệnh liệt dương ở nam giới, kích thích ham muốn tình dục
- Thanh lọc, thải độc, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch
- Giảm bớt căng thẳng, đau đầu, stress vì công việc và cuộc sống
- Là vị thuốc phục hồi sức khoẻ cho bệnh nhân bị chứng huyết áp thấp
- Ức chế sự di chuyển của các tế bào tự do, phòng chống bệnh ung thư
- Trị kém ăn, biếng ăn
- Sâm cau đen rừng có tác dụng trị ho, trĩ, đau bụng..
- Chữa các chứng bệnh ngoài da như vàng da, mụn nhọt, lở loét
Bên cạnh những lợi ích chữa bệnh, tốt cho gan, thận thì loại thảo dược quý này còn chứa một số tác dụng phụ không mong muốn mà người sử dụng cần chú ý nhiều hơn:
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
- Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi
- Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt
- Mất nước, gây khô họng
- Tăng nhiệt độ cơ thể, dẫn đến sốt cao, nóng người
- Táo bón, ăn uống không ngon
>> Tìm hiểu các tác dụng của sâm cau để chăm sóc sức khỏe
Hướng dẫn quy trình chế biến sâm cau đen rừng
Vì củ sâm dễ gãy nên trong quá trình đào, người ta sẽ phải thật cẩn thận, sử dụng cuộc lấy hết rễ nhưng không để vỏ bị trầy xước hay đứt gãy. Sau khi nhổ lên khỏi mặt đất cần tiến hành sơ chế để bảo quản sâm không bị hư hỏng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Củ sâm cau
- Rượu trắng
- Nước vo gạo
- Bình thuỷ tinh
Công thức thực hiện
- Bước 1 : Rửa sạch lớp đất bên ngoài củ sâm
- Bước 2: Ngâm trong nước vo gạo để đẩy độc tố ra ngoài
- Bước 3: Để sâm ráo nước
- Bước 4: Cho sâm vào bình đựng, đỏ vào rượu trắng theo tỉ lệ 1 sâm: 3 rượu
- Bước 5: Đậy kín nắp bình và sử dụng sau 3 tháng
Hy vọng với những nội dung chia sẻ trên đây của Việt Fresh sẽ đem lại cho mọi người được thông tin hữu ích về sâm cau đen. Dù là loại thảo dược nào thì việc chú ý trong quá trình chọn lựa và sử dụng là vô cùng quan trọng. Đến ngay với Việt Fresh để biết thêm những thức uống, thực phẩm bổ dưỡng nên có trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.